Nghỉ tránh dịch Covid-19, bà mẹ bật khóc nhận thấy “lỗ hổng” trong dạy con
Gần 3 năm chuyển về chung cư sinh sống, chị Hương và các con không hề biết trong khuôn viên chung cư còn có một công viên…
Ngày cuối tuần trong đợt con nghỉ học tránh dịch bệnh, chị Trần Thu Hương, sống tại một chung cư ở P. Linh Đông, Thủ Đức, TPHCM đưa con xuống công viên của chung cư chơi. Những ngày qua, có thời gian rảnh, chị đều đưa con xuống đây, vui chơi cùng con.
Ở đây là một khuôn viên rộng, có bãi cỏ, có hồ cá, có cây cối, ghế đá, không gian cho các con thỏa sức vui chơi, đạp xe, đá bóng… Nhìn hai con vui chơi thỏa thích, chị càng dằn vặt bản thân.
Nói ra nghe khó tin, chị chuyển về chung cư này từ năm 2017, giờ mới biết công viên này. Còn lại, chỉ biết từ căn hộ xuống tầng trệt, biết siêu thị tiện lợi, vài quán ăn, quán cà phê ở dưới…
Đợt này con nghỉ dài, vợ chồng chị cũng luân phiên xin nghỉ phép. Một kỳ nghỉ không có trong dự tính, không có sự chuẩn bị nên không đi du lịch hay về quê. Chị chăm đưa con xuống tầng đi dạo hơn và ngạc nhiên khi biết, trong khuôn viên chung cư là một công viên rất rộng. Nhiều gia đình thường đưa con xuống đây nhưng cũng như nhà chị, nhiều người không hề hay biết…
“Lâu nay bố mẹ đi làm, con đi học ở trường rồi học thêm, sáng đi, tối về gặp nhau thì loay hoay ăn uống, tắm rửa, học hành… Dường như tôi chưa bao giờ thật sự chơi cùng với các con”, chị Hương kể và nói thêm, chị tự trách mình đã thờ ơ với mọi thứ xung quanh, thờ ơ với chính con mình.
Hàng năm, vào các kỳ nghỉ, gia đình chị thường đi du lịch trong và cả ngoài nước. Vậy mà, những điều ngay trong không gian sống của mình, chị và các con lại không hề hay biết, các con luôn bị giữ chân trong bốn bức tường ở nhà với bài vở, sách, với tivi, điện thoại.
“Con tôi sẽ không đi học thêm nữa”
Không chỉ chị Hương, đợt nghỉ học tránh dịch bệnh Covid-19 kéo dài không nằm trong kế hoạch, không ít ông bố bà mẹ nhận ra “lỗ hổng” lâu nay trong việc nuôi dạy con. Nhiều gia đình trong cuộc sống hiện đại, gần như bố mẹ, con cái chỉ gặp nhau vào buổi tối mà khi đó cũng mỗi người mỗi việc, thậm chí đến bữa cơm nhiều nhà cũng mỗi người một tô, mỗi người ăn một giờ khác nhau…
Nhiều bố mẹ chỉ gánh trách nhiệm kiếm tiền, còn lại “phó thác” hoàn toàn con trẻ cho bên thứ ba như nhà trường, các trung tâm, giúp việc hay là… công nghệ. Rồi thường bù đắp sự thiếu hụt về thời gian cho con bằng những món đồ chơi đắt tiền, hay những lần đi ăn nhà hàng, siêu thị, hay đi du lịch vội vã.
Phụ huynh tại TPHCM vui chơi cùng con trong đợt đợt nghỉ phòng tránh dịch Covid-19
Nhiều tuần sinh hoạt cùng con trong đợt nghỉ, anh Nguyễn Lê Thục, ở quận 5, TPHCM kể, gia đình anh đã lên thời khóa biểu khác: Gia đình cùng tập thể dục, nấu ăn, con tham gia làm việc nhà, tưới cây, cả nhà cùng xem thời sự, đọc một cuốn sách rồi tranh luận…
Cô con gái lớp 6 của anh lần đầu tiên tự tay mình giặt quần áo của bố mẹ, tự mình chuẩn bị mâm cơm cho gia đình. Một năng lượng rất tích cực cho tất cả mọi người.
Những việc hàng ngày chúng ta nghĩ là không có thời gian nhưng anh Thục nhận ra, không phải chúng ta không có thời gian mà chúng ta đã xem nhẹ, đã bỏ quên, chúng ta đã là những ông bố bà mẹ… lười chưa được thức tỉnh.
