Nghi vấn máy xét nghiệm ở các bệnh viện huyện HN “đội lốt” Đức
Nhiều máy xét nghiệm sinh hóa tại các bệnh viện tại Hà Nội đang bị dư luận đặt dấu hỏi về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 29.7, ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho báo chí biết, Sở đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số bệnh viện huyện sau khi báo chí phản ánh một số cơ sở sử dụng các máy xét nghiệm sinh hóa không rõ nguồn gốc, không đúng với chức năng, tác dụng của thiết bị; có thiết bị “đắp chiếu” sau 2 năm sử dụng.
Theo ông Trần Văn Trung – Trưởng phòng Kế hoạch Sở Y tế, năm 2010 theo gói dự án Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cung cấp cho bệnh viện (BV) đa khoa tuyến huyện của Hà Tây cũ, năm 2010, 6 bệnh viện (BV Thường Tín, Hoài Đức, Thanh Oai, Quốc Oai, Vân Đình) đã được nhận mỗi BV 1 máy xét nghiệm sinh hóa trị giá 648 triệu đồng. Máy có nhãn hiệu Greiner GA 240 do Đức sản xuất, do Công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (đơn vị trúng thầu) cung cấp.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm sử dụng, 2 máy của BV Thường Tín và BV Hoài Đức cùng bị hỏng, không có thiết bị thay thế nên đành “đắp chiếu”. Theo hợp đồng với Công ty Khoáng sản, nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, thay thế các thiết bị cho máy trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, không hiểu sao, các BV lại không liên hệ với Công ty Khoáng sản mà chỉ làm việc với đơn vị cung ứng hóa chất, vì thế không tìm được thiết bị thay thế.
Chiếc máy xét nghiệm Greiner GA 240 tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức bị hỏng nhiều tháng nay.
Tuy nhiên, sau khi được báo cáo, Sở Y tế cũng không có biện pháp gì mà lại điều chuyển cho máy xét nghiệm từ trung tâm y tế khác đến cho Hoài Đức và Thường Tín. Sau khi báo chí nêu, ngày 28.7, Sở Y tế lại khẩn trương lập đoàn kiểm tra việc máy xét nghiệm bị hỏng – sự việc mà Sở Y tế đã biết từ 1 năm trước. Đoàn kiểm tra cũng phát hiện nhiều linh kiện trong 2 máy xét nghiệm hiệu nhãn hiệu Greiner GA 240 dán nhãn “Made in China” và “Made in Vietnam”.
Ông Dung cho biết: “Đáng nhẽ sau khi hỏng máy, BV Hoài Đức và Thường Tín phải liên hệ với Công ty Khoáng sản để được thay thế thiết bị theo đúng hợp đồng. Tuy nhiên, 2 BV này đã liên hệ không đúng nơi, dẫn đến việc 2 máy không được sửa chữa”.
Đến lúc này, Sở mới yêu cầu Công ty Khoáng sản nhanh chóng thay thế thiết bị hỏng cho 2 máy sinh hóa trong ngày 29.7 để máy tiếp tục được vận hành. Trước các câu hỏi: “Tại sao trong những lần kiểm tra trước, Sở Y tế không làm điều này mà lại điều chuyển máy xét nghiệm từ nơi khác về?”, “Tại sao máy Đức lại có nhiều linh kiện của Trung Quốc, Việt Nam?”…- đại diện Sở Y tế đã không có câu trả lời.
Video đang HOT
Máy Trung Quốc “đội lốt” Đức?
Ngoài ra, theo tìm hiểu của các phóng viên, máy xét nghiệm sinh hóa nhãn hiệu Greiner GA 240 do Công ty Khoáng sản cung cấp có nguồn gốc từ Trung Quốc, hãng Greiner cũng chuyên cung cấp hóa chất thuốc thử sinh hóa máu chứ không sản xuất thiết bị y tế. Hãng này đã mua các thiết bị từ Trung Quốc về lắp ráp và dán nhãn Greiner để đưa đi bán.
