Nghi vấn thương vụ khớp lệnh khủng 2000 tỷ trong 5 phút
Một thương vụ ngàn tỷ được khớp lệnh bán toàn bộ cổ phần diễn ra trong vòng 5 phút khi mở sàn giao dịch đang khiến dư luận xôn xao.
Sáng 25/12, sàn chứng khoán UPCOM của Việt Nam bất ngờ được giới đầu tư quan tâm đột xuất, bởi thị trường chứng khoán đã chứng kiến một thương vụ 2.000 tỷ đồng chấn động Việt Nam.
Cụ thể, ngày 22/12/2015, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam Gelex công bố bán thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn UPCOM toàn bộ 122.000.000 cổ phần GEX. Đây là lượng cổ phiếu tương đương 78,74% vốn điều lệ doanh nghiệp, được Bộ Công Thương thoái toàn bộ theo chủ trương cổ phần hóa.
Đúng 9h sáng ngày 25/12/2015 màn hình chứng khoán hoạt động nhưng sau 5 phút (đúng 9h5p) toàn bộ 122.000.000 cổ phần này đã được khớp lệnh bán toàn bộ với mức giá 17.700.000 đồng/cổ phiêu.
Thương vụ nghìn tỷ được chuyển giao một cách nhanh chống khiến dư luận xôn xao
Tiếp đó, đến ngày 28/12 giá cổ phần lên đến 20.500 đồng và đến ngày 10/1/2016 giá lên đến 23.500 đồng/ cổ phần.
Với khối lượng giao dịch này, giới phân tích đánh giá, đây được coi là kỷ lục trên một cổ phiếu trong một phiên giao dịch không chỉ trên sàn UpCom mà còn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho rằng, việc tổ chức, công bố, mua bán cổ phiếu cũng như thời điểm giao dịch bán cổ phiếu diễn ra nhanh chóng như vậy sẽ khiến cho các nhà đầu tư nghi ngờ có sự sắp xếp nội bộ, cá nhân, có toan tính nhằm thu lời bất chính, làm thất thoát khoản tiền lớn của Ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
“Nếu tính giá 20.500 đồng/cổ phiếu thì Nhà nước thiệt hại là 340 tỷ, nếu đem ra đấu giá bán lô lớn sẽ bán được 23 ngàn/ cổ phiếu thì Nhà nước sẽ mất thêm 305 tỷ. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần giao dịch như trên, Nhà nước thiệt hại gần 650 tỷ”một chuyên gia kinh tế phân tích.
Theo vị chuyên gia này, nếu cổ phần được đem đi đấu giá cho những đơn vị tổ chức trong nước, nước ngoài, những nhà đầu tư chiến lược mua với số lượng lớn thì giá sẽ cao hơn; thời gian công bố tới ngày và thời điểm thoái vốn quá thấp, chỉ trong có 3 ngày với số tiền gần 3.000 tỷ đồng; Thay vì bán từ từ để thăm dò sức mua thị trường để bán cao giá hơn nhưng công ty GEX đã bán hết trong 5 phút.
Được biết, Gelex sở hữu vốn tại nhiều thương hiệu lớn như: Cadivi, Thibidi, HEM, Vinakip… và nhiều BĐS đất vàng như: Khách sạn Melia 44B Lý Thường Kiệt, 52 Lê Đại Hành; 10 Trần Nguyên Hãn và 2729 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Với thương vụ ngàn tỷ chấn động trên, nhiều nhà đầu tư tỏ ra tiếc nuối vì đã không tham gia được vào vụ mua bán này.
Nhiều nhà đầu tư còn cho rằng, đây có thể là một thương vụ hời cho người mua và họ mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp thanh tra và xem xét lại toàn bộ quy trình, lộ trình mua, bán cổ phiếu, mối quan hệ của những người mua cổ phiếu chỉ diễn ra trong vòng 5 phút khi mở sàn giao dịch?.
Theo Gia đình Việt Nam
Những doanh nghiệp có nguy cơ rời sàn
Một số doanh nghiệp có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc là VLF, SQC, CTN, HDO..., do thua lỗ kéo dài.
Năm 2015, 2 Sở GDCK đã thực hiện hủy niêm yết 49 DN, cả tự nguyện và bắt buộc
Khó xoay xở
Theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, DN sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc khi kết quả sản xuất - kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục, hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Chiếu theo quy định này, CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long (VLF) đang là DN có nguy cơ cao đối diện với việc hủy niêm yết, khi mức lỗ lũy kế đang vượt vốn chủ sở hữu. Năm 2013, VLF lỗ 19 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 64 tỷ đồng, ước tính đến hết năm 2015, khoản mục lỗ lũy kế của Công ty là 159 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức vốn điều lệ 40 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của VLF ước là 214,84 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn 65,09 tỷ đồng, tài sản dài hạn 149,75 tỷ đồng. Tổng số nợ phải trả tạm tính tới thời điểm cuối năm 2015 của VLF là 212,7 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết ĐHCĐ lần 2 năm 2015 ngày 8/1/2016, trong năm 2016, VLF sẽ tìm đối tác tham gia tái cấu trúc Công ty, nhằm khôi phục sản xuất. Nếu không tìm được đối tác, Công ty sẽ thực hiện bán toàn bộ tài sản để thanh toán nợ đến hạn.
Trong trường hợp bán toàn bộ tài sản, đảm bảo đủ trả nợ và còn thừa tiền, Công ty sẽ tiến hành giải thể. Trong trường hợp nguồn thu từ bán toàn bộ tài sản không đủ trả cho các chủ nợ, thì Công ty sẽ tiến hành mở thủ tục phá sản và giao toàn bộ tài sản cho tòa án xử lý để thanh toán cho các chủ nợ.
Một số DN thua lỗ trong 2 năm 2013, 2014 và kết quả không mấy khả quan trong 3 quý đầu năm 2015 là CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), CTCP Xây dựng công trình ngầm (CTN), CTCP Hưng Đạo Container (HDO)... Cổ đông các DN này đang "hồi hộp" chờ ngày công bố kết quả kinh doanh quý IV/2015.
Trong đó, CTN có số lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu, tính đến thời điểm cuối tháng 10/2015. Theo số liệu công bố gần nhất của CTN, 10 tháng đầu năm 2015, Công ty lỗ gần 17 tỷ đồng.
Mới đây, CTN đã thông qua chủ trương góp vốn thành lập Công ty Pipe Jacking Việt Nam. Theo đó, CTN sẽ tiến hành góp vốn và nắm giữ 80% vốn điều lệ Pipe Jacking Việt Nam. Hình thức góp vốn là chuyển giao tài sản, thiết bị thi công công trình ngầm đã qua sử dụng, với giá trị tương ứng 80 tỷ đồng.
IDJ có khả năng thoát hiểm
CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) từng kinh doanh hiệu quả ở thời kỳ đầu mới niêm yết (năm 2010), nhưng 3 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh sa sút. IDJ thua lỗ trong năm 2013, 2014 và tính đến tháng 9/2015, Công ty vẫn thua lỗ.
Giải trình cho nguyên nhân gây thua lỗ, IDJ cho biết, trong hai năm 2013 và 2014, Trung tâm thương mại Grand Plaza, vốn là "nồi cơm" của Công ty nhiều năm trước, tiếp tục đóng cửa để tìm phương án tái cấu trúc, tái khởi động, trong khi vẫn phải chịu các chi phí hao mòn, bảo vệ...
Để tạo nguồn tiền ổn định cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh cho năm mới, Công ty đã buộc phải chuyển nhượng thấp hơn giá trị đầu tư ban đầu một số doanh mục tài sản đầu tư. Một nguyên nhân khác dẫn đến thua lỗ là do các công ty con của IDJ vừa đi vào hoạt động, chưa mang lại doanh thu, nên Công ty phải "gánh" thêm chi phí.
Trong khi IDJ đang đối diện với nguy cơ bị hủy niêm yết thì các cổ đông lớn như CTCP Thương mại và Đầu tư Barotex Việt Nam (Barotex) quyết tâm thoái vốn qua nhiều đợt đăng ký bán cổ phiếu. Theo tìm hiểu của ĐTCK, trong khoảng thời gian đó, CTCP Đầu tư APEC là đơn vị mua cổ phần IDJ để nắm quyền quyết định tại DN.
Chia sẻ với ĐTCK, ông Nguyễn Trung Phương, Tổng giám đốc IDJ cho biết, năm 2015, IDJ đặt kế hoạch lợi nhuận 3,5 tỷ đồng, nhưng ước đạt khoảng 1 tỷ đồng. Việc có lợi nhuận trong năm 2015 giúp Công ty trụ lại sàn HNX.
Hoàng Anh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vì sao BIDV 'phủ sóng' truyền thông 2015? Trong năm 2015, BIDV trở thành điểm nhấn truyền thông của ngành ngân hàng với tần suất xuất hiện liên tục trên báo chí. Đặc biệt, đây là ngân hàng có tỷ lệ tin xấu ở mức thấp nhất trong TOP 3 ngân hàng. Ngân hàng có ít tin xấu nhất Theo thống kê và phân tích của Media Tenor - Công ty...