Trước đây, nhà anh cũng đi làm suốt ngày, phó mặc con hoàn toàn cho bên ngoài từ lớp trường học, rồi các trung tâm ngoại ngữ, học thêm…
“Sau đợt này, chắn chắn tôi sẽ bỏ hẳn lịch học thêm của hai cháu. Bố mẹ cũng phải thu xếp lại, bớt tụ tập, bỏ nhậu nhẹt, giảm thời gian lên mạng xã hội. Mình và các con cần một cuộc sống tương tác với nhau nhiều hơn”, ông bố bày tỏ quyết tâm.
Một chuyên gia giáo dục tại TPHCM chia sẻ, việc con trẻ được vận động, trải nghiệm, học nhiều kỹ năng sống trong kỳ nghỉ là vấn đề bố mẹ cần nghiêm túc xem lại cách tổ chức sinh hoạt gia đình, thời khóa biểu lâu nay. Vận động, thể thao, nấu ăn, dọn dẹp, lau nhà, đọc sách… tất cả những việc này không cần phải chờ nghỉ tránh dịch mới thực hiện. Quan trọng nhất, theo bà bố mẹ có để tâm, có ưu tiên giành thời gian thật sự chất lượng cho con hay không.
Video đang HOT
Nhưng đó cũng là bức tranh cho thấy, người lớn tất bật, việc học “ngốn” hết nhiều thời gian, tâm sức của con trẻ, trong khi các em cần nhiều thứ khác trong cuộc sống bên cạnh việc học.
Thứ cần nhất là thời gian chất lượng của cha mẹ, cha mẹ chơi cùng… Sau kỳ nghỉ, có thể nhiều phụ huynh sẽ thấy lỗ hổng này để cân bằng lại. Đối với trẻ nhỏ, việc vui chơi, tương tác với bố mẹ là điều quan trọng đối với sự phát triển nhưng lâu nay chúng ta đã sao nhãng, thậm chí cố tình bỏ quên…
Hoài Nam
Theo dantri
9 cách dạy con vừa lỗi thời vừa nguy hiểm có thể làm hỏng tương lai của bé
Thông thường, chúng ta dạy con cái lắng nghe lời người lớn, tập trung vào việc học... Nhưng có lẽ không nhiều cha mẹ hiểu được rằng đôi khi chính điều bạn đang dạy con lại mang lại tác hại xấu nhiều hơn là tốt trong tương lai.
Ảnh minh họa.
Tất cả chúng ta đều muốn con cái mình lớn lên trở thành một người hạnh phúc và thành công. Vì vậy, trong hành trình nuôi dạy con, chúng ta dùng nhiều biện pháp giáo dục, áp dụng nhiều quan điểm để hi vọng mục tiêu của mình sẽ thành hiện thực.
Thông thường, chúng ta dạy con cái lắng nghe lời người lớn, tập trung vào việc học... Nhưng có lẽ không nhiều cha mẹ hiểu được rằng đôi khi chính điều bạn đang dạy con lại mang lại tác hại xấu nhiều hơn là tốt trong tương lai.
Dưới đây chính là những điều mà đa phần bố mẹ nào cũng nói với con mà không nhận ra rằng nó có thể khiến trẻ trở thành một con người khó thành công:
Các chuyên gia chỉ ra rằng, không phải ngẫu nhiên một đứa trẻ trở nên hư hỏng, ngang bướng. Chính cách nuôi dạy của bố mẹ có thể tạo ra một đứa trẻ như vậy. Với thời đại kinh tế phát triển như ngày nay, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nên sẵn sàng đáp ứng và mang lại mọi thứ mà con mình muốn. Chính sự chiều chuộng vô điều kiện này đã khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ, muốn gì được nấy.
Khi trưởng thành, một đứa trẻ như vậy sẽ thiếu trách nhiệm với chính mình, vòi vĩnh, kỹ năng xã hội kém, ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân và sẵn sàng chống đối nếu thứ mình muốn không được như ý.
Điều tốt nhất bạn nên làm là dạy cho trẻ biết quý trọng sức lao động, hiểu được giá trị của những thứ vật chất, tiền bạc mình muốn có và tôn trọng cha mẹ, người thân.
Bằng cách này con sẽ trân quý hơn cuộc sống và hiểu được tầm quan trọng của việc phải bỏ sức lực để tự có được điều mình muốn thay vì vòi vĩnh bắt người khác phải làm cho mình.
