Nghi vấn vật thể “lạ” chìm sâu ở luồng ra vào cảng Quy Nhơn
Một vật thể “lạ” nghi là sà lan đang chìm ở luồng ra vào cảng Quy Nhơn (Bình Định) khiến ngư dân lo lắng.
Những ngày gần đây, nhiều ngư dân ở Bình Định phản ánh, tại khu vực luồng lạch ra vào cảng Quy Nhơn – vị trí gần phao số 14, nghi có một sà lan bị chìm dưới biển, khiến tàu thuyền qua lại liên tục bị đâm va, gây hư hỏng tài sản, nguy hiểm đến tính mạng thuyền viên.
Một vật thể “lạ”, nghi là sà lan đang chìm ở luồng ra vào cảng Quy Nhơn.
Theo ông Trần Văn Lập (trú xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn) – chủ tàu BĐ 95886 – TS, tại khu vực phao số 14, luồng vào cảng Quy Nhơn có 1 vật thể “lạ” nghi sà lan đắm, chắn ngang luồng, khiến tàu cá của ông vừa bị “ sập bẫy” chìm, rất may các thuyền viên trên tàu đã được cứu vớt kịp thời.
Ông Lập cho biết, chiều 8.1, ông lái tàu về cảng Quy Nhơn để bốc lương thực và nhiên liệu để ra khơi đánh bắt. Khi về đến khu vực cách phao số 14 khoảng 300m về phía nam, bất ngờ va vào một vật lạ dưới biển. Cú va chạm mạnh khiến tàu ông bị thủng mạn, tàu phá nước rồi bất ngờ chìm hẳn.
Video đang HOT
“Sau vụ tai nạn, tôi bỏ ra 100 triệu đồng để thuê thợ lặn, phương tiện cứu hộ trục vớt tàu. Các thợ lặn khi trục vớt tàu đã phát hiện vật thể va chạm vào tàu. Chúng tôi không biết chính xác, song rất có thể đây là một sà lan lớn chìm dưới đó đã lâu nhưng chưa ai phát hiện”, ông Lập nói.
Theo nhiều ngư dân ở TP.Quy Nhơn, từ đầu năm 2018 đến nay, tại khu vực biển nghi có vật “lạ” này có khoảng 3 – 4 tàu cá khác cũng bị “sập bẫy”. Trong đó, có tàu thủng nghiêng, tàu nặng thì phá nước chìm.
Trước nghi vấn vật thể “lạ” dưới biển, nhiều ngư dân đồng loạt kiến nghị, đơn vị chức năng cụ thể là phía Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn cần khảo sát, định vị vật lạ tại khu vực phao số 14, luồng vào cảng Quy Nhơn để cắm phao tiêu, cảnh báo các phương tiện ra vào cảng.
Liên quan đến vụ việc trên, ông Huỳnh Hữu Toàn – Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn – cho biết sẽ cho đơn vị chức năng xác minh vụ việc. “Nếu đúng như vậy, chúng tôi sẽ triển khai các biện pháp khắc phục”, ông Toàn cho hay.
Theo Danviet
Số người chết do bão số 12 vẫn không ngừng tăng
Bão số 12 đã khiến 106 người chết và 25 người mất tích; hàng ngàn ngôi nhà; hoa màu... bị ngập, hư hỏng...
Bão số 12 đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ảnh Báo giao thông.
Theo số liệu của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), tính đến sáng 9/11, cơn bão số 12 làm chết 106 người (tăng 24 người so với báo cáo ngày 8/11).
Cụ thể,tỉnh Khánh Hòa: 39 người, Bình Định: 17 người, Quảng Ngãi: 8 người, Quảng Nam: 24 người, Thừa Thiên-Huế: 10 người, Lâm Đồng: 3 người, Phú Yên: 1 người, Kon Tum: 1 người, Đắk Lắk: 1 người, Quảng Trị: 1 người, Đà Nẵng: 1 người.
Ngoài ra, vẫn còn 25 người mất tích (Quảng Nam: 11 người, Bình Định: 8 người, Khánh Hòa: 5 người, Phú Yên: 1 người).
Bão số 12 cũng làm hơn 120.000 ngôi nhà sập đổ, tốc mái, hư hỏng; gần 10.000ha lúa ngập còn có 15.203ha rau màu thiệt hại, 25.957 lồng bè nuôi trồng thủy sản mất trắng. Có ít nhất 1.294 tàu thuyền của ngư dân bị chìm, hư hỏng.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ngày 9/11, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống nước ta, nhiễu động gió Đông vẫn còn hoạt động mạnh. Trong ngày và đêm 9/11, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị có khả năng sẽ lên.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh trên, đặc biệt ở các huyện: Hướng Hóa, Đắkrông (Quảng Trị); Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên-Huế); Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn (Quảng Nam).
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt cục bộ tại các tỉnh trên, đặc biệt tại một số huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), Núi Thành, Thành Phố Tam Kỳ (Quảng Nam).
Do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, nhiều hồ chứa đã đầy nước, lưu lượng về các hồ chứa vẫn tiếp tục được bổ sung, nguy cơ cao gây mất an toàn cho các hồ chứa xung yếu trên địa bàn tại các tỉnh trên.
Theo Danviet
Bão nuốt 8 tàu hàng: Cận cảnh thợ lặn đặc công tìm kiếm nạn nhân Mặc dù đã lặn xuống khu vực tàu chìm (tại Bình Định) để tìm kiếm nhưng thợ lặn đặc công gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết quá xấu. Chiều nay (9.11), Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến - Phó Cục trưởng Cục cứu hộ - cứu nạn Bộ Tổng tham mưu, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu...