Nghi vấn nước biển nóng lên khiến hàng loạt cá mập mắc bệnh về da
Cá mập rạn san hô trắng ở Malaysia gần đây được phát hiện có đốm trên da và vết thương trên đầu. Các nhà khoa học cho rằng đại dương ấm lên là nguyên nhân gây ra việc này.
Các nhà sinh vật biển đang điều tra một căn bệnh lạ về da xảy ra với cá mập rạn san hô trắng ở Malaysia. Một số báo cáo ban đầu cho thấy nhiệt độ nước biển tăng cao có thể là nguyên nhân, theo Reuters ngày 14/6.
Được đặt tên theo những vệt màu trắng đặc biệt trên vây, cá mập rạn san hộ trắng thường nghỉ ngơi quanh các rạn san hô vào ban ngày. Chúng hoạt động nhiều về đêm để săn cá nhỏ và một số loài động vật khác.
Hình ảnh một con cá mập ngoài khơi bang Sabah trên đảo Borneo với vết đốm và vết thương trên đầu đã lan truyền trên mạng xã hội vào tháng 4.
Một con cá mập rạn san hô trắng có các đốm trắng và vết thương trên đầu, có thể liên quan đến nhiệt độ nước biển tăng. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Sau đó, các thợ lặn tại đảo Sipadan – một điểm lặn nổi tiếng gần đó, cùng một nhóm chuyên gia bắt đầu nhận thấy bệnh da ở mỗi đàn cá mập mà họ gặp phải.
Trong nỗ lực chẩn đoán nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ bề mặt nước biển tại Sipadan đã tăng lên 29,5C vào tháng 5, cao hơn 1 so với năm 1985.
Davies Austin Spiji, một nhà sinh vật biển cấp cao của nhóm bảo tồn phi lợi nhuận Reef Guardian , cho biết: “Chúng tôi gần như chắc chắn rằng nhiệt độ nước biển nóng lên đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh về da của cá mập ở Sipadan – một khu bảo tồn biển nơi đánh bắt cá bị nghiêm cấm và không có các khu định cư hoặc khu công nghiệp gần đó.
Mohamed Shariff Mohamed Din, giáo sư nghiên cứu thú ý thủy sản của Đại học Putra Malaysia, cho biết những quan sát được báo cáo trùng khớp với báo cáo về hiện tượng tẩy trắng san hô trong khu vực.
Ông nói: “Chúng tôi không thể làm lơ đi sự thật rằng những thay đổi đó diễn ra do nhiệt độ nước biển cao hơn”. Dù vậy, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học đầy đủ về vấn đề này.
Mabel Manjaji-Matsumoto, giảng viên cao cấp của Viện nghiên cứu biển Borneo thuộc Đại học Malaysia Sabah, cho biết vào tháng 5, nhóm nghiên cứu đã cố gắng bắt một số con cá mập để lấy mẫu thử nghiệm nhưng không thành công.
Manjaji-Matsumoto cho biết: “Nếu chúng tôi có thể lấy được mẫu cá mập, ít nhất chúng tôi có thể tìm ra nguyên nhân gây ra vết thương”. Đồng thời, ông cho biết nhóm nghiên cứu có kế hoạch thực hiện một nghiên cứu khác vào tháng 7.
Phát hiện cá mập phát sáng khổng lồ
Các nhà nghiên cứu phát hiện ngoài khơi New Zealand có 3 loài cá mập phát sáng, bao gồm cá mập kitefin dài 180 cm - được gọi là cá mập phát sáng khổng lồ.
Các nhà khoa học nghiên cứu cá mập ở ngoài khơi New Zealand đã phát hiện ra ba loài sống dưới biển sâu phát sáng trong bóng tối - trong đó có một loài hiện là động vật có xương sống phát sáng lớn nhất được biết đến.
Phát quang sinh học - sự tạo ra ánh sáng nhìn thấy được thông qua phản ứng hóa học của các sinh vật sống - là một hiện tượng phổ biến đối với các sinh vật biển. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nó được ghi nhận và nghiên cứu ở loài cá mập kitefin, cá mập blackbelly lanternshark và cá mập southern lanternshark.
Phát hiện về những con cá mập này được thu thập trong một cuộc khảo sát cá ở Chatham Rise ngoài khơi bờ biển phía đông của New Zealand vào tháng 1/2020.
Các nhà nghiên cứu tin rằng cá mập có thể phát sáng để ngụy trang nhằm bảo vệ khỏi sự tấn công từ bên dưới. Ảnh: Guardian .
Cá mập kitefin có thể dài tới 180 cm, hiện là động vật có xương sống phát sáng lớn nhất được biết đến. Các nhà nghiên cứu gọi chúng là "cá mập phát sáng khổng lồ".
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Catholique de Louvain ở Bỉ và Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia (NIWA) ở New Zealand nói rằng phát hiện này có tác động sâu sắc đến sự hiểu biết của chúng ta về sự sống dưới đáy biển sâu - một trong những hệ sinh thái ít được nghiên cứu nhất trên hành tinh.
Các loài cá mập đều sống trong khu vực được gọi là vùng trung sinh hay vùng "chạng vạng" của đại dương. Vùng này có độ sâu 200-1000 m và là nơi ánh sáng Mặt Trời không xuyên qua được. Nhìn từ bên dưới, những con cá mập xuất hiện ngược sáng so với bề mặt sáng của nước, buộc chúng phải đối mặt với những kẻ săn mồi tiềm năng mà không có nơi nào để ẩn náu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phần bụng dưới phát sáng của 3 loài này có thể giúp chúng ngụy trang khỏi bất kỳ mối đe dọa nào có thể tấn công từ bên dưới.
Trong trường hợp cá mập kitefin, một loài có ít hoặc thậm chí không có kẻ thù săn mồi, chúng có thể di chuyển chậm và sử dụng ánh sáng tự nhiên của mình để chiếu sáng đáy đại dương trong khi tìm kiếm thức ăn hoặc ngụy trang khi tiếp cận con mồi.
Những nghiên cứu sâu hơn cần phải được thực hiện để củng cố giả thuyết này, đồng thời hiểu được cách thức hoạt động của quá trình phát quang sinh học và những tác động có thể có đối với mối quan hệ săn mồi, các nhà nghiên cứu viết trong bài báo đăng trên tạp chí Frontieers in Marine Science.
"Xem xét sự rộng lớn của biển sâu và sự xuất hiện của các sinh vật phát sáng trong khu vực này, chúng ta ngày càng nhận thấy rõ ràng rằng việc tạo ra ánh sáng ở biển sâu đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc hệ sinh thái lớn nhất trên hành tinh chúng ta", theo các nhà nghiên cứu.
Hàng chục gói hàng lạ dạt vào bờ biển Florida Người quản lý bảo tồn động vật hoang dã địa phương phát hiện khoảng 20 gói hàng bí ẩn tại Trạm Không quân Mũi Canaveral ở Florida, Mỹ. Hơn 20 gói hàng bí ẩn trôi dạt vào bãi biển tại Trạm Không quân Mũi Canaveral của Florida vừa được xác định chứa gần 30 kg cocaine. Những gói hàng này có vẻ đã...