Nghi vấn người nước ngoài được cho tiền tới Kazakhstan để biểu tình
Một người đàn ông từ Kyrgyzstan khai nhận đã được “những người lạ” mua vé máy bay và hứa cho tiền 200 USD để tham gia biểu tình ở Kazakhstan.
Xe cảnh sát bị đốt cháy trong biểu tình ở Kazakhstan (Ảnh: Reuters).
Sputnik đưa tin, một người đàn ông bị bắt ở thành phố lớn nhất Kazakhstan, Almaty, đã thú nhận rằng, người này từ Kyrgyzstan tới sau khi được những người lạ hứa cho 200 USD để tham gia biểu tình ở nước láng giềng Kazakhstan.
“Vài người lạ gọi điện thoại cho tôi và đề nghị tôi tham gia biểu tình để nhận 200 USD. Vì tôi đang thất nghiệp ở Kyrgyzstan, nên tôi đã đồng ý”, người đàn ông nói với đài truyền hình Khabar 24.
Sau đó, “những người lạ” đã mua vé máy bay cho người đàn ông nói trên và sắp xếp chỗ ở cho anh này ở Kazakhstan. Theo lời người đàn ông trên, khoảng 10 người từ Uzbekistan và Tajikistan cùng sống với anh ta trước khi cuộc biểu tình diễn ra.
Trước đó, Sergei Lebedev, Thư ký điều hành của Tổ chức Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), nói rằng các cuộc biểu tình ở Kazakhstan đã được chuẩn bị từ trước nhằm gây bất ổn tình hình trong nước và bên tổ chức nó có sự hậu thuẫn từ nước ngoài.
“Rõ ràng là các phần tử phá hoại đã chuẩn bị cho các cuộc biểu tình hàng loạt nhằm gây bất ổn trong nước và có sự hỗ trợ của nước ngoài. Những kẻ khiêu khích, hướng dẫn và tài trợ cho cái gọi là cuộc cách mạng màu và bạo loạn ở các nước SNG có vai trò hàng đầu trong các hành vi tội phạm ở các thành phố của Kazakhstan”, ông Lebedev.
SNG (tiếng Anh là CIS) là tổ chức gồm các quốc gia độc lập ra đời sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Bình luận của ông Lebedev tương tự phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova rằng, cuộc bạo loạn ở Kazakhstan là “nỗ lực có liên quan từ nước ngoài nhằm sử dụng các nhóm vũ trang và được huấn luyện để phá hoại an ninh và tính toàn vẹn của nhà nước”.
Hôm 5/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev nói rằng có một nhóm đã lên âm mưu “với động cơ tài chính” vạch ra kế hoạch cẩn thận đằng sau các cuộc biểu tình. Ông cam kết sẽ hành động quyết liệt chống lại bất cứ phần tử tội phạm nào.
Biểu tình ở Kazakhstan bắt đầu từ 2/1 nhằm phản đối giá nhiên liệu tăng đã nhanh chóng leo thang thành bạo loạn trên diện rộng khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Khói lửa bao trùm bạo loạn ở Kazakhstan
Bạo loạn "nhấn chìm" Kazakhstan, trụ sở chính phủ chìm trong biển lửa
Bạo loạn đã nổ ra tại các thành phố trên khắp Kazakhstan khi hàng nghìn người giận dữ biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng cao.
Người biểu tình đứng bên ngoài văn phòng thị trưởng Almaty, Kazakhstan ngày 5/1 (Ảnh: Reuters).
Truyền thông địa phương đưa tin sân bay ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan, đã bị người biểu tình đột nhập, trong khi chính phủ nước này ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Lệnh hạn chế đi lại được áp đặt tại 3 thành phố lớn và 14 tỉnh, dự kiến kéo dài đến ngày 14/1.
Tại 3 thành phố lớn, người biểu tình tấn công các quan chức chính quyền địa phương, đập phá các tòa nhà của chính phủ. Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết người biểu tình đã dùng gạch đá, gậy gộc, hơi cay và bom xăng để tấn công. Một nhà báo ở Almaty nói với CNN rằng họ đang gặp sự cố mất mạng và đèn có vẻ như đã tắt trong các tòa nhà gần dinh thự của Tổng thống và văn phòng thị trưởng.
