Nghi vấn căn hộ đã bán vẫn tổ chức bốc thăm tái định cư?
Sau 15 năm triển khai, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt ( quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chỉ nằm trên giấy, điều đáng nói thời gian qua người dân tại đây “tố” việc căn hộ bố trí tái định cư đã được bán từ trước đó nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức bốc thăm tái định cư.
Căn hộ đã bán vẫn tổ chức bốc thăm tái định cư?
Bắt đầu được triển khai từ năm 2004, nhưng đến nay, sau 15 năm dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với quy mô “khủng” hơn 35ha do Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng – Licogi làm chủ đầu tư vẫn dậm chân tại chỗ với nguyên nhân là chậm giải phóng mặt bằng (GPMB), khiến hàng trăm hộ dân trong diện bị thu hồi đất phải sống trong điều kiện “3 không” – không điện, không nước sạch, không hộ khẩu.
Sau 15 năm, Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn chỉ nằm trên giấy, hàng chục ha đất bỏ hoang cho cỏ mọc. Thậm chí, nhiều diện tích đất thời gian qua được cho thuê và sử dụng sai mục đích gây bức xúc cho người dân.
Điều đáng nói, thời gian gần đây, người dân nằm trong diện GPMB phục vụ việc xây dựng Khu đô thị mới Thịnh Liệt ngỡ ngàng phát hiện các căn hộ phục vụ tái định cư đã được bán trước thời điểm tổ chức bắt thăm căn hộ tái định cư.
Cụ thể, theo nguồn tin PV có được, tại cuộc họp điều chỉnh dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt tại các phường Thịnh Liệt, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) vào tháng 6/2017 do Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chủ trì đã chỉ đạo chủ đầu tư có trách nhiệm làm nhà tái định cư và mua nhà thương mại để tái định cư theo quy định.
“Trường hợp cần điều chỉnh vị trí xây nhà tái định cư sang vị trí khác để đẩy nhanh tiến độ GPMB, nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định. Trong thời gian xây dựng nhà tái định cư, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm bố trí tạm cư theo quy định”, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu.
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo trên, Licogi đã bố trí các căn hộ thương mại thuộc dự án Valencia Garden tại Lô đất CT-19B, Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội). Ngay sau đó, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hoàng Mai đã cùng với chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt tổ chức bắt thăm căn hộ tái định cư cho người dân vào ngày 4/4/2018 tại UBND phường Thịnh Liệt.
Tuy nhiên, phán ánh tới báo chí, bà B.T.T. (tổ 25, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) cho biết, căn hộ tái định cư mà gia đình bà bốc thăm được trước đó (Căn hộ C0505 thuộc chung cư Valencia Garden – PV) đã có người dọn về ở. Điều đáng nói, theo bà T., qua tìm hiểu căn hộ này được mua lại từ tháng 1/2018.
Người dân cho rằng các căn hộ thương mại thuộc Dự án Valencia Garden mà chủ đầu tư bố trí tái định cư cho người dân đã bán trước thời điểm bốc thăm tái định cư.
“Nếu như tổ chức bắt thăm cho người dân thì căn hộ phải còn nguyên, chưa có ai ở, đằng này căn hộ đã có người vào ở từ mấy tháng trước mà vẫn bốc thăm, liệu có gì bất thường đằng sau việc này”, bà T. bức xúc.
Cũng theo bà T., ngoài căn hộ tái định của gia đình bà thì các các hộ tái định cư bố trí cho các hộ dân khác cũng đã được bán hết từ trước thời điểm bốc thăm tái định cư.
Dự án chậm tiến độ nhiều năm, dân xin tự lo tái định cư
Liên quan tới những “lùm xùm” tại dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, trả lời PV Tiền Phongtại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều 23/4, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai – Nguyễn Quang Hiếu thừa nhận đến nay dự án đã chậm tiến độ nhiều năm do việc GPMB quá chậm. “Nguyên nhân chậm GPMB do nhiều vấn đề liên quan, trong đó có sự hợp tác của người dân, cơ chế chính sách thay đổi cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư không chủ động trong quá trính triển khai hiện dự án theo quy định”, ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt có quy mô hơn 35ha, được triển khai từ năm 2004 và chia là 2 giai đoạn, giai đoạn 1 của dự án là 27,7ha. Tuy nhiên, đến nay công tác GPMB giai đoạn 1 của dự án còn tồn tại khoảng hơn 3.000m2 (khoảng 30 hộ). “UBND quận sẽ tiếp tục tuyên truyền và vận động, nếu người dân không thực hiện chúng tôi sẽ cưỡng chế để thu hồi hoàn thành GPMB trong quý II/2019. Sau khi có mặt bằng sạch, quận mới báo cáo để thành phố giao các sở ngành liên quan thực hiện các khâu tiếp theo như cắm mốc giới và xây dựng mức giá để doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất và giao cho doanh nghiệp triển khai dự án”, ông Hiếu thông tin.
Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai – Nguyễn Quang Hiếu trả lời báo chí liên quan đến những “lùm xùm” tại Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt.
Còn trước thông tin phản ánh của người dân về dấu hiệu “bất thường” khi những căn hộ tái định cư thuộc dự án Valencia Garden đã có người về ở nhưng vẫn tổ chức bốc thăm, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết, trước đó, chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt đã có phương án trình Thành phố, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan, đề nghị được tự mua căn hộ tái định cư cho người dân tại dự án Valencia Garden – Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên) để bán tái định cư cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi tại dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt.
