Nghi vấn bệnh viện truyền hóa chất hết hạn: Lỗi ở đâu?
Về nguyên tắc, quy trình quản lý, cấp phát thuốc vô cùng chặt chẽ, khi có sự không đồng nhất về hạn dùng thuốc, tuyệt đối không được sử dụng.
Thông tin Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM truyền hóa chất quá hạn cho bệnh nhi ung thư đang được xác minh, làm rõ.
Báo cáo từ Bệnh viện Truyền máu – Huyết học, qua kiểm tra ban đầu, 2 lọ thuốc Antithymocyte Globuline được cấp phát cho bệnh nhi Lê Trần Khánh Chi (4 tuổi, bị suy tủy) có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020 (trong đó có 1 lọ đã sử dụng xong và 1 lọ đã sử dụng 1/3).
Trong khi đó, kiểm tra trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện thì 2 lọ thuốc này lại có hạn sử dụng là tháng 11/2021.
Trao đổi với Đất Việt, một số ý kiến đều cho biết, đa số các sản phẩm thuốc khi hết hạn sẽ không có đủ khả năng trị bệnh, thậm chí có thể đẩy người sử dụng vào nguy cơ gặp biến chứng chết người.
Luật Dược 2016 đã quy định, hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng.
Hạn dùng của thuốc được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
Hai chai hóa chất được người nhà bệnh nhi phát hiện đã hết hạn sử dụng
Luật Dược 2016 nghiêm cấm hành vi kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
Luật cũng nghiêm cấm cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.
Các ý kiến đều khẳng định, về nguyên tắc, quy trình quản lý, cấp phát thuốc rất chặt chẽ và buộc phải tuân thủ. Theo GS.TS Phạm Gia Khải, nguyên Phó Trưởng ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, trong sự việc xảy ra ở Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM, thiếu sót xảy ra ở những người đã có một số kinh nghiệm nhất định trong quản lý thuốc.
“Về nguyên tắc, thông tin trên lọ thuốc với hệ thống phần mềm quản lý thuốc phải đồng nhất. Nhưng khi hai thông tin này không đồng nhất chứng tỏ sai ở một khâu nào đó, ai làm sai thì chưa rõ nhưng khi sai như vậy thì tuyệt đối không được truyền cho bệnh nhân”, GS.TS Phạm Gia Khải nói và đánh giá việc truyền hóa chất quá hạn này “rất nghiêm trọng”, phải xử lý nghiêm.
Cũng chia sẻ ý kiến về sự việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Sái, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Thái Bình cho biết, “3 tra, 5 đối và 5 đúng” là những nguyên tắc nằm lòng đối với nhân viên y tế nói chung và bắt buộc phải áp dụng trong suốt quá trình dùng thuốc để đảm bảo việc dùng thuốc đúng, an toàn, tránh nhầm lẫn.
Cụ thể, 3 tra là cách nói tắt của 3 đối tượng cần kiểm tra trong dùng thuốc, gồm: kiểm tra tên người bệnh; tên thuốc và liều dùng thuốc.
5 chiếu là cách nói tắt của 5 vấn đề cần đối chiếu khi cho bệnh nhân dùng thuốc. Cụ thể: Đối chiếu số giường, số phòng; đối chiếu nhãn thuốc; đối chiếu chất lượng thuốc; đối chiếu đường dùng thuốc và đối chiếu thời gian dùng thuốc.
5 đúng yêu cầu nhân viên y tế trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc cần kiểm tra, đối chiếu đúng 5 vấn đề sau: Đúng người bệnh; Đúng thuốc; Đúng liều; Đúng đường dùng và Đúng thời gian.
“Ở đây là do quy trình thực hiện mà thôi. Nhập thuốc vào, xuất thuốc ra phải có tra đổi cụ thể, hay trước khi đến người sử dụng thì nhân viên y tế cũng phải tra đối. Bên cạnh đó, giao thuốc cho bệnh nhân, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân phải ký nhận vào đó”, PGS.TS Nguyễn Văn Sái nhấn mạnh nguyên tắc.
Liên quan đến sự việc này, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu Sở Y tế TP.HCM phải khẩn trương xác minh thông tin Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM truyền hóa chất quá hạn cho bệnh nhân nhi, xử lý sai phạm nếu có.
Bộ Y tế cũng yêu cầu công khai thông tin về kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông. Đồng thời báo cáo kết quả này về Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 3/7 để cục báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.
Được biết, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ 1 dược sĩ và 2 điều dưỡng vì nghi sử dụng hóa chất quá hạn truyền cho bệnh nhi bị suy tủy.
