Nghị sỹ Mỹ nói về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama
Ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam, ngày 18.5.2016, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng Nghị sỹ John McCain ra tuyên bố khẳng định chuyến thăm của Tổng thống tới Việt Nam thể hiện một bước tiến tích cực nữa trong quan hệ giữa hai nước.
Theo ông McCain, Việt Nam ngày nay đang nổi lên như “một đối tác quan trọng” của Mỹ tại khu vực, cam kết bảo đảm các nguyên tắc của trật tự châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tự do hàng hải, tự do thương mại và giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế.
Thượng Nghị sỹ McCain cho rằng để đảm bảo cho Việt Nam đóng một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc duy trì an ninh và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ cần tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực phản ứng trên Biển Đông, mở rộng hợp tác hải quân giữa hai nước.
Ông McCain cho rằng đã đến lúc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, một tàn dư của quá khứ đang gây cản trở cho quan hệ. “Chúng ta không thể yêu cầu đối tác đóng góp nhiều hơn trong khi vẫn thực hiện các biện pháp trực tiếp hạn chế khả năng đóng góp của họ”, Thượng Nghị sỹ McCain khẳng định.
Ông Obama sẽ đến Việt Nam ngày 23.5.
Đồng tình với Thượng Nghị sỹ McCain, cựu Hạ Nghị sỹ, cựu Chủ tịch Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eni Faleomavaega cũng có một tuyên bố riêng hoan nghênh chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam, ủng hộ việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Ông Faleomavaega tuyên bố ủng hộ việc thông qua TPP, tin rằng hiệp định này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Video đang HOT
Ông Faleomavaega cũng cho rằng trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người.
Nhân dịp này, ông Faleomavaega cũng chúc các lãnh đạo mới của Việt Nam thành công trong việc phát triển đất nước, chúc Việt Nam tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới.
Thượng Nghị sỹ John McCain và cựu Hạ Nghị sỹ Eni Faleomavaega là những người có đóng góp tích cực trong nhiều năm qua cho quá trình phát triển quan hệ Việt – Mỹ.
Theo Danviet
Báo Mỹ nhận định vì sao Việt Nam và Mỹ là bạn tốt của nhau
Với tựa đề Vì sao Việt Nam và Mỹ là bạn tốt của nhau hơn bạn nghĩ, báo Chicago Tribune có bài xã luận nêu bật những lý do thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 nước nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
Ông Barack Obama sẽ là tổng thống Mỹ thứ 3 thăm Việt Nam kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. REUTERS
Bài viết đăng ngày 19.5 nhận định Việt Nam đang là một đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ ở châu Á với nhà máy Nike đặt ở đây, McDonald's cũng đã mở nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam cách đây 2 năm.
Nhưng theo Chicago Tribune, thương mại là mối quan hệ dễ tạo lập dẫu giữa 2 cựu thù. Cái đáng nói hơn là Việt Nam và Mỹ đang nhận thấy cần phải thắt chặt quan hệ quân sự. Việt Nam muốn Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí, từ đó Việt Nam có thể mua máy bay và các thiết bị quân sự khác từ Mỹ. Trong những ngày qua, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama đã rộ nhiều thông tin về việc Mỹ có thể làm điều này.
Hải quân Mỹ cũng có yêu cầu riêng của mình: được tiếp cận thường xuyên vào cảng Cam Ranh. Với Mỹ, cảng Cam Ranh là một địa danh rất quen thuộc bởi trong thời chiến, nó đóng một vai trò quan trọng với quân đội Mỹ. Đó từng là một trung tâm hậu cần then chốt, một căn cứ chiến lược cho máy bay chiến đấu và một địa điểm chính chữa trị lính Mỹ bị thương. Đó là chuyện trước đây.
Còn bây giờ, Việt Nam và Mỹ có lý do quan trọng để hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng: cả 2 đều lo ngại trước mối đe dọa từ Trung Quốc, theo Chicago Tribune. Giữa lúc Trung Quốc đang tác oai tác quái ở ở Thái Bình Dương, Mỹ có nhiệm vụ phải phô trương sức mạnh để duy trì hòa bình.
Cùng với một số quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam cần Mỹ trong vai trò gìn giữ hòa bình và bảo vệ.
Tàu chiến Mỹ USS William P. Lawrence từng tuần tra trong khu vực 12 hải lý sát đá Chữ Thập ở Trường Sa ngày 10.5.2016 HẢI QUÂN MỸ
Năm ngoái, Trung Quốc đã khiến cho các nước láng giềng thêm phần lo lắng, khi đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Trường Sa như xây dựng đảo nhân tạo, biến nhiều nơi thành các tiền đồn quân sự và tuần tra ở các vùng biển giữa Việt Nam và Philippines như thể phần lớn vùng biển đó là của mình.
Hẳn không phải là thế. Mỹ đã thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc bằng cách cho tàu chiến và máy bay qua khu vực này. Mới vừa qua, Trung Quốc đã phải tung máy bay chiến đấu đến bay cản một máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ.
Máy bay trinh sát E-P3 của Hải quân Mỹ cũng tham gia tuần tra ở Biển Đông. HẢI QUÂN MỸ
Cuộc tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa liên quan đến nhiều quốc gia và không dễ giải quyết. Nhưng Washington cần phải chặn Bắc Kinh chiếm quyền ở đó.
Mỹ cũng đã thắt chặt quan hệ quân sự với Philippines, một nước khác có quan hệ lịch sử với Mỹ và nghi ngại Trung Quốc.Thắt chặt quan hệ với Việt Nam và Philippines là bằng chứng rõ ràng trong cam kết của Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương và các tuyến đường biển quan trọng ở đó. Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra và các thiết bị khác trong bối cảnh Vịnh Cam Ranh là nơi neo đậu dễ dàng nằm gần Trường Sa.
Báo Chicago Tribune cũng đề cập đến một số bất đồng giữa Việt Nam và Mỹ nhưng kết luận rằng Mỹ không thể ngó lơ trước mối đe dọa từ Trung Quốc cũng như các lợi ích chung ngày càng lớn với Việt Nam. Lịch sử là bất biến nhưng thời gian không đứng yên một chỗ!
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Chiếc lều chống nghe lén của Obama khi công du nước ngoài Chiếc lều hoàn toàn cách âm, chống phát tín hiệu ra bên ngoài là không gian bảo mật tổng thống Mỹ dùng để đọc tài liệu hoặc bàn bạc các vấn đề nhạy cảm. Tổng thống Mỹ Obama bàn bạc về tình hình Lybia trong lều an ninh được dựng tại Brazil năm 2011. Ảnh: White House Khi Tổng thống Obama công du...