Nghi vấn đường dây nhập siêu xe biếu tặng, lãnh đạo Tổng cục Hải quan lên tiếng?
Trước thông tin “lùm xùm” về một số đối tác nước ngoài mỗi năm hào phóng “tặng” hơn 100 siêu xe cho doanh nghiệp, cá nhân ở Việt Nam nhưng xe biếu tặng cuối lại vào… các showroom ô tô, chiều 25/5, đại diện Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã lên tiếng xung quanh vấn đề này.
Số lượng xe nhập khẩu theo diện quà biếu, quà tặng rất thấp, chiếm 1% tổng xe nhập khẩu. Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức.
Theo lãnh đạo TCHQ, không phát hiện thất thoát về thuế đối với xe nhập khẩu theo diện quà biếu, quà tặng. Tuy nhiên, cơ quan này đề xuất tới đây Cục Hải quan sẽ không cấp phép nhập khẩu xe theo diện này nữa. Phía TCHQ đã cử 4 đoàn thanh tra làm việc tại 4 cục hải quan địa phương để thanh tra, xử lý các vi phạm liên quan đến xe nhập diện biếu, tặng.
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (TCHQ) cho biết: Theo quy định pháp luật về thuế, đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng, người khai hải quan phải nộp đủ các loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trước khi hàng hóa được thông quan. Đối với xe quà biếu tặng, phải nộp thêm thuế thu nhập bất thường tại cơ quan thuế nội địa.
“Đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu, tặng mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu trong thời gian qua, cơ quan hải quan đã thực hiện thủ tục theo đúng quy định hiện hành và thu đủ các loại thuế theo quy định. Ngoài ra, cơ quan hải quan gửi hồ sơ liên quan đến cơ quan thuế nội địa để thực hiện việc thu thuế thu nhập bất thường”, ông Âu Anh Tuấn cho biết. Quan điểm của TCHQ: Nếu phát hiện sai phạm trong việc cấp phép nhập khẩu và thực hiện thủ tục hải quan đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng thì sẽ xử lý nghiêm, không bao che.
Đối với các thông tin như một địa chỉ có nhiều doanh nghiệp nhận xe là quà biếu tặng, hoặc xe sau khi thông quan đã đưa ra cửa hàng để bán, TCHQ cho biết: Cơ quan hải quan thực hiện việc cấp giấy phép trên cơ sở hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư 143/2015/TT-BTC do người nhận quà biếu tặng nộp (trong đó có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Theo đó việc một địa chỉ có nhiều doanh nghiệp hoạt động (được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là theo quy định của pháp luật về quản lý doanh nghiệp. Trường hợp đây là những địa chỉ “ma” dùng để khai báo gian dối, cơ quan hải quan sẽ phối hợp với cơ quan chức năng xem xét và xử lý đúng quy định. Tiểu mục 3 Bộ Luật dân sự (quy định về quyền định đoạt), quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy; chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng…
Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan hải quan rà soát hồ sơ tại khâu cấp giấy phép nhập khẩu, cụ thể: phải có chứng từ chứng minh mối quan hệ (quan hệ xuất nhập khẩu thì phải có tờ khai, chứng từ thanh toán tiền hàng, quan hệ tư vấn, hỗ trợ thì phải có hợp đồng, email trao đổi trước đó…), trường hợp nghi ngờ về mối quan hệ giữa bên cho và bên tặng thì báo cáo Tổng cục Hải quan để xác minh thông tin. Đối với các doanh nghiệp trong các năm gần đây thường xuyên nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng thì phải thực hiện xác minh; tổ chức thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tại 4 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có số lượng xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng lớn trong thời qua.
Ngay từ năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gửi công điện yêu cầu TCHQ chỉ đạo cục hải quan các tỉnh tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động xuất nhập khẩu xe ô tô dưới hình thức quà biếu tặng. Đồng thời, TCHQ đã có các văn bản chỉ đạo đồng thời tổ chức công tác kiểm tra giám sát do đó hoạt động xuất nhập khẩu ô tô dưới hình thức quà biếu tặng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 đã giảm đáng kể so với các năm trước đó.