Phát hiện mới về virus corona trong tuần dễ lây lan nhất
Virus corona dễ lây lan nhất trong tuần đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh và có thể tồn tại gần 1 tháng trong cơ thể bệnh nhân, theo nghiên cứu mới tại Hong Kong.
Virus corona dễ lây lan nhất trong tuần đầu tiên kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh, điều này có thể giải thích phần nào lý do tại sao dịch viêm phổi lan nhanh mất kiểm soát như hiện nay, tờ South China Morning Post trích một nghiên cứu tại Hong Kong.
Các nhà nghiên cứu đánh giá khả năng lây lan dựa trên các mẫu nước bọt của 23 bệnh nhân được xác nhận mắc Covid-19, căn bệnh gây ra bởi virus corona chủng mới, tại hai bệnh viện trong thành phố.
Kết quả cho thấy tải lượng virus ở bệnh nhân - tất cả đều trong độ tuổi từ 35 đến 75 - ở mức cao nhất trong bảy ngày đầu sau khi khởi phát triệu chứng và giảm dần sau đó, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa The Lancet hôm 23/3.
Bà Carrie Lam, đặc khu trưởng Hong Kong và các quan chức đeo khẩu trang trong một buổi họp báo về tình hình virus corona tại Hong Kong. Ảnh: Getty Images
Virus lây mạnh nhất trong 7 ngày đầu
"Tải lượng virus cao trong tuần phát bệnh đầu tiên cho thấy bệnh nhân có thể dễ dàng lây virus sang cho người khác trước khi nhập viện", Kelvin To Kai-wang, phó giáo sư lâm sàng tại khoa vi sinh của Đại học Hong Kong cho biết.
Hiện tại, virus corona đã khiến 400.000 người trên khắp thế giới nhiễm bệnh và 16.000 người tử vong, chủ yếu là người già và có thể ở trong cơ thể gần một tháng, các nhà nghiên cứu cho biết thêm.
Thậm chí, đã có trường hợp virus đã được phát hiện 25 ngày sau khi bệnh nhân có triệu chứng.
"Virus tiếp tục phát tán trên một phần ba số bệnh nhân của chúng tôi trong 20 ngày hoặc hơn", ông Kai-wang nói, và cho rằng bệnh nhân có thể phải ở trong các khu vực cách ly lâu hơn.
Tại Trung Quốc, bệnh nhân được theo dõi tại các trung tâm cách ly bắt buộc trong 14 ngày, sau đó xuất viện và tiếp tục quá trình cách ly 14 ngày tại nhà. Tại Hong Kong, bệnh nhân xuất viện không bắt buộc phải tự cách ly sau khi xuất viện, tuy nhiên, các nhân viên y tế sẽ theo dõi sát tiến trình phục hồi của bệnh nhân.
Sự phát tán virus kéo dài không nhất thiết đồng nghĩa bệnh nhân nhiễm virus trong một thời gian dài, vì nghiên cứu trên chỉ phát hiện ra sự hiện diện của bộ gene virus trên bệnh nhân, tức axit nucleic của virus (chứa toàn bộ thông tin di truyền và quyết định khả năng nhiễm trùng của virus), chứ không phải virus sống.
"Tuy nhiên, theo quan điểm kiểm soát nhiễm trùng, chúng tôi cần giả định rằng bất cứ ai được phát hiện mang axit nucleic của virus đều có khả năng truyền bệnh và cần được cách ly để giảm thiểu nguy cơ này", ông nói.
"Nhưng có thể sẽ không có đủ cơ sở cách ly trong trường hợp có số lượng lớn bệnh nhân mới".
Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị rằng để chính bệnh nhân tự lấy mẫu nước bọt có thể sẽ an toàn hơn là nhờ nhân viên y tế thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm tiêu chuẩn thông qua bằng đường họng và mũi người bệnh.
"Việc thu thập mẫu bệnh phẩm mũi họng có thể gây ho và hắt hơi và là mối đe dọa với sức khỏe của nhân viên y tế", nghiên cứu viết.
Cuộc sống tại Vũ Hán trở lại bình thường sau 2 tháng bị phong tỏa
Các công nhân dần đi làm trở lại, nhiều chuyến xe buýt xuất hiện trên phố xá để đưa đón người dân. Có thể nói, cuộc sống tại Vũ Hán đã trở lại sau 2 tháng chống chọi với Covid-19.
Người bệnh, thân nhân, khách đến bệnh viện phải khai báo y tế Sở Y tế TP.HCM vừa gửi công văn khẩn đến các cơ sở y tế trên địa bàn về việc đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trước nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện. Trong công văn được ký ngày 25/3, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế, cho biết trước tình hình dịch bệnh trên...