Nghi vấn xoay quanh các hệ thống phòng không S-500 của Nga
Mặc dù Nga đã thông báo đưa các hệ thống phòng không S-500 Prometheus vào sản xuất hàng loạt từ tháng 7 năm nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi về hệ thống phòng không với phạm vi phá hủy mục tiêu hiệu quả, lên tới 600 km này.
Sơ đồ thiết kế hệ thống phòng không tầm siêu xa S-500 “Prometheus” của Nga.
Các chuyên gia nước ngoài chú ý đến thực tế là hiện tại, chưa có bất kì thông tin cụ thể nào về hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Nga được công bố.
Các câu hỏi thường được bắt gặp như: “Nga nói rằng các hệ thống này đã được thử nghiệm thành công và khẳng định đây là hệ thống phòng không tầm xa với phạm vi chiến đấu lớn nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, S-500 thậm chí còn chưa được cho ra mắt. S-500 có thực sự tồn tại?” hay “Tại sao lại phải tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá hàng tỷ USD, trong khi Nga đơn giản chỉ cần nâng cấp hệ thống phòng không S-400?”
Video đang HOT
Bất chấp những nghi ngờ từ phía các chuyên gia nước ngoài, những dữ liệu được trình bày trên trang web chính thức của Chính phủ Nga đã cho thấy tổ hợp phòng thủ tên lửa S-500 Prometheus sẽ sớm được đưa vào phục vụ trong quân đội.
Các chuyên gia Nga cho biết, S-500 không chỉ là tên lửa tầm xa trên nền tảng mới mà các hệ thống này còn có thể theo dõi quá trình bay của tên lửa đạn đạo từ điểm phóng đến điểm cuối cùng. Đó chính là điểm độc đáo chỉ có trên các hệ thống phòng không S-500 Prometheus.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Avia.pro
Tập trận hải quân Mỹ - ASEAN: Washington nhấn mạnh đảm bảo Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng mở
Mỹ sẵn sàng sát cánh với tất cả các quốc gia có chung sự tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo một Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc cuộc tập trận hải quân ASEAN - Mỹ tại căn cứ hải quân Sattahip ở miền đông Thái Lan hôm 4/9, Chuẩn đô đốc Kenneth Whitesell một lần nữa nhấn mạnh cam kết của Washington đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Đại diễn Mỹ nhấn mạnh rằng một cuộc tập trận đa phương thể hiện cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở mà Washington đang thúc đẩy để chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở châu Á, trong đó bao gồm cả các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Chuẩn đô đốc Kenneth Whitesell tại lễ khai mạc cuộc tập trận hải quân ASEAN - Mỹ. (Ảnh: AP)
Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu của mình đối với hầu hết các khu vực chiến lược quan trọng. Bắc Kinh đã khẳng định yêu sách của mình bằng cách cho bồi đắp phi pháp 7 hòn đảo nhân tạo và trang bị tại đó hệ thống đường băng quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa và tiền đồn.
Mỹ đã và đang bảo vệ mối quan hệ với các đồng minh, đồng thời cố gắng duy trì sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương như là một cách để cạnh tranh với Trung Quốc.
Cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và ASEAN, lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2017, có sự tham gia của 8 tàu chiến, 4 máy bay từ 7 trong số 10 quốc gia của ASEAN, cùng hơn 1 nghìn quân nhân. Bên cạnh các bài tập thực hành tìm kiếm cứu nạn, cuộc tập trận lần này sẽ tập trung vào việc đối phó các vấn đề thách thức an ninh hàng hải trong khu vực.
" Chúng ta là một nhóm liên kết mạnh mẽ gồm các đồng minh và đối tác, cùng nhau hợp tác hướng tới an ninh và sự ổn định bền vững của một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", - ông Whitesell phát biểu.
Với cáo buộc Trung Quốc có hành vi bắt nạt, Mỹ mới đây đã đưa một tàu sân bay tới khu vực Biển Đông.
" Tôi cam kết rằng chúng tôi sẽ kề vai sát cánh với tất cả các quốc gia có chung sự tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, cũng như tầm nhìn về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" - Chuẩn đô đốc Whitesell khẳng định.
Cuộc tập trận lần này diễn ra chưa đầy một năm sau khi hải quân Trung Quốc tổ chức một sáng kiến tương tự ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.
(Nguồn: Navytimes)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Mỹ chính thức rút lại đề nghị bán hệ thống Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ Chính quyền TT Trump chính thức rút lại đề nghị bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot để trả đũa việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ "Chúng tôi đã liên tục nói với Thổ Nhĩ Kỳ rằng đề nghị mới nhất về Patriot sẽ bị rút lại nếu họ...