Nghỉ tránh dịch Covid-19, giáo viên nỗ lực mưu sinh để giữ nghề
Thời gian dài nghỉ tránh dịch Covid-19 khiến hàng trăm giáo viên mầm non ở Kon Tum nghỉ việc không lương. Các cô phải bươn chải đủ nghề để duy trì cuộc sống.
Giáo viên gặp khó vì dịch Covid-19
Hơn 7 năm giảng dạy tại trường mầm non, cuộc sống của cô Phan Thị Mai Trâm – giáo viên Trường Mầm non Ngôi Sao Xanh (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đều gắn với trường lớp và những học sinh thân yêu.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay trường đóng cửa khiến cuộc sống của cô giáo trẻ cũng bị đảo lộn nhiều. Nghỉ dạy kéo dài khiến nguồn thu nhập 6 triệu đồng/tháng của cô không còn.
Để duy trì cuộc sống, hàng ngày cô Trâm phải thức dậy sớm để đi lấy gà về sơ chế, nướng rồi ship tận nhà cho khách.
Cô Trâm phải bán hàng online để trang trải cuộc sống.
“Chồng tôi làm mộc, ảnh hưởng của dịch bệnh nên không có khách đặt hàng, đành phải nghỉ. Tôi chỉ còn cách bán hàng online mới có thể nuôi 3 miệng ăn của gia đình và duy trì cuộc sống.
Tuy nhiên, tôi chưa bán online bao giờ nên khách mua hàng ít. Cũng nhờ phụ huynh học sinh và anh em hàng xóm cảm thông nên hay mua ủng hộ”, cô Trâm trải lòng.
Chật vật đi giao hàng cả ngày, cô Trâm cũng kiếm được khoảng hơn 100.000 đồng. Số tiền này giúp gia đình phần nào vượt qua khó khăn. Những hôm hết tiền, cô phải xoay xở vay mượn người thân khi nào có sẽ trả lại.
Video đang HOT
Mấy năm nay, thu nhập của gia đình đều trông chờ vào đồng lương của cô và công việc mộc của chồng. Tuy nhiên nghỉ dịch đã khiến cuộc sống gia đình trở nên khốn khó.
Tương tự, cô Tiêu Thị Quỳnh và cô Đỗ Thị Ngọc Ánh – nhân viên cấp dưỡng Trường Mầm non Hoa Hồng (thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) cũng đang trong tình trạng thất nghiệp. Có con nhỏ, trường học đóng cửa bởi dịch nên hai cô đành ở nhà trông con.
Dịch kéo dài cũng khiến việc làm của chồng các cô bị ngưng trệ. Thu nhập hàng tháng của gia đình không còn nên hai cô phải vay mượn tiền của bà con, hàng xóm để trang trải.
Đề xuất hỗ trợ
Thầy Ngô Tấn Quyết – Phó Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Hồi cho hay, trên địa bàn có 10 trường mầm non với 52 cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện nghỉ dịch không lương. Hiện Phòng đã gửi danh sách lên UBND huyện Ngọc Hồi, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum để có hướng xem xét, hỗ trợ những trường hợp này.
Cũng theo thầy Quyết, không có việc làm nên nhiều giáo viên phải buôn bán online, hoặc làm nương rẫy để duy trì cuộc sống. Do đó, Phòng và nhà trường thường xuyên khích lệ, động viên tinh thần các thầy cô cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt.
Nghỉ tránh dịch Covid-19 nên nhiều giáo viên gặp khó, tìm đủ nghề để mưu sinh.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Liên – chuyên viên Mầm non (Phòng GD&ĐT TP Kon Tum) cho biết, trên địa bàn thành phố có 648 cán bộ, giáo viên, nhân viên cả công lập và ngoài công lập thuộc diện nghỉ không lương do dịch Covid-19.
Vừa qua, Phòng GD&ĐT TP Kon Tum có đề xuất lên Sở GD&ĐT, Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội, UBND Thành phố… hỗ trợ một phần kinh phí cho những cán bộ, giáo viên, nhân viên trong danh sách nghỉ không lương vì dịch. Ngay sau đó Sở GD&ĐT đã có tờ trình gửi lên UBND tỉnh.
Theo cô Liên, hiện tại UBND tỉnh đã nhất trí phương án hỗ trợ cho 314 cán bộ, giáo viên, nhân viên của 15 trường Mầm non tư thục dân lập và 59 nhân viên cấp dưỡng của các trường công lập. Riêng 48 nhóm trẻ độc lập tư thục, gồm 151 cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa được cấp duyệt hỗ trợ.
“Hiện tại Phòng đang đề xuất lên Sở để có phương án hỗ trợ cho 151 cán bộ giáo viên, nhân viên ở các nhóm trẻ độc lập tư thục. Bởi những cán bộ, giáo viên chỉ có nguồn thu từ việc dạy học. Khi nghỉ dịch thời gian dài, nhiều người khó khăn, phải bươn chải đủ nghề để kiếm sống”, cô Liên nói.
Cũng theo cô Liên, để động viên tinh thần, khích lệ các giáo viên trong đợt nghỉ dịch kéo dài, một số trường ủng hộ 500.000 đồng/tháng hoặc đóng bảo hiểm cho giáo viên, nhân viên đến khi hết dịch. Tuy nhiên, do các trường mầm non tự thu, tự chi nên không đủ kinh phí chi trả lương cho giáo viên.
Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hơn 600 cán bộ, giáo viên nhân viên tại huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Hà và TP Kon Tum nghỉ không lương.
