Nghi vấn người khổng lồ xây kim tự tháp, chuyên gia cũng ‘bó tay’
Một giả thuyết cho rằng người khổng lồ đã xây các kim tự tháp ở Ai Cập vào hàng ngàn năm trước. Nhờ vậy, những kiến trúc này trường tồn với thời gian.
Kim tự tháp là kiệt tác kiến trúc của người Ai Cập cổ đại. Trải qua hàng ngàn năm, những công trình này vẫn còn gần như nguyên vẹn. Trong nhiều thế kỷ qua, giới chuyên gia và công chúng cố gắng giải mã những bí ẩn về kim tự tháp.
Trong số này, lực lượng xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập thời cổ đại là một bí ẩn gây ra tranh luận lớn.
Một số chuyên gia cho rằng, nô lệ và những công nhân được trả lương tham gia quá trình thi công kim tự tháp.
Tuy nhiên, một giả thuyết cho rằng, chỉ với sức mạnh của những con người bình thường và các công nghệ thô sơ thì khó có thể vận chuyển các khối đá nặng khoảng 2-3 tấn cũng như xếp khít vào nhau một cách hoàn hảo để tạo nên kim tự tháp kỳ vĩ trường tồn đến ngày nay.
Video đang HOT
Xuất phát từ điều này, những người theo thuyết âm mưu suy đoán các kim tự tháp do người khổng lồ xây dựng.
Theo quan điểm này, những người khổng lồ với chiều cao cơ thể lên tới 2 – 4m và sở hữu sức mạnh phi thường có thể dễ dàng vận chuyển các khối đá nặng vài tấn từ địa điểm khai thác tới vị trí xây dựng kim tự tháp.
Tiếp đến, những người khổng lồ nâng các khối đá lên cao và xếp chồng lên nhau mà không để lọt khe hở nào. Ngay cả những tờ giấy mỏng cũng khó có thể xuyên qua.
Không chỉ có sức mạnh phi thường, người khổng lồ vô cùng tỉ mỉ, khéo tay khi không cần dùng đến vữa làm chất kết dính các khối đá lớn mà các bức tường của kim tự tháp không bị xô lệch hay sụp đổ.
Mặc dù giả thuyết này dường như khá hợp lý nhưng đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được những bằng chứng chắc chắn giúp chứng minh người khổng lồ có liên quan đến các kim tự tháp của người Ai Cập.
Vì vậy, giới chuyên gia đã và đang thực hiện nhiều nghiên cứu với hy vọng sẽ sớm làm sáng tỏ những bí ẩn về tuyệt tác kiến trúc hàng ngàn năm tuổi thách thức thời gian này, tuy nhiên, cho tới nay, câu trả lời vẫn chưa được đưa ra.
Xác ướp Pharaoh không mở vải liệm suốt 150 năm, chuyên gia cũng tò mò
Năm 1881, các chuyên gia khảo cổ tìm thấy xác ướp pharaoh Ai Cập Amenhotep I ở Luxor. Từ đó đến nay, lớp vải niệm chưa từng được mở gây nhiều tò mò.
Thi hài pharaoh Ai Cập Amenhotep I là một trong số hàng trăm xác ướp được tìm thấy trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, đây là xác ướp duy nhất chưa từng được mở lớp vải liệm kể từ khi phát hiện.
Cụ thể, vào năm 1881, xác ướp pharaoh Amenhotep I thuộc vương triều thứ 18 được tìm thấy trong lăng mộ ở Luxor, Ai Cập (nơi trước kia là Thebes).
Theo sử sách, pharaoh Amenhotep I trị vì Ai Cập từ năm 1525 trước Công nguyên - 1504 trước Công nguyên. Trong thời gian cai trị đất nước, nhà vua Ai Cập này mở rộng lãnh thổ tới phía bắc Sudan.
Các chuyên gia phát hiện xác ướp của pharaoh Amenhotep I được đặt trong ngôi mộ vào vương triều thứ 21 (khoảng năm 1070 trước Công nguyên - 945 trước Công nguyên) sau khi bị những kẻ trộm mộ cướp phá.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà Ai Cập học người Pháp Gaston Maspero tìm thấy xác ướp của Amenhotep vào năm 1881. Kể từ đó đến nay, giới chuyên gia chưa từng mở lớp vải niệm xác ướp. Nguyên do là bởi xác ướp pharaoh Amenhotep I được bọc vô cùng tinh xảo nên các nhà nghiên cứu không muốn làm hư hại nó.
Giờ đây, với công nghệ chụp cắt lớp CT hiện đại, các chuyên gia không cần mở lớp vải niệm cũng có thể biết được tình trạng xác ướp. Những hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy pharaoh Amenhotep I qua đời khi 35 tuổi. Ông sở hữu chiều cao 169 cm và có hàm răng chắc khỏe.
Bên dưới lớp vải liệm bọc thi hài pharaoh Amenhotep I là 30 bùa hộ mệnh, một thắt lưng bằng vàng độc đáo gắn những hạt vàng. Theo các chuyên gia, chúng có thể được dùng để hỗ trợ vị vua đã chết ở thế giới bên kia.
Do lăng mộ của pharaoh Amenhotep I từng bị trộm đột nhập nên thi hài của ông bị tổn hại một số phần. Các chuyên gia phát hiện vết gãy ở cổ, thành bụng phía trước, khớp ở bàn tay và chân phải bị tháo rời.
Khi phát hiện điều này, các thầy tu sử dụng nhựa cây để "sửa chữa" những tổn hại của xác ướp do kẻ trộm gây ra.
Kết quả chụp CT không tìm thấy bất kỳ vết thương nào hay biến dạng do bệnh tật gây ra. Từ đây, các chuyên gia vẫn chưa thể làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của pharaoh Amenhotep I.
Kim tự tháp 'ma' thoắt ẩn thoắt hiện ở TQ, chuyên gia cũng lắc đầu Theo lời kể của người dân ở gần cố đô Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một kim tự tháp "ma" màu trắng thoắt ẩn thoắt hiện một cách kỳ bí. Một bí ẩn lớn ở Trung Quốc khiến giới chuyên gia gian nan đi tìm lời giải là sự xuất hiện của kim tự tháp "ma" thoắt ẩn thoắt hiện ở...