Trả lời câu hỏi: “Tại sao lại chấp thuận một nhãn hiệu máy có nguồn gốc không rõ ràng, của một hãng không chuyên, không đảm bảo về chất lượng”, ông Bùi Hoàng Mai – Giám đốc Trung tâm Kiểm định và hiệu chuẩn trang thiết bị y tế (Viện Trang thiết bị và công trình y tế) – đơn vị nghiệm thu chất lượng máy Greiner GA 240 cho biết:
“Chúng tôi chỉ kiểm tra chất lượng máy trên giấy tờ, thấy máy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Còn theo quy trình đấu thầu thì các máy cũng chỉ ghi tính năng kỹ thuật thông thường, không ghi nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ nên đơn vị nào đáp ứng yêu cầu về tính năng kỹ thuật thì duyệt. Còn không được chọn về nguồn gốc xuất xứ nên không thể biết được đó là hãng có nổi tiếng, chuyên sản xuất máy hay không” (?).
Về việc máy có nhiều linh kiện sản xuất ở Trung Quốc, Việt Nam trong khi nhãn máy lại của Đức, ông Mai cho biết đó là điều bình thường vì công ty này có thể thuê các nước đó sản xuất linh kiện và mang về lắp ráp.
Ông Nguyễn Viết Cường – Chánh Thanh tra Sở Y tế cũng “trấn an” rằng: “Cho dù máy có trục trặc, hay hỏng hóc nhưng các bệnh viện đều đã tiến hành kiểm tra nội kiểm, ngoại kiểm theo đúng quy trình nên chất lượng các xét nghiệm sinh hóa từ máy này vẫn đảm bảo, người dân an tâm.
Theo Dân Việt
Vụ máy xét nghiệm vỏ Đức ruột Trung Quốc: Sở Y tế Hà Nội nói gì?
- Trong số 6 bệnh viện tuyến huyện sử dụng máy xét nghiệm sinh hoá do Sở y tế Hà Nội cấp theo gói thầu số 04, ít nhất phát hiện 2 máy Greiner GA 240 ( trị giá 648 triệu đồng/máy) nhãn hiệu của Đức nhưng ruột bên lại là hàng Trung Quốc.
Lý giải vấn đề trên trong cuộc họp báo chiều ngày 29/7, Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở y tế Hà Nội cho biết: "Dự án về đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện được uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt năm 2005. Dự án được triển khai từ 2007 - 2008 và kết thúc 2010.
Ông Nguyễn Khắc Hiền Giám đốc Sở y tế Hà Nội.
Riêng gói thầu số 4, trong đó có máy xét nghiệm sinh hoá theo hợp đồng có tên Greiner GA 240 (trị giá 648 triệu đồng/máy) xuất xứ từ Đức do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu khoảng sản cung cấp.
Greiner GA 240 có tất cả 6 chiếc cung ứng cho 6 bệnh viện tuyến huyện là Bệnh viện Thường Tín, Hoài Đức, Vân Đình, Thanh Oai, Phú Xuyên, Quốc Oai. Các trang thiết bị này được đưa vào sử dụng từ năm 2010. Trong năm đầu khi sử dụng thiết bị không có đơn vị nào có ý kiến về máy trục trặc.
Ông Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng đoàn công tác kiểm tra cho hay, ngay sau khi phát hiện những thông tin báo nêu, chúng tôi đã làm việc với Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Bệnh viện Hoài Đức về máy xét nghiệm Greiner GA 240.
Đoàn đã kiểm tra 4 nội dung gồm, hồ sơ quản lý và thiết bị máy, quá trình vận hành và sử dụng máy, công tác bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng vả hoá chất sử dụng máy,kiểm tra hoạt động thực tế của máy.
Theo ông Dung, hồ sơ pháp lý máy xét nghiệm Greiner GA 240 đẩy đủ các giấy tờ liên quan gồm các quyết định, hồ sơ mời thầu, dự thầu, chấm thầu, tài liệu liên quan, biên bản nghiệm thu máy
Về quy trình tiếp nhận và vận hành máy, nghiệm thu đầy đủ theo quy định là nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy đơn động không tải, nghiệm thu chạy liên động không tải, nghiệm thu chạy liên động có tải. Qua 4 bước nhiệm thu đều xác nhận máy đủ tiêu chuẩn và đưa vào hoạt động có xác nhận của đơn vị cung cấp, đơn vị tư vấn và đơn vị sử dụng.