Video đang HOT
Đề cập về tình hình nhập khẩu xe theo dạng quà biếu, tặng thời gian qua, ông Trần Bằng Toàn, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (TCHQ) cho biết: Qua rà soát trị giá hải quan đối với xe nhập khẩu diện quà biếu, tặng từ 1/1/2021 hết quý 1/2022, trong hơn 1.013 chiếc, doanh nghiệp kê khai trị giá tính thuế chỉ 3.302 tỷ đồng. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định, cơ quan hải quan xác định lại giá trị là 4.745 tỷ đồng, tổng số tiền chênh lệch là 1.443 tỷ đồng nộp về cho ngân sách Nhà nước (NSNN).
Theo TCHQ, năm 2016 xe nhập khẩu diện biếu tặng về Việt Nam là 1.064 chiếc, năm 2017 là 987 chiếc, năm 2018 là hơn 260 chiếc, năm 2019 là 213 chiếc, năm 2020 là hơn 480 chiếc, năm 2021 trên 795 chiếc; trong 5 tháng đầu năm 2022 là hơn 160 chiếc. Số thuế thu được tương ứng các năm, năm 2016 là hơn 2.300 tỷ đồng, năm 2017 là 298 tỷ đồng, năm 2018 là hơn 1.000 tỷ đồng, năm 2019 là 1.800 tỷ đồng, năm 2020 là hơn 1.700 tỷ đồng và năm 2021 là hơn 4.100 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm 2022, số thuế thu được của loại hình xe này là 1.222 tỷ đồng.
“Sau khi rà soát các nghĩa vụ về thuế, số xe nhập diện quà biếu tặng không gây thất thu thuế cho Nhà nước. Bên cạnh đó, sau khi rà soát trị giá hải quan, cơ quan hải quan đã tăng thu thêm hàng nghìn tỷ đồng so với giá khai tính thuế của doanh nghiệp”, ông Âu Anh Tuấn khẳng định.
Về nghi vấn người chủ mưu đứng ra lập doanh nghiệp ma, người nghèo đứng tên được tặng siêu xe, lãnh đạo Cục Giám sát quản lý về hải quan khẳng định sẽ rà soát và trao đổi với các cơ quan như thuế, công an, đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh để làm rõ.
Hai con số giật mình: Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết
Việc nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nên tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường khó chấm dứt.
Hai con số 'giật mình'
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Thực tế, trên các tuyến biên giới phía Bắc hiện nay, Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ các cửa khẩu phụ, lối mở. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, các lối mở, cửa khẩu phụ tại một số giai đoạn phải đóng lại để đảm bảo phòng chống dịch. Do đó, hàng hóa tăng mạnh qua các cửa khẩu lớn như Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).
Hàng hóa dồn về các cửa khẩu chính là một trong những lý do khiến ùn tắc hàng hóa nghiêm trọng. Trong khi đó, hàng sang Trung Quốc lại chủ yếu đi theo các con đường rất rủi ro: Tiểu ngạch.
Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tiết lộ hai con số đáng chú ý về xuất khẩu chính ngạch.
Cảnh sống tạm bợ của lái xe khi ùn tắc hàng hóa sang Trung Quốc. Ảnh: Kiên Trung
Ông Vy Công Tường cho biết: Bộ NN-PTNT Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về việc nhập khẩu 9 loại nông sản gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Hiện 9 mặt hàng đưa sang Trung Quốc áp dụng kiểm dịch 100%, dẫn đến thời gian thông quan lâu hơn. Lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn hy vọng khi có Nghị định thư về chấp nhận kiểm dịch lẫn nhau thì việc thông quan sẽ rất thuận lợi. Đồng thời, Bộ NN-PTNT đang tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để đưa thêm một số mặt hàng nông sản khác nhập chính ngạch vào Trung Quốc.
Một số liệu khác được lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn cung cấp cho thấy tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch qua địa bàn Lạng Sơn rất thấp. Đối với hải quan Lạng Sơn, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 3% nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lý do là việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có truyền thống từ lâu. Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, mỗi người là 8.000 NDT/ngày (khoảng 28,7 triệu đồng), nên các DN phía Việt Nam và Trung Quốc không mặn mà thực hiện nhập khẩu chính ngạch. Thay vào đó họ nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, sang phía Trung Quốc sẽ gom các lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.