Bố mẹ luôn ước mơ con cái phải lắng nghe lời người lớn, như vậy mới là đứa trẻ ngoan. Nhưng họ không nghĩ rằng thói quen này nếu áp dụng thường xuyên, trong suốt hành trình trưởng thành có thể gây hại cho tương lai của con.
Nhà tâm lý học và cũng là tác giả của cuốn sách Cha mẹ bình yên, con hạnh phúc - Laura Markham cho rằng những đứa trẻ quá ngoan ngoãn, chỉ nghe lời người lớn sẽ trở thành một người thụ động trong tương lai.
Những người như vậy sau này có ít cơ hội để thành công và không thể tự mình quyết định, đưa ra chính kiến, quan điểm, thậm chí trở thành nạn nhân cho những người xung quanh ai khiến, điều khiển.
Đơn giản vì đó là những đứa trẻ chỉ biết răm rắp làm theo lời người khác mà không có bất cứ một chính kiến hay sự phản kháng nào. Họ sẽ trở thành người không dám chịu trách nhiệm cho suy nghĩ và hành động của chính mình.
Đó là lí do vì sao cha mẹ thông thái nên dạy con cách nói không khi cần thiết và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ của bản thân thay vì nghe lời tuyệt đối.
Một trong những bi kịch lớn nhất mà nhiều trẻ em phải đối diện đó chính là áp lực thành tích học tập mà bố mẹ đặt ra. Điều tốt nhất mà đáng lẽ bố mẹ phải làm với con mình chính là việc giải thích cho con hiểu rằng điểm kém trong một môn nào đó, một ngày nào đó hoàn toàn không ảnh hưởng tới tình yêu mà bố mẹ dành cho trẻ và cũng không ảnh hưởng tới việc trẻ có thành công sau này hay không.
Tiến sĩ Stephanie O'Leary, một nhà tâm lý học lâm sàng chỉ ra rằng, việc trẻ em bị điểm kém không có gì là nghiêm trọng. Mỗi đứa trẻ đều có một thế mạnh riêng. Trẻ vẫn có thể thành công trong tương lai nếu có những kỹ năng giải quyết tình huống, kinh nghiệm sống...
Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh rất nhiều sinh viên có thành tích học tập tốt nhưng ra đời thất nghiệp hoặc chỉ kiếm được một công việc tạm bợ bởi vì họ thiếu kỹ năng mềm, thiếu sự am hiểu cuộc sống.
Tất cả chúng ta đều nên biết cách tự đứng lên và tự bảo vệ mình. Nếu cha mẹ cố gắng "nhồi" vào đầu con rằng trong mọi trường hợp, chúng ta không được đánh nhau, không được chống đối lại người khác, bạn có thể tạo nên một đứa trẻ thất bại sau này. Trẻ sẽ vì thế mà im lặng và chịu đựng sự bắt nạt mà không dám nói lại một lời nào.
Về lâu dài, nó sẽ tạo ra một con người không có sức cạnh tranh và không biết tự bảo vệ mình trong tương lai.
Tất nhiên, sẽ có rất nhiều tranh luận xung quanh việc phải dạy con đánh nhau như thế nào, đấu tranh ra sao để không trở thành kẻ cục cằn, thô lỗ.... Nhưng rõ ràng, một đứa trẻ nên biết mình có quyền được bảo vệ bản thân, lên tiếng và không cho phép ai được chà đạp mình.
Cha mẹ không nên bảo con cái chỉ tập trung vào học và coi đó là nhiệm vụ duy nhất phải làm, sau đó bố mẹ sẽ làm hết mọi thứ cho con. Bất cứ ai dù học giỏi đến mấy cũng phải phát triển các kỹ năng đa nhiệm và có thể chịu trách nhiệm cho tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống này, chỉ có như vậy mới có thể thành công. Mà để có được những kỹ năng đó, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cũng cần phải được học và thực hành.
Nếu bố mẹ làm hết mọi việc, trẻ sẽ mãi mãi trở thành một đứa bé to xác. Những đứa bé như vậy lớn lên vừa kém cỏi, vừa không tự giải quyết được các vấn đề của bản thân và dễ dàng thất bại. Hãy nhớ, bố mẹ không thể sống cả đời cùng với con và hãy để con học cách tự trưởng thành.
Nếu đứa trẻ không biết mình muốn trở thành ai, nhiều khả năng chúng sẽ chọn theo theo sự áp đặt của bố mẹ. Một lựa chọn không xuất phát từ nhu cầu, ước mơ và khả năng của bản thân mà từ sự kỳ vọng và sở thích của người khác rất có thể sẽ khiến sau này đứa trẻ đó hối tiếc.