Các tòa nhà và phương tiện bị đốt phá tại Almaty, Kazakhstan (Ảnh: CFP)
Bộ phận truyền thông của sân bay Almaty cho biết khoảng 45 người đột nhập vào sân bay vào tối 5/1, buộc các nhân viên sân bay phải sơ tán hành khách. Hàng nghìn người biểu tình bên ngoài văn phòng thị trưởng ở Almaty hôm 5/1.
"Hơn 10.000 người tập trung tại tòa nhà hành chính thành phố . Họ đã bao vây nó", Serikzhan Mauletbay, phó tổng biên tập hãng tin địa phương Orda.kz, cho biết. Mauletbay cũng cho biết lựu đạn choáng đã được sử dụng và các đám cháy đã xảy ra. Các phóng viên khác cũng mô tả tình trạng hỗn loạn cùng tiếng súng và tiếng lựu đạn nổ.
Người biểu tình đốt xe ở Almaty (Ảnh: Reuters).
Người biểu tình cũng kéo về dinh tổng thống cũ ở Almaty, đập phá và phóng hỏa tòa nhà này. Một số tòa nhà chính phủ cũng bị đốt phá. Thành phố Almaty cũng là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng bạo loạn trong những ngày qua.
Các cuộc biểu tình bùng phát sau khi chính phủ Kazkhstan quyết định dừng trợ giá khí hóa lỏng (LPG) vào đầu năm. Nhiều người Kazakhstan sử dụng nhiên liệu này để chạy xe vì chi phí thấp.
Cảnh sát trấn áp biểu tình ở Almaty (Ảnh: Reuters).
Nội các của Thủ tướng Askar Mamin đồng loạt từ chức khi các cuộc biểu tình bùng phát. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã tổ chức một cuộc họp khẩn về "tình hình kinh tế xã hội và chính trị khó khăn đang diễn biến trong nước".
Xe quân sự được huy động để trấn áp biểu tình (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Tokayev ngày 5/1 cho biết ông sẽ nắm quyền kiểm soát Hội đồng An ninh Kazakhstan. Tổng thống Kazakhstan cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu (gồm Nga, Belarus và Kyrgyzstan) để dập tắt bạo loạn sau khi "những kẻ khủng bố" chiếm được sân bay Almaty, bao gồm 5 máy bay, và đang chiến đấu với quân đội bên ngoài thành phố.
Khói lửa bao trùm thành phố Almaty (Ảnh: Reuters).
Ông Tokayev cho biết một số cơ sở hạ tầng đã bị hư hại. Ông cáo buộc những người biểu tình phá hoại "hệ thống nhà nước" và cho rằng "nhiều người trong số này đã được đào tạo quân sự ở nước ngoài". 8 cảnh sát và lính vệ binh quốc gia đã thiệt mạng trong các cuộc bạo động ở các khu vực trên khắp cả nước. Ngoài ra, 317 sĩ quan và quân nhân cũng bị thương.
Khói lửa bao trùm bạo loạn ở Kazakhstan
Vào tối 4/1, Thủ tướng Tokayev cho biết chính phủ đã quyết định giảm giá LPG ở vùng Mangistau xuống 50 tenge (0,11 USD)/lít "để đảm bảo sự ổn định trong nước". Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các bên kiềm chế và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Kazakhstan.
Xe ô tô bị đốt cháy trong cuộc biểu tình (Ảnh: Reuters).
Dấu hiệu cuộc chiến quyền lực đằng sau biểu tình bạo loạn ở Kazakhstan Các chuyên gia nhận định, bạo loạn tại Kazakhstan có thể bắt nguồn một phần từ cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái trong chính phủ nước này. Quân đội được triển khai tại quảng trường chính ở thành phố Almaty (Ảnh: Reuters). Hàng chục người biểu tình chống chính phủ và các nhân viên an ninh Kazakhstan đã thiệt mạng và...