Nghĩ trước khi ăn: 20.000 trẻ chết đói mỗi ngày!
Trong khi hàng ngày có rất nhiều người đang lãng phí thực phẩm thì trên thế giới, cứ 7 người có 1 người bị đói thường xuyên và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày…
Lãng phí thực phẩm là điều mà người ta rất dễ bắt gặp tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam . Đến bất cứ nhà hàng, quán ăn, một buổi tiệc lớn hay một bữa ăn nhỏ ngay tại gia đình, người ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng thức ăn thừa bày la liệt trên bàn và sau đó, nó được xử lý bằng cách cho vào… sọt rác.
Đa số người Việt khi nhìn thấy các bữa ăn thừa như vậy cũng đều tỏ ý tiếc rẻ, nhưng họ cũng đồng thời sẵn sàng gọi rất nhiều đồ ăn đãi khách chỉ vì sĩ diện. “Gọi đồ ăn ít có thể khiến khách không dám ăn, vì vậy, biết là thừa vẫn phải gọi nhiều để khỏi mang tiếng” là suy nghĩ của nhiều người Việt. Tuy nhiên, có lẽ họ sẽ nghĩ lại nếu biết rằng, mỗi năm, thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm (tương đương với một phần ba sản lượng toàn cầu, trong khi đó, trên thế giới cứ 7 người thì có 1 người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị chết đói mỗi ngày.
Không chỉ mất cân bằng quá lớn trong lối sống ảnh hưởng nghiêm trọng Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lãng phí lương thực cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Lãng phí thực phẩm đồng nghĩa với việc lãng phí các chất hóa học được sử dụng như phân bón và thuốc trừ sâu, nhiên liệu trong quá trình vận chuyển, nhiefu thực phẩm bị thối rữa, phát thải khí metan.
“Thế giới hiện nay có 7 tỷ người và sẽ lên tới 9 tỷ người vào năm 2050. Lãng phí thực phẩm không chỉ tác động đến kinh tế và môi trường mà còn là vấn đề đạo đức” – Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành UNEP Achim Seiner nói.
Ông Achim Seiner cũng phân tích rằng, bên cạnh việc lãng phí các chi phí đầu vào như đất, nước, phân bón và sức lao động… chất thải thực phẩm cũng tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính. “Chúng tôi kêu gọi mọi người trên toàn thế giới cùng nỗ lực để nâng cao nhận thức và hành động thực tế ở gia đình, trên trang trại, trong các siêu thị, ở căng tin, trong khách sạn hoặc bất cứ nơi nào thực phẩm được tiêu thụ hằng ngày trong cuộc sống” – Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Quốc tế FAO thì nói rằng, trong các khu vực công nghiệp, gần một nửa số thực phẩm bị lãng phí, khoảng 300 triệu tấn thức ăn bị nhà sản xuất, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng vứt bỏ hằng năm vẫn có thể sử dụng được. “Sự lãng phí này còn nhiều hơn tổng sản lượng lương thực của châu Phi cận Sahara, đủ để nuôi sống khoảng 870 triệu người đói trên toàn thế giới” – ông José Graziano da Silva nói.
Video đang HOT
Trong khi nhiều người tiêu thụ thực phẩm một cách lãng phí thì trên thế giới, mỗi ngày có 20.000 trẻ dưới 5 tuổi chết đói
Ăn chay: Cứu mình, cứu trái đất
“Ăn chay, sống xanh, cứu trái đất” là chủ đề của một hội thi nấu ăn chay sẽ được tổ chức tại Huế để hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm nay. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, ăn chay không chỉ có ý nghĩa tâm linh, văn hóa ẩm thực và sức khỏe mà còn có ý nghĩa tốt đối với môi trường.
“Khi chuyển từ tiêu thụ thực phẩm dạng hạt sang dạng thực phẩm dạng đạm động vật, chúng ta sẽ làm tiêu tốn năng lượng thêm gấp nhiều lần. Nếu chúng ta càng ngày càng thích tiêu thụ các loại thực phẩm dạng đạm và những thứ đặc sản của đạm thì sẽ dẫn đến những hành động ảnh hưởng nhiều đến môi trường qua việc tiêu tốn năng lượng cũng qua việc sử dụng nhiều đất đai… để cung cấp nhu cầu theo tháp năng lượng”.
Tuy nhiên, ông Tuyến giải thích rằng, nói như vậy không có nghĩ là khuyên người dân ăn ít đạm đi, mà là nên sử dụng cân bằng và tiết kiệm. Ông Tuyến cũng nhấn mạnh về khía cạnh sức khỏe khi tiêu thụ đạm động vật, liên quan đến các loại bệnh tật.
Ngày Môi trường Thế giới năm nay được Liên hiệp quốc chọn là với chủ đề “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” nhằm khuyến khích mọi người hãy chú ý hơn đến những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm và lựa chọn những loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường.
Tại Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức các hoạt động quốc gia kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới năm 2013 từ ngày 4 ngày 5/6 tại thành phố Huế.
Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính, đến năm 2015 có khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới sẽ thừa cân và 700 triệu người sẽ bị béo phì, 374 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường và hơn 80% trong số này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đến năm 2030 số ca tử vong vì bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Với xu hướng trên, việc lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn hợp lý của mỗi cá nhân và gia đình sẽ vừa giúp duy trì sức khỏe tốt, đồng thời giúp giảm chất thải trong quá trình tiêu dùng.
Theo vietbao
Các thuyền viên tàu Hoa Sen kêu cứu
Thiếu lương thực, nước ngọt, nhiên liệu và bị cô lập với bên ngoài... Đó là hoàn cảnh khốn khó của các thuyền viên trên tàu Hoa Sen (thuộc công ty Vinashinlines) đang neo đậu tại Trung Quốc kêu cứu về Việt Nam để mong nhận được sự hỗ trợ.
Phản ánh tới Dân trí, các thuyền viên tàu Hoa Sen cho biết họ đã làm việc tại Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) được 14 tháng, có những người là 18 tháng, nhưng mới chỉ được nhận duy nhất 1 tháng lương.
"Công ty không gửi tiền ăn cho tàu, anh em phải húp cháo và ăn mì tôm hàng tuần liền, một số anh em thuyền viên nhờ người nhà gửi tiền sang cho vay để ăn tạm. Thiếu nhiên liệu (máy phát điện chỉ chạy theo giờ để nấu cơm), thiếu nước ngọt, thiếu tiền ăn, thiếu sự quan tâm từ công ty, điều kiện thời tiết thì khắc nghiệt (mùa hè thì rất nóng và mùa đông nhiệt độ xuống âm độ), đặc biệt do tàu neo đậu rất xa bờ nên chúng tôi luôn bị cô lập với thế giới bên ngoài..." - các thuyền viên nói về hoàn cảnh sống hiện tại.
Do tàu neo đậu ở xa nên các thuyền viên như bị cô lập với bên ngoài
Cũng phải nói thêm rằng, đây không phải là lần đầu tiên các thuyền viên trên tàu Hoa Sen gửi lời kêu cứu về Việt Nam. Lí do kêu cứu nhiều lần được các thuyền viên nhấn mạnh vì suốt thời gian hơn 1 năm qua phải sống và làm việc trong điều kiện hết sức tồi tệ, nhưng công ty lại thiếu trách nhiệm và không quan tâm tới anh em thuyền viên đang ở nơi xa xứ.
"24 Tết năm 2011 chúng tôi nhận công tác lên tàu đi Trung Quốc, nhưng trong lúc khó khăn nhất, lúc chúng tôi cần công ty nhất thì Phó Tổng Giám đốc công ty gửi mail sang cho tàu hồi tháng 9/2012 với nội dung biết anh em gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty không có nguồn thu nào nên không thể giúp được anh em. Chúc anh em tai qua nạn khỏi. Chúng tôi đã gửi rất nhiều đơn đề nghị công ty thay người nhưng hầu như không nhận được hồi âm, hoăc chỉ là những lời hứa suông. Một số lãnh đạo công ty trả lời anh em cố gắng ở lại tàu khi nào bán được và về thì sẽ trả đủ lương." - các thuyền viên cho hay.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Quế Dương - Tổng Giám đốc Vinashinelines thừa nhận vì chưa có nguồn nên việc nợ lương của anh em thuyền viên là có thật, nhưng về hoàn cảnh hiện tại của anh em thuyền viên thì theo ông Dương mọi việc không đến mức quá bi đát.
"Chúng tôi vừa chuyển tiền ăn và phí sinh hoạt cho một số tàu đang neo đậu ở nước ngoài hồi đầu tuần này, trong đó có tàu Hoa Sen. Nếu anh em chưa nhận được tiền thì chúng tôi sẽ kiểm tra lại" - ông Dương khẳng định.
Cũng theo ông Dương, các tàu của Vinashinlines neo đậu ở nước ngoài được Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, vì thế hàng tháng chúng tôi vẫn gửi tiền cho anh em thuyền viên.
Các thuyền viên tàu Hoa Sen cho biết đời sống hiện tại vô cùng khó khăn
Được biết, Vinashinlines đã trình các phương án bán tàu Hoa Sen nhưng chưa được duyệt. Lãnh đạo công ty này cho hay khi tàu được bán thì những vấn đề liên quan cũng sẽ được giải quyết.
Trước đó, ngoài tàu Hoa Sen, Dân trí cũng nhận được phản ánh của thuyền viên trên một số tàu của Vinashinlines như: Diamond Way - đang mắc kẹt ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, New Phoenix đang neo đậu ở Đại Liên (Trung Quốc)...
Theo Dantri
Bình Dương: Thót tim trước những pha nhào lộn ở "Hồ tử thần" Bât châp biên báo nguy hiêm và hệ thống hàng rào sắt nhọn hoắt, nhiều người vẫn phá rào vào bên trong, vô tư nhào lộn, biểu diễn những cú nhảy rợn người. Hô đá (thuộc phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) nằm trong khuôn viên làng Đại học Quôc gia TP.HCM được người dân gọi là "Hô tử...