Trong quá trình sử dụng máy, cả hai máy chúng tôi và kiểm tra ở Bệnh viện thường tín và Hoài đức đều có lý lịch sử dụng máy và quy trình vận hành đúng theo quy định. Trong quá trình sử dụng, các cán bộ kỹ thuật viên đều khẳng định máy đảm bảo tốt và đảm bảo theo các thông số, tiêu chí của máy theo như hợp đồng.
Đến 7/3/2013, máy xét nghiệm tại Bệnh viện Thường Tín, Hoài Đức cũng bị hỏng nhưng cả hai bệnh viện này đều liên hệ với đơn vị để sửa chữa là đơn vị trúng thầu cung cấp hoá chất nhưng đơn vị này đều không cung cấp được bóng đèn đáp ứng yêu cầu.
"Việc thay thế bóng đèn phải qua đơn vị cung cấp, vì trong hồ sơ dự thầu, đơn vị cung cấp đảm bảo sẽ cung cấp linh kiện thay thế trong vòng 10 năm. Nhưng qua kiểm tra, cả hai bệnh viện này đều chưa liên hệ với nhà cung cấp mà đều liên hệ với đơn vị cung cấp hoá chất sữa chữa. Việc này không đúng theo quy định", ông Dung nói.
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về việc máy xét nghiệm Greiner GA 240 bị hỏng thì kết quả của bệnh nhân liệu có chính xác hay không, Giám đốc Nguyễn Khắc Hiền khẳng Định: "Các mẫu xét nghiệm đều đạt yêu cầu".
Ông Hiền giải thích thêm, mỗi lần một thiệt bị được đưa vào sử dụng đều được kiểm tra cài đặt chương trình chạy hoát chất lên máy đồng thời đem các mẫu xét nghiệm đó để so sánh đối chiếu.
Trước đó, Đoàn Công tác liên ngành Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Sở Y tế Hà Nội và Công an huyện Thường Tín tiến hành kiểm tra Bệnh viện Đa khoa Thường Tín phát hiện máy xét nghiệm sinh hóa tự động, nhãn hiệu Hitachi 717, series 6312-19 tại Khoa Xét nghiệm không có chứng từ nguồn gốc.
Cơ quan chức năng đã tiêu huỷ máy và xử phạt 30 triệu đồng đối với hành vi nàyvì cho rằng máy xét nghiệm sinh hóa kém chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn tới việc cho ra các kết quả, chất lượng khám chữa bệnh.
Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa Thường Tín do các máy xét nghiệm sinh hóa mà Sở Y tế Hà Nội cấp cho bệnh viện đang bị hỏng, không sử dụng được trong khi bệnh viện chưa có máy mới nên bệnh viện phải mượn máy của Công ty Phú Cường An, đơn vị chuyên nhập khẩu các máy xét nghiệm sinh hóa từ tháng 7/2013. Trung bình một ngày, Bệnh viện thực hiện từ 150 đến 200 xét nghiệm các loại cho bệnh nhân. Tuy nhiên chiếc máy sinh hóa ký hiệu Greiner GA 240 được Sở Y tế cấp chỉ làm được khoảng 20-30 trường hợp, còn lại đều sử dụng máy Hitachi 171.
ĐỖ VIỆT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Kết luận nghi vấn tráo thủy tinh thể tại BV Mắt: 'Sơ suất' Sáng 7/10, Sở Y tế Hà Nội tổ chức họp báo xung quanh những nghi vấn về việc tráo thủy tinh thể, dịch nhầy trong quá trình mổ phaco tại Bệnh viện Mắt Hà Nội được dư luận quan tâm trong thời gian qua. Buổi họp báo xoay quanh đơn thư tố cáo của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, bác sĩ phụ...