Để tránh việc ấy xảy ra, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn cho con, cho con tự do lựa chọn điều mình cảm thấy phù hợp nhất.
Đó cũng là lí do, ở nhiều quốc gia có chính sách cho học sinh nghỉ một năm sau khi tốt nghiệp phổ thông, hoặc nghỉ ngắn nửa năm. Trong khoảng thời gian này, trẻ có thể làm việc, tìm một công việc thực tập, làm thêm hoặc tham gia vào khóa học trải nghiệm để suy nghĩ và lựa chọn đúng công việc, nghề nghiệp mà mình yêu thích.
Tất nhiên, Giáo dục ở bậc Đại học là rất quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả. Nó càng không phải là yếu tố duy nhất tạo nên sự khác biệt trong mức lương mà 1 người có thể nhận được khi đi làm.
Khả năng thành công, thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị của nghề nghiệp trên thị trường ở từng thời điểm, bằng cấp, khả năng, năng lực của người lao động đó. Thậm chí ví dụ như bác sĩ là một trong những ngày có thu nhập cao nhất ở Mỹ, nhưng ở một số quốc gia khác, điều đó không hẳn đúng.
Ngoài ra, một số ngành xu hướng hiện tại như làm đẹp, CNTT, sản xuất phim, làm nghệ thuật... thì việc có bằng Đại học hay không không quan trọng bằng kỹ năng và kinh nghiệm của người đó.
Đó là lí do vì sao nhiều doanh nhân thành đạt, chuyên gia làm đẹp và nghệ sĩ chẳng Tốt nghiệp trường Đại học nào nhưng vẫn có cuộc sống bao người mơ ước.
Việc làm bán thời gian không mang lại một tấm bằng danh giá nhưng có thể mang lại kinh nghiệm quý giá, kết nối xã hội và thậm chí có thể quyết định tương lai của một đứa trẻ. Khi trẻ bắt đầu làm việc sớm, trẻ học được cách lập thời gian biểu, lên danh sách những việc cần làm và nhận phản hồi từ những người giám sát của họ.
Ngày nay, các nhà tuyển dụng hiểu giá trị của một công việc bán thời gian nên nó thậm chí còn trở thành 1 tiêu chí trong hồ sơ xin việc. Những ứng viên từng làm thêm sẽ có lợi thế hơn những bạn chưa va chạm môi trường đi làm bao giờ.
Các chuyên gia tin rằng, 65% sinh viên trường hiện tại đều sẽ làm thêm trong các lĩnh vực không liên quan đến ngành nghề học của mình. Đó là cách để sinh viên không chỉ học kiến thức cụ thể mà còn cả kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán và tự lập.
Một số đông bố mẹ có tư tưởng an phận, không muốn là người chịu trách nhiệm hoặc đưa ra quyết định. Họ thường đợi mọi người chốt phương án và làm theo.
Trong việc dạy con, họ cũng áp dụng như vậy. Họ dạy con rằng không cần phải gây ấn tượng, đừng nói quá nhiều, và đừng bận tâm tới công việc của người khác. Điều này sẽ tạo ra một con người như thế nào?
Những đứa trẻ như vậy trong tương lai lớn lên sẽ thành 1 người thơ ơ, hoặc hèn nhát không dám đứng lên vì lợi ích của chính mình, thậm chí thành một kẻ vô tâm. Sẽ thật đáng sợ khi thành một người lãnh cảm với mọi thứ quanh mình, ngay cả những thứ gây bức xúc.
Hãy dạy con mình có thêm nhiều chính kiến, hiểu biết và mọi mặt của xã hội để khi cần thì dung cảm lên tiếng, truyền cảm hứng và sống với những gì mình suy nghĩ.
Theo Phụ Nữ Việt Nam/giaoducthoidai
Mẹ 2 con gợi ý hàng chục trò chơi trong nhà để trẻ chơi cả ngày không biết chán khi nghỉ học giữa đại dịch Corona Các trò chơi trong nhà mà chị Anh Hoa đưa ra được thiết kế xen kẽ giữa vận động tinh và vận động thô để cân bằng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh cả về tâm-thân-trí. Vì theo chị, việc trẻ ngồi yên 1 chỗ chơi các trò tĩnh không phải là tốt. Quyết định cho học sinh từ mẫu giáo đến trung...