Nghi vấn bé Nhật Linh lên xe nghi phạm vào ngày bị bắt cóc
Cảnh sát Nhật Bản mới đây đã phát hiện đoạn video thu từ camera giám sát cho thấy, một bé gái có ngoại hình giống với bé Nhật Linh lên chiếc xe cắm trại của nghi phạm Shibuya Yasumasa vào hôm nạn nhân bị bắt cóc.
Cảnh sát khám nghiệm chiếc xe cắm trại của nghi phạm Shibuya.
Trang Yomiuri dẫn lời quan chức điều tra tỉnh Chiba vào ngày 16/4 cho biết, cảnh sát vừa thu thập được đoạn video từ camera giám sát trong khu vực ghi lại hình ảnh một bé gái có ngoại hình giống với bé Nhật Linh, nạn nhân 10 tuổi gốc Việt bị sát hại và vứt xác gây rúng động dư luận thời gian gần đây, lên chiếc xe cắm trại của nghi phạm vừa bị bắt, Shibuya Yasumasa (46 tuổi).
Đáng nói, thời gian ghi hình được xác nhận là vào ngày 24/3, trùng với ngày bé Nhật Linh mất tích.
Trước đó, cảnh sát đã tịch thu hai chiếc xe thuộc sở hữu của Shibuya, chiếc xe cắm trại và xe mini dùng để di chuyển hàng ngày, để phục vụ điều tra.
Các nguồn tin cho hay, từ ngày 24-26/3, chiếc ô tô mini của nghi phạm xuất hiện trong những hình ảnh do một máy quay an ninh gần khu vực phát hiện túi học sinh và các vật dụng khác của nạn nhân.
Video đang HOT
Phía cảnh sát cũng đặt ra giả thiết, nghi phạm đã sát hại nạn nhân, rồi dùng xe cắm trại để đưa đến địa điểm vứt xác.
Theo nhận định, Shibuya có đủ điều kiện đi lại giữa Abiko (nơi tìm thấy xác bé Linh) và Bando (nơi phát hiện đồ dùng của nạn nhân) vì nghi phạm làm việc trong ngành vận tải, theo The Japan News.
Hiện, các nhà điều tra vẫn đang tích cực làm việc để làm sáng tỏ các nghi vấn. Nghi phạm vẫn giữ thái độ im lặng.
Theo Tú Oanh (Tiền Phong)
Việt Nam đặc biệt lo ngại tình trạng quân sự hóa Biển Đông
Trong buổi họp báo chiều 25/2 của Bộ Ngoại giao, báo chí đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam nếu Mỹ đề nghị cùng tuần tra trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc điều máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh:
"Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi.
Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông mà còn đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC".
Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. ảnh: TTXVN.
Tại họp báo, trả lời câu hỏi liên quan đến việc truyền thông Hoa Kỳ đưa tin nước này có thể sẽ triển khai dàn pháo di động tới Biển Đông, Người phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ: "Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.
Chúng tôi mong muốn các bên có hành động trách nhiệm, mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như tại khu vực trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982."
Trả lời phóng viên về quan điểm của Việt Nam nếu được đề nghị tham gia cùng tuần tra tại Biển Đông cùng với Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết: "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiến hành các hoạt động bình thường của mình tại các khu vực này phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Chúng tôi cũng khẳng định, các hoạt động này của các lực lượng chức năng Việt Nam luôn đóng góp cho hòa bình, ổn định tại khu vực cũng như trên thế giới.
Chúng tôi cũng đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình là Việt Nam tôn trọng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Đồng thời chúng tôi cũng đề nghị các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế. Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam đã được các nước trong và ngoài khu vực đánh giá cao và đã góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực".
Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về những diễn biến căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Những diễn biến gần đây ở khu vực, đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy nguyên trạng của khu vực đang bị phá vỡ, đặc biệt đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hóa ở Biển Đông.
Chúng tôi cho rằng, đây là hai diễn biến hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại khu vực".
Theo TTXVN
Sập mỏ than ở Nga, 2 người chết, 28 người mắc kẹt Ngày 25.2, mỏ than Severnaya ở vùng Vorkuta, phía bắc nước Nga xảy ra hai vụ nổ khiến trần đường hầm bị sập nhiều chỗ và gây cháy, làm ít nhất 2 người chết, 28 người khác còn mắc kẹt bên dưới. Một mỏ than ở Nga - Ảnh: Sputnik Theo Tass ngày 26.2, giám đốc kỹ thuật của Công ty than Vorkuta,...