Nghi vấn tình báo Ma Rốc theo dõi Tổng thống Pháp bằng phần mềm gián điệp Pegasus
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và 13 nhà lãnh đạo khác bị cho là mục tiêu bị theo dõi của phần mềm gián điệp Pegasus của công ty NSO Group (Israel).
Từ trái sang: Thủ tướng Pakistan Imran Khan, cựu Thủ tướng Uganda Ruhakana Rugunda, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Những lãnh đạo này được cho là mục tiêu theo dõi của các nước sử dụng phần mềm gián điệp Pegasus. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Số điện thoại của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nằm trong danh sách mục tiêu theo dõi của lực lượng tình báo Ma Rốc thông qua phần mềm gián điệp Pegasus.
Phần mềm Pegasus do công ty NSO Group của Israel phát triển, có khả năng xâm nhập vào điện thoại sử dụng hệ điều hành iOS lẫn Android bằng những lỗ hổng bảo mật. Phiên bản Pegasus sớm nhất bị phát hiện vào năm 2016, xâm nhập vào điện thoại bằng hình thức lừa đảo trực tuyến, dụ nạn nhân nhấp vào đường link độc hại gửi qua tin nhắn hoặc email.
Theo một cuộc điều tra mới của tổ chức Ân xá Quốc tế và tổ chức truyền thông Forbidden Stories (Pháp) cùng các đối tác truyền thông khác, công ty Israel cung cấp phần mềm gián điệp cho các chính phủ cho mục đích theo dõi và danh sách “mục tiêu” gồm hơn 50.000 số điện thoại thuộc về nhà báo, giới chính khách và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Theo tờ Le Monde , số điện thoại được Tổng thống Macron sử dụng thường xuyên từ năm 2017 nằm trong danh sách mục tiêu của tình báo Ma Rốc. Cựu Thủ tướng Edouard Philippe và 14 bộ trưởng khác cũng từng bị nhắm đến vào năm 2019.
Phủ tổng thống Pháp cho biết nhà chức trách đang điều tra thông tin và nếu được xác minh là thật, đây sẽ là vi phạm rất nghiêm trọng. Trong khi đó, phía Ma Rốc phủ nhận sử dụng phần mềm Pegasus.
Mặc khác, văn phòng công tố Paris đang điều tra cáo buộc của website tin tức điều tra Mediapart và 2 phóng viên, cho rằng họ bị Ma Rốc sử dụng Pegasus để theo dõi.
Sau tiết lộ của 17 cơ quan truyền thông, NSO ra thông báo phủ nhận và gọi đó là những giả thuyết không được xác nhận. Công ty thông báo sản phẩm chỉ được các cơ quan tình báo và hành pháp sử dụng để chống khủng bố, tội phạm.
Tờ The Guardian , một trong những hãng truyền thông tham gia cuộc điều tra, cho biết phần mềm có mã độc có thể xâm nhập điện thoại thông minh để giúp khai thác tin nhắn, hình ảnh, email, ghi âm cuộc gọi và âm thầm kích hoạt ghi âm.
The Guardian trích tài liệu bị rò rỉ cho thấy có nhiều cơ quan chính phủ là khách hàng sử dụng Pegasus và trong danh sách mục tiêu theo dõi ngoài tổng thống Pháp còn có lãnh đạo 13 nước khác như Nam Phi, Pakistan. Danh sách còn có nhiều nhà ngoại giao, lãnh đạo quân sự và chính trị gia từ 34 nước.
NSO nhấn mạnh công ty không liên quan đến dữ liệu bị rò rỉ và nói việc một số điện thoại xuất hiện trong danh sách không đồng nghĩa số đó được chọn để giám sát bằng Pegasus.
Thủ tướng Pakistan nói phụ nữ bị hiếp dâm vì mặc 'thiếu vải'
Thủ tướng Pakistan Imran Khan hứng chỉ trích vì nói rằng các cuộc tấn công tình dục gia tăng do nữ giới mặc "thiếu vải".
"Nếu một phụ nữ ăn mặc thiếu vải, điều đó sẽ tác động lên cánh đàn ông, trừ khi họ là người máy. Đó là lẽ thường thôi", Thủ tướng Imran Khan trả lời phỏng vấn tờ Axios tuần này, khi được hỏi về tình trạng hiếp dâm ngày càng tăng ở Pakistan.
Thủ tướng Khan không nói rõ ông định nghĩa thế nào là ăn mặc "thiếu vải", trong khi ở Pakistan, đa số phụ nữ đều mặc trang phục truyền thống kín đáo.
Hàng chục nhóm nữ quyền, bao gồm cả Ủy ban Nhân quyền Pakistan, đã yêu cầu Thủ tướng Imran Khan phải xin lỗi vì phát ngôn của mình. "Tư duy như vậy nông cạn một cách đáng sợ và chỉ cổ súy cho quan niệm cho rằng phụ nữ là những nạn nhân biết rõ mình làm gì và đàn ông là những kẻ tấn công không thể làm gì khác", các nhà vận động nói.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan ở Kabul, Afghanistan, hồi tháng 11/2020. Ảnh: Reuters.
Các cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Imran Khan cũng nổ ra tại thành phố Karachi và Lahore sau phát ngôn gây tranh cãi của ông.
"Tôi rùng mình khi nghĩ rằng ngày nay có biết bao kẻ hiếp dâm cảm thấy mình làm đúng khi Thủ tướng ủng hộ hành vi của họ", Kanwal Ahmed, một nhà vận động nữ quyền, đăng lên Twitter.
Thủ tướng Khan hồi đầu năm cũng hứng chỉ trích vì phát ngôn "phụ nữ nên ăn mặc kín đáo để ngăn hành vi hiếp dâm". Tuy nhiên, nhóm truyền thông của ông sau đó khẳng định lời nói của Thủ tướng đã bị "hiểu sai".
Pakistan thường bị xếp vào danh sách những nước kém nhất trên thế giới về bình đẳng giới. Phần lớn người dân nước này tuân theo quy tắc "danh dự" của người Hồi giáo, nơi những phụ nữ bị tố "bôi nhọ danh dự gia đình" có thể bị bạo hành, thậm chí bị người thân sát hại.
Gia tăng số người thiệt mạng trong vụ tai nạn đường sắt tại Pakistan Cập nhật thông tin về vụ hai đoàn tàu cao tốc đâm vào nhau xảy ra ngày 7/6 tại Daharki thuộc tỉnh Sindh, Pakistan, giới chức nước này cho biết số nạn nhân thiệt mạng đã tăng lên 43 người, trong khi hàng chục người bị thương. Hiện trường vụ tai nạn đường sắt ở tỉnh Sindh, Pakistan, ngày 7/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...