Nghi vấn bà Clinton bị đầu độc
Nhà nghiên cứu bệnh lý nổi tiếng Bennet Omalu vừa đề nghị các nhân viên trong chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton đưa bà đi xét nghiệm độc tố sau khi bà đứng không vững trong buổi lễ kỷ niệm 15 năm vụ khủng bố 11-9 ở TP New York.
Trong một thông điệp trên mạng xã hội Twitter, ông Omalu viết: “Tôi khuyên các quan chức trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton nên đưa bà ấy đi xét nghiệm nồng độ độc tố trong máu. Có thể bà ấy đã bị đầu độc”.
Sức khỏe của bà Hillary Clinton đang được sư luận nước Mỹ hết sức chú ý. Ảnh: AP
Không dừng lại ở đó, là một người được biết đến với trình độ chuyên môn xuất sắc và sự kiên trì hiếm thấy, ông Omalu tiếp tục củng cố lập luận đã nêu ra.
Ông cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa – từng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông chủ Điện Kremlin, là những người không đáng tin cậy.
Theo báo The Washington Post, ông Putin hồi tháng 1 năm nay bị cáo buộc dính líu đến cái chết của cựu điệp viên tình báo KGB Alexander Litvinenko tại London – Anh vào năm 2006.
Video đang HOT
Hai nhà báo Griff Witte và Michael Birnbaum của The Washington Post đã viết vào thời điểm đó: “Mặc dù chỉ dừng lại ở việc đổ lỗi cho Tổng thống Putin, cuộc điều tra tìm thấy bằng chứng gián tiếp mạnh mẽ cho thấy chính phủ Nga chịu trách nhiệm cho cái chết của ông Litvinenko”.
Bác sĩ Bennet Omalu. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Tờ báo cũng bình luận để ám sát một cựu điệp viên KGB trên đất Anh, chắc chắn ông Putin phải “bật đèn xanh”, nếu không vụ ám sát sẽ không thể xảy ra.
Ông Omalu sinh trưởng ở Nigeria, sau đó nhập quốc tịch Mỹ vào năm 2015. Ông là nhà nghiên cứu bệnh lý nổi tiếng cũng như sở hữu nhiều bằng cấp danh giá.
Uy tín của nhà nghiên cứu này được khẳng định sau vụ ông kiên trì tìm nguyên nhân gây ra cái chết của một số cầu thủ đội Pittsburgh Steelers. Cuối cùng, ông đã thuyết phục được những người hoài nghi rằng họ tổn thương não dẫn đến tử vong là do dùng đầu đỡ bóng quá nhiều.
Hiện tại, có vẻ ông Omalu vẫn chưa dừng lại ở giả thuyết bà Clinton bị đầu độc.
Theo P.Nghĩa (Người lao động/The Washington Post)
Truyền thông Mỹ tìm ra 'gót chân Achilles' của bà Clinton
Quỹ Clinton có thể là "gót chân Achilles" của chính quyền Clinton ngay cả trong trường hợp chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Quỹ Clinton nhận được hỗ trợ tài chính lên tới hàng chục triệu đô la từ các nước nằm trong "danh sách đen" của Bộ Ngoại giao Mỹ về các vi phạm nhân quyền, bao gồm cả trong khoảng thời gian bà đảm nhận chức Ngoại trưởng Mỹ.
Bà Hillary Clinton.
Theo nhận định của tờ The New York Times ngày 21/8, những tiết lộ mới về hoạt động của quỹ này có thể phá hủy toàn bộ chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
Báo Mỹ cho biết, Saudi Arabia đã tặng hơn 10 triệu USD cho Quỹ Clinton. Quốc gia này cũng từng ủng hộ cho các quỹ dẫn tới vụ bắt giữ tỉ phú Viktor Pinchuk, con rể cựu Tổng thống đầu tiên của Ukraine Leonid Kuchma. Tổ chức Lebanon - Nigeria cũng đã đóng góp 5 triệu USD.
Theo báo Mỹ, nhà tài trợ hào phóng nhất là Saudi Arabia trong thời điểm mối quan hệ giữa Riyadh và Washington gặp nhiều khó khăn. Chính phủ Washington đã lo ngại rằng Saudi Arabia đang hỗ trợ cho hầu hết các phong trào Hồi giáo cực đoan.
Và mặc dù quốc gia này đã phủ nhận mọi mối quan hệ với các nhóm khủng bố Hồi giáo, nhưng có đủ bằng chứng cho thấy sự tồn tại của sự hỗ trợ từ Riyadh cho các chiến binh đại diện cho các tổ chức từ thiện.
Ngoài ra, danh sách các nhà tài trợ của Quỹ Clinton còn bao gồm các nước như UAE, Qatar, Kuwait, Oman, Brunei và Algeria.
Theo tác giả, quỹ này có thể là "gót chân Achilles" của chính quyền Clinton ngay cả trong trường hợp chiến thắng trong cuộc bầu cử gần đây bà đã đưa ra cam kết sẽ đóng băng nó nếu trở thành Tổng thống.
Theo báo Mỹ, mặc dù giải pháp này có thể giúp gia đình Clinton tránh bối rối trong tình huống hiện nay nhưng nó không phải là câu trả lời cho câu hỏi liệu bà Clinton sẽ ứng xử thế nào với các nhà tài trợ cũ của mình nếu họ đưa ra những yêu cầu trái với quyền lợi của nước Mỹ khi bà trở thành Tổng thống.
Tờ Business Insider cũng đặt ra những hoài nghi đối với cam kết của bà Clinton khi cho biết tuyên bố này không phải là một trả lời mong đợi với các hoài nghi rằng các quốc gia này có khả năng vung tiền cho chiến dịch tranh cử nước rút của bà Clinton.
Mối quan hệ ấm cúng của gia đình Clinton "với các khách hàng quen trên toàn cầu là một vấn đề từ khi bà Hillary làm ngoại trưởng và kéo dài cho tới tận chiến dịch tranh cử của bà. Và nó sẽ vẫn là một vấn đề ngay cả khi bà vào Nhà Trắng, Businesss Insider bình luận.
Theo Người Đưa Tin
Quỹ từ thiện tỷ đô gây rắc rối cho bà Clinton vào Nhà Trắng Những rắc rối và xung đột lợi ích liên quan đến một quỹ từ thiện trị giá hàng tỷ USD của nhà Clinton có thể trở thành chướng ngại vật ngăn bước ứng viên tổng thống đảng Dân chủ vào Nhà Trắng. Cả gia đình Clinton trò chuyện trong một sự kiện của Quỹ Clinton hồi tháng 3/2014. Ảnh: Reuters Quỹ Clinton của...