Nghi vấn mới về “bệnh nhân số 0″ ở Italia
Nhóm điều tra nguồn gốc Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới đang chú ý sang một phụ nữ Italia có thể là “bệnh nhân số 0″ trước khi dịch bùng lên ở Trung Quốc.
Một phụ nữ ở Italia có thể đã nhiễm Covid-19 trước khi Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm đầu tiên (Ảnh minh họa: Reuters).
Theo Dailymail, người phụ nữ 25 tuổi này đã đến khám tại một bệnh viện ở Milan, Italia với triệu chứng đau họng và tổn thương da vào tháng 11/2019, khoảng một tháng trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc. Các mẫu da thu thập được ở thời điểm này cho thấy người phụ nữ này có dấu hiệu nhiễm Covid-19. Mẫu máu thu thập hồi tháng 6 năm ngoái cũng cho thấy người phụ nữ này đã hình thành kháng thể virus SARS-CoV-2.
Các nhà khoa học cho rằng, trường hợp của người phụ nữ trên cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể đã lây lan ở Trung Quốc và ở nơi khác trên thế giới, trước khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở chợ hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019. Việc nghiên cứu sâu hơn trường hợp của người phụ nữ Italia có thể giúp xác định được dịch lây lan từ khi nào. Vấn đề là không ai biết danh tính của người phụ nữ.
Thời báo Phố Wall (WSJ) dẫn nguồn tin từ bệnh viện Policlinico ở thành phố Milan, cho biết bệnh viện không lưu trữ thông tin về nữ bệnh nhân này do khi đó không lường trước về một đại dịch sắp xảy ra. Raffaele Gianotti, bác sĩ trực tiếp khám và điều trị cho nữ bệnh nhân này, đã qua đời vào tháng 3 năm nay trước khi nhóm điều tra của WHO kịp thu thập thông tin.
Khi dịch lây lan ở Italia vào đầu năm 2020, bác sĩ Gianotti là người đã thu thập các mẫu da để tìm dấu vết của Covid-19. Đến tháng 6/2020, mẫu máu của nữ bệnh nhân mới được thu thập để làm xét nghiệm và kết quả cho thấy trong máu có kháng thể virus SARS-CoV-2. Với hai mẫu da của nữ bệnh nhân bí ẩn này, bác sĩ Gianotti đều phát hiện dấu vết của protein gai và vỏ protein. Tuy nhiên, mẫu da khi đó không còn đủ tiêu chuẩn để làm xét nghiệm thứ ba. Xét nghiệm thứ ba sẽ cho phép bác sĩ Gianotti giải trình tự gen của virus, đưa ra những xác nhận chắc chắn hơn về việc liệu người phụ nữ đó có nhiễm SARS-CoV-2 hay không.
“Duy nhất một điều tôi cảm thấy nuối tiếc, đó là chúng ta không thể xác nhận trường hợp này bằng một xét nghiệm thứ ba”, Massimo Barberis, đồng tác nghiên cứu với bác sĩ Gianotti cho biết.
Video đang HOT
Bác sĩ Barberis cho biết thêm, với mẫu máu thu thập vào tháng 6/2020, có thể lúc này cơ thể người phụ nữ đã sản sinh kháng thể vì dịch lây lan mạnh ở các khu vực miền bắc Italia.
Tháng 12/2019, Trung Quốc xác nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên liên quan đến một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán. Đến nay, nguồn gốc của virus gây đại dịch vẫn là một bí ẩn và gây nhiều tranh cãi. Đầu năm nay, nhóm điều tra quốc tế do WHO dẫn đầu đã đến Vũ Hán để điều tra và đưa ra 4 giả thuyết về nguồn gốc Covid-19, trong đó cho rằng nhiều khả năng virus có thể đã lây từ động vật nhiễm bệnh sang người, ngược lại giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm “rất khó xảy ra”.
Nhóm điều tra của WHO cũng gợi ý truy vết thêm các trường hợp nhiễm Covid-19 ở các nước khác có thể xảy ra trước khi Vũ Hán xác nhận ca nhiễm đầu tiên.
Ly kỳ vụ giải cứu bé trai 21 tháng tuổi lạc 2 đêm trong rừng
Một phóng viên tới đưa tin về sự mất tích của một bé trai đã tình cờ tìm thấy đứa trẻ sau 2 ngày mất tích trong rừng tại Italia.
Cậu bé Nicola được tìm thấy trong rừng sau 2 ngày đi lạc (Ảnh: Italy24News).
Nicola Tanturli, 21 tháng tuổi, được phát hiện mất tích khỏi phòng ngủ trong căn nhà ở Palazzuolo sul Senio, một thị trấn phía đông bắc của vùng Florence, Italia.