Như vậy, khi việc nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, thì tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường sẽ lại xảy ra.
Tình trạng này còn kéo dài nếu không thay đổi. Ảnh: Kiên Trung
Tắc còn dài nếu không thay đổi
Việc chỉ có 9 mặt hàng nông sản được Trung Quốc đồng ý xuất khẩu chính ngạch cũng vẫn sẽ tiếp tục kích thích tâm lý duy trì xuất khẩu tiểu ngạch như đã đề cập ở trên. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro như đã và đang xảy ra ở các cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Tổng cục Hải quan cũng đã cảnh báo nông sản xuất sang Trung Quốc vẫn không tuân theo các chuẩn mực thương mại quốc tế nên thiệt hại nhiều năm qua vẫn nghiêng về phía người xuất khẩu Việt Nam.
Mở rộng mặt hàng thuộc diện xuất khẩu chính ngạch là điều Bộ NN-PTNT, các bộ ngành cùng doanh nghiệp nên tích cực chung tay để 'thông hàng' sang Trung Quốc vì đây vẫn là thị trường rộng lớn cần tận dụng.
Mặt khác, khâu bảo quản, chế biến nông sản sau tiêu thụ vẫn cần phải được khuyến khích bằng các cơ chế chính sách cụ thể hơn nữa. Một trong những lý do khác khiến các doanh nghiệp hầu như chỉ tập trung xuất khẩu nông sản tươi, chưa qua chế biến sang Trung Quốc bởi đây là thị trường gần nhất, sau khi thu hoạch có thể chở thẳng lên cửa khẩu để bán sang bên kia biên giới. Việc có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chế biến sâu nông sản không chỉ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa, mà còn đáp ứng được các quy định đang dần khắt khe hơn của thị trường Trung Quốc.
Mặt khác, đây cũng là cơ sở để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản sau chế biến sang các thị trường Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do như EU, CPTPP,... Bởi để xuất được nông sản tươi sang các thị trường như EU, hay Mỹ, quãng thời gian vận chuyển là cả một vấn đề nan giải, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hàng hóa. Nhưng đa dạng hóa thị trường cho nông sản Việt Nam là điều không thể không làm.
Nông sản Việt xuất sang các 'nước giàu' như các nước thuộc EU không chỉ cạnh tranh với Thái Lan, Trung Quốc mà cả các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ. Nhờ chế biến tốt, nên nông sản của họ xuất khẩu nhiều sang châu Âu. Việc vận chuyển bằng đường biển giúp sản phẩm từ châu Mỹ qua EU chỉ mất 8 ngày, giúp sản phẩm có chất lượng tốt. Trong khi, một số loại nông sản của Việt Nam vẫn phải đi bằng đường hàng không, giá cả đắt nên người tiêu dùng không thể bỏ tiền mua trái cây hàng ngày.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong số 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mới có 3 mặt hàng là thủy sản, rau quả, hạt điều (gạo ở vị trí thứ 16). Đối với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, các con số này là rất khiêm tốn.
Các sản phẩm xuất khẩu còn chưa đa dạng
Như vậy, để không còn cảnh 'tắc hàng' sang Trung Quốc trầm trọng như đang xảy ra, những giải pháp đơn lẻ mang tính tình thế sẽ không giải quyết được triệt để. Nỗ lực của từng bộ ngành hay doanh nghiệp đơn lẻ không thay đổi được căn bệnh trầm kha này. Sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp, người nông dân mới có thể thay đổi được tình cảnh thường xuyên lặp lại này.
Chỉ một động thái của Trung Quốc, nửa tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn giảm 40% Do Trung Quốc siết kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu với lý do phòng chống dịch Covid-19, kim ngạch chung xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ 01/12/2021 đến hết ngày 15/12/2021 chỉ đạt 121,65 triệu USD. Trung Quốc "siết" kiểm soát xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn giảm 40% Trao đổi tại cuộc...