Để hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ dịch không lương, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh & Xã hội, Sở Tài chính lên danh sách. Cụ thể, đơn vị đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên 1 suất lương cơ bản tối thiểu trong 1 tháng; Miễn đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng đề nghị được hỗ trợ từ tháng 2 đến khi trở lại trường; Xem xét miễn tiền lãi vay từ ngân hàng để xây cơ sở giáo dục ngoài công lập từ tháng 2 đến khi học sinh trở lại trường.
Giáo viên hợp đồng Hà Nội lại kêu cứu Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân
Hôm qua 2/12, đại diện cho 94 giáo viên hợp đồng trước 31/12/2015 của Thị xã Sơn Tây, Hà Nội lại có đơn kêu cứu gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Đơn kêu cứu của tập thể 94 giáo viên hợp đồng của thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Trao đổi với Tiền Phong, thầy Nguyễn Viết Tiến, nguyên giáo viên hợp đồng trường THCS Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây cho biết, đến thời điểm này lần lượt đã có 5/8 quận, huyện xét tuyển báo điểm là: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Vì, Mỹ Đức và Cầu giấy. Vậy là thành phố đã dần hoàn tất kỳ thi tuyển, xét tuyển viên chức giáo dục năm 2019. Nhưng đến thời điểm này các thí sinh vẫn chưa biết số phận cụ thể của mình ra sao.
Trong khi đó, ngày 15/11/2019 chủ tịch TP Hà Nội ký công văn hỏa tốc 5310 khẳng định Hà Nội sẽ bổ sung đủ chỉ tiêu để xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng đủ diều kiện theo công văn 5378 của Bộ nội vụ. Nhưng đến nay, thành phố vẫn chưa có thêm động thái nào khiến giáo viên hợp đồng rất sốt ruột, lo lắng vì tại Thị xã Sơn Tây, giáo viên hợp đồng đã bị cắt hợp đồng ngay sau khi kết thúc năm học 2018-2019.
Tại hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây với công nhân, viên chức, người lao động thị xã năm 2019 vừa qua, trả lời câu hỏi liên quan đến việc thực hiện đặc cách giáo viên hợp đồng hay không, Chủ tịch UBND thị xã, ông Nguyễn Huy Khánh khẳng định chờ hướng dẫn của thành phố. Ông Khánh cũng cho biết dù thi tuyển, hay xét tuyển đặc cách thì vẫn phải dựa vào chỉ tiêu biên chế được giao.
Điều này làm cho GVHĐ toàn thành phố lo âu, hoang mang không biết đặt niềm tin vào đâu và không biết Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có thực hiện lời hứa với giáo viên hợp đồng như trong công văn 5130 hay không.
Hôm qua, trong đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thầy Nguyễn Viết Tiến, đại diện cho 94 giáo viên hợp đồng của Thị xã Sơn Tây đã viện dẫn từ ý kiến đến văn bản chỉ đạo của những người trong cuộc liên quan đến số phận của GVHĐ.
Điều băn khoăn hiện nay của GVHĐ là theo công văn 5130 do Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung ký thì thành phố sẽ bổ sung bao nhiêu chỉ tiêu và bổ sung như thế nào khi số chỉ tiêu tuyển dụng đã được lấp đầy sau kỳ thi tuyển, xét tuyển viên chức giáo dục Hà Nội năm 2019?
Những môn học không có chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu quá ít (cho dù Thị xã Sơn Tây vẫn thiếu) trong khi số GVHĐ lại quá nhiều thì giải quyết ra sao? Làm thế nào để giải quyết triệt để số GVHĐ lâu năm trên toàn thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội đủ điều kiện xét đặc cách.
Chính vì vậy, lần này, tập thể gồm 94 GVHĐ bậc Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội gửi đơn kêu cứu đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân với mong muốn, ông và Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Sở Nội vụ Hà Nội và UBND Thành Phố Hà Nội với những nội dung như sau:
Bổ sung đủ chỉ tiêu biên chế cho thị xã Sơn Tây để triển khai tuyển dụng đặc cách theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 5378/BNV- CCVC ngày 5/11/2019 và theo Công văn số 5130/UBND- NC do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội- Nguyễn Đức Chung ký ngày 15/11/2019.
UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định xét tuyển đặc cách GVHĐ có đủ điều kiện theo Công văn số 5130/UBND- NC do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội- Nguyễn Đức Chung ký ngày 15/11/2019 ngay sau khi có kết quả thi tuyễn, xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục Hà Nội năm 2019.
Đặc cách toàn bộ 94 GVHĐ thị xã Sơn Tây vào viên chức giáo dục Hà Nội năm 2019 vì rõ ràng việc những giáo viên này không còn hợp đồng lao động hoàn toàn không do lỗi của họ mà do lỗi của đơn vị sử dụng lao động là UBND thị xã Sơn Tây.
Thầy Tiến cho hay, đây là lần thứ 5 thầy gửi đơn lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến việc xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng.
Theo Tiền phong
Cần gấp 40 triệu đồng cứu thầy giáo trẻ dạy học trên hòn đảo nhỏ Sau buổi dạy trên hòn đảo thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Kiên Giang chỉ có vài chục nóc nhà, thầy Văn đi xuống dốc hái rau rừng để ăn trưa. Không may đường trơn trượt, thầy Văn bị ngã gãy chân, máu chảy xối xả. Thầy giáo trẻ ai cũng mến thương Danh Văn sinh năm 1990, là con trai duy...