Cha mẹ cậu bé nói với các điều tra viên rằng con trai của họ đã đi ngủ vào khoảng 7 giờ tối ngày 21/6, nhưng mãi tới nửa đêm họ mới phát hiện ra Nicola không có trong phòng ngủ. Cậu bé được cho là đã đi lang thang ra khỏi nhà ngay trong đêm.
Sau khi lực lượng chức năng nhận được tin báo, 1000 nhân viên cứu hộ khẩn cấp, tình nguyện viên và cảnh sát bắt đầu lùng sục các khu rừng xung quanh nhà của cậu bé. Nicola đã được tìm thấy rất tình cờ.
Khi đang trên đường đến nhà của Nicola vào sáng 23/6 để đưa tin về vụ mất tích, Giuseppe Di Tommaso, một phóng viên của đài truyền hình Italia Rai, đã nghe thấy tiếng rên rỉ phát ra từ một khe núi bên đường.
Di Tommaso nói với truyền thông địa phương rằng ban đầu anh tấp xe vào lề đường vì cảm thấy không khỏe và "cần phải nghỉ ngơi". Nhưng đúng lúc đó, anh đã nghe thấy âm thanh phát ra từ trong rừng.
Nghĩ ngay trong đầu rằng đó có thể là Nicola, anh đã gọi tên cậu bé và nghe thấy tiếng gọi đáp lại: "Mẹ ơi!".
"Tôi bắt đầu hét lên "Nicola" để đoán xem liệu đó có phải là một đứa trẻ hay không. Tôi đã nghe thấy "Mẹ ơi". Tôi bắt đầu lặp lại từ "Mẹ", bởi vì trẻ em ở độ tuổi đó thường lặp lại các từ. Khi linh tính mách bảo rằng đó có thể là Nicola, tôi đã đi xuống khe núi", Di Tommaso kể lại.
Di Tommaso nhìn thấy cậu bé ở phía bên kia, cách 10 mét, trong một khu vực đầy bụi rậm gai góc. Di Tommaso đã báo tin cho cảnh sát.
Sau khi tới hiện trường, cảnh sát ban đầu không tin rằng âm thanh đó phát ra từ Nicola bởi "khu vực này có nhiều động vật và chúng thường phát ra âm thanh giống tiếng trẻ con".
Một sĩ quan cảnh sát đã trèo 25 m xuống khe núi, mặc dù trong đầu vẫn nghĩ rằng đó có thể chỉ là một con nai nhỏ.
"Nhưng Nicola bất ngờ thò đầu lên giữa bụi rậm. Cậu bé gọi "Mẹ ơi", còn tôi đi về phía cậu bé. Cậu bé ôm chầm lấy tôi", sĩ quan cảnh sát Danilo Ciccarelli cho biết.
"Ngay khi nhìn thấy chúng tôi, cậu bé đã bắt đầu khóc", Di Tommaso kể lại.
Nicola được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi rừng (Ảnh: Sky).
Cảnh sát kiểm tra tình trạng sức khỏe của cậu bé, phát hiện Nicola chỉ có một số vết xước và vết sưng nhỏ trên đầu. Cậu bé sau đó được chuyển đến bệnh viện bằng trực thăng cứu hộ và đưa về với cha mẹ trong một cuộc đoàn tụ đầy xúc động.
"Thật là một niềm vui lớn khi đưa cháu bé trở lại vòng tay của mẹ", Ciccarelli nói.
"Một phép màu thực sự", Di Tommaso chia sẻ.
Cảnh sát không tin rằng Nicola đã ở qua đêm tại khe núi nơi cậu bé được tìm thấy, vì bụi cỏ tại khu vực đó không xẹp xuống. Nhiều khả năng cậu bé đã băng qua rừng để tới đó, chứ không phải đi từ đường bộ.
"Đó là một đứa trẻ rất hiếu động, hoạt bát. Mỗi giờ cháu bé có thể đi bộ 1 km. Chúng tôi không rõ cháu đã đi được quãng đường bao xa. Trước đó, cháu đã quen với việc ra khỏi nhà và sống ngoài trời", Thị trưởng Gian Piero Philip Moschetti nói trong một cuộc họp báo.
Vì sao Indonesia muốn tăng mạnh chi tiêu quốc phòng? Indonesia có kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng lên 125 tỷ USD, gấp 3 lần trong vòng 5 năm tới, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông. Một tàu khu trục FREMM của Pháp (Ảnh minh họa: AFP). Theo báo SCMP , gần 2 tháng sau vụ chìm tàu ngầm KRI Nanggala bị chìm ngoài khơi...