Sau đó Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai đã tổ chức bốc thăm lựa chọn diện tích căn hộ tái định cư cho 30 hộ gia đình. Tuy nhiên, trong số 30 hộ này thì có 29 hộ không có nhu cầu tái định cư và đã có đơn đề nghị được nhận tiền hỗ trợ một lần và tự lo tái định cư. Theo đó, mức hỗ trợ cho các hộ này bằng 6,8 triệu đồng/m2 x diện tích căn hộ bốc thăm được.
“Riêng trường hợp của bà B.T.T. ban đầu là do không thống nhất được phương án và không muốn nhận căn hộ tái định cư tại dự án Valencia Garden – KĐT mới Việt Hưng. Tôi đã trực tiếp gặp và lắng nghe nguyện vọng của bà T. cùng gia đình. Sau khi bàn bạc, gia đình có nguyện vọng tái định cư bằng căn hộ thương mại tại dự án Hồng Hà Tower – 89 Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) để thuận tiện hơn cho cuộc sống. Sau đó, chúng tôi đã liên hệ và được Sở Xây dựng đồng tình cho người dân tái định cư tại chung cư số 89 Thịnh Liệt”, vị Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai lý giải.
Ninh Phan
Theo Tiền phong
TPHCM báo cáo Thủ tướng và đề xuất phương án giải quyết quỹ nhà tái định cư tại Thủ Thiêm không còn nhu cầu sử dụng
UBND TPHCM vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xây dựng căn hộ phục vụ tái định cư tại khu đô thị mới Thủ Thiêm và kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giải quyết một số dự án cụ thể.
Theo đó, UBND TPHCM cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 190/CP-NN ngày 22/2/2002, Thành ủy và UBND TP đã thống nhất chủ trương thực hiện Chương trình xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm để tổ chức tái định cư bằng căn hộ chung cư.
Tuy nhiên, đến nay do số lượng căn hộ sử dụng bố trí tái định cư đã xây dựng vượt xa so với nhu cầu thực tế nên UBND TPHCM báo cáo với Thủ tướng về thay đổi mục tiêu đầu tư quỹ nhà tái định cư thuộc Chương trình 12.500 căn hộ thành nhà ở thương mại; đề xuất phương án giải quyết quỹ nhà không còn nhu cầu sử dụng.
Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư (khu tái định cư 30,224ha) thuộc phường Bình Khánh, quận 2 xây dựng 4.216 căn hộ và hạ tầng kỹ thuật do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 là chủ đầu tư (nhà đầu tư).
Ngày 17/1/2019, UBND TPHCM đã có công văn số 54/UBND-ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép chấp thuận TPHCM được tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư để không thực hiện việc thanh toán và mua lại quỹ nhà và nhà đầu tư được chỉ định tiếp tục phát triển dự án theo quy hoạch trên các lô đất mà nhà đầu tư đã xây dựng móng cọc và một khối chung cư với mục tiêu xây dựng nhà ở thương mại.
Đồng thời UBND TPHCM sẽ xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá trị thị trường phù hợp với mục đích sử dụng đất để thu tiền sử dụng đất của các khu đất này theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, UBND TPHCM cũng đã báo cáo xin chủ trương Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý giá bán, giá thuê không kinh doanh và giá bán, giá thuê bảo toàn vốn (không bao gồm chi phí lãi vay về đất phát sinh sau thời điểm hoàn tất công tác bồi thường, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chi phí hạ tầng xã hội) đối với 1.080 căn hộ chung cư theo đề xuất của Sở Tài chính và với sự thống nhất của các sở - ngành.
UBND TPHCM cũng vừa giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, đề xuất, trình UBND TP quyết định giá khởi điểm để làm cơ sở bán đấu giá đối với 5 lô đất Rl, R2, R3, R4 và R5 trong khu 38,4ha nói trên theo đúng quy định pháp luật.
Đây là những căn hộ thuộc Chương trình xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ bố trí tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trước đó, UBND thành phố, báo cáo xin chủ trương Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý giá bán, giá thuê không kinh doanh và giá bán, giá thuê bảo toàn vốn (không bao gồm chi phí lãi vay về đất phát sinh sau thời điểm hoàn tất công tác bồi thường, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chi phí hạ tầng xã hội) đối với 1.080 căn hộ chung cư theo đề xuất của Sở Tài chính và thống nhất của các sở, ngành.
Cũng liên quan đến Thủ Thiêm, vừa qua Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, đề xuất, trình UBND thành phố quyết định giá khởi điểm để làm cơ sở bán đấu giá đối với lô đất Rl, R2, R3, R4 và R5 trong khu 38,4 ha phường Bình Khánh, quận 2 theo đúng quy định pháp luật.
Đối với việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất tại 5 lô đất trên để làm cơ sở bán đấu giá, Phó Chủ tịch UBND thành phố đồng ý phương án xác định giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản công không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm đảm bảo hiệu quả đấu giá và đúng quy định pháp luật.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Tận thấy loạt đô thị bỏ hoang ở Hà Nội mà Thủ tướng yêu cầu báo cáo Sau cả chục năm phê duyệt, hàng loạt khu đô thị mới và dự án nhà ở tại huyện Mê Linh (Hà Nội) vẫn trong tình cảnh bỏ hoang, dở dang với diện tích lên tới hàng nghìn ha. Trong số này có nhiều "ông lớn" BĐS với các dự án chậm triển khai lâu nay được báo chí phản ánh. Đây là...