Nghị sỹ Italy kêu gọi châu Âu lên tiếng về vấn đề Biển Đông
Ngày 14/7, trong buổi điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy về vấn đề Biển Đông và tình hình an ninh khu vực, các nghị sĩ Italy đã kêu gọi chính phủ nước này và các quốc gia châu Âu lên tiếng mạnh mẽ về những hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các đại biểu tham gia buổi điều trần. (Ảnh: Phạm Đức Hòa – TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, đây là lần đầu tiên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy tổ chức điều trần về vấn đề Biển Đông và chính thức mời Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Hoàng Long tham dự. Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Trung tâm nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam và đông đảo các hạ nghị sĩ Italy cũng tham dự sự kiện này.
Phát biểu khai mạc buổi điều trần, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy, Hạ nghị sỹ Fabrizio Cicchitto khẳng định Italy quan tâm đến khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, phiên điều trần lần này nhằm làm rõ tình hình an ninh khu vực, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đặc biệt là những hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời làm rõ vai trò của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi điều trần, Đại sứ Nguyễn Hoàng Long khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo trên Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tiến sỹ Lan Anh đã trình bày với các nghị sỹ Italy những thông tin về vai trò và các vấn đề tại khu vực Biển Đông, cập nhật tình hình hiện nay tại Biển Đông, tác động của tình hình Biển Đông đối với các nước và khu vực, nguyên nhân của những căng thẳng, phản ứng của Việt Nam và khả năng đóng góp của Liên minh châu Âu (EU) đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Các nghị sỹ Italy bày tỏ lo ngại trước những hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế, đe dọa đến hòa bình, ổn định trong khu vực của Trung Quốc. Bên cạnh đó, hiện nay khu vực Đông Nam Á chưa có cơ chế điều hành, quản lý xung đột, nên nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn.
Do vậy, các nghị sỹ lên tiếng kêu gọi Italy và các nước khác ở châu Âu cần có những phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt hơn trước đối với những hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông để vừa bảo vệ luật pháp quốc tế vừa bảo vệ quyền lợi của các nước châu Âu, đồng thời, thông qua đó, buộc Trung Quốc hạn chế những hành động phiêu lưu, không tôn trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Việc lần đầu tiên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Italy mời Đại sứ Việt Nam tại Italy đến điều trần về tình hình Biển Đông thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn hơn của chính giới Italy đối với những xung đột ở Biển Đông nói riêng và an ninh ở khu vực Đông Nam Á cũng như Đông Bắc Á nói chung, đồng thời thể hiện vai trò và sự năng động của Đại sứ quán Việt Nam tại Italy trong công tác đối ngoại.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Châu Âu kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm qua kêu gọi các lãnh đạo châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng do những thay đổi lớn liên quan đến an ninh tại khu vực.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tổ chức họp báo tại trụ sở cơ quan này sau khi kết thúc phiên họp thượng đỉnh với các lãnh đạo Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ, hôm qua. Ảnh: Reuters.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tham gia cùng 28 lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) để trao đổi về "những nguy cơ mới tại châu Âu vào thời điểm chiến tranh hỗn hợp, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và tấn công mạng", Reuters dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk phát biểu tại phiên họp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ.
"Châu Âu phải đầu tư vào quốc phòng để ứng phó với sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường an ninh", ông nói trong buổi họp báo sau phiên họp.
Nhiều quốc gia châu Âu cắt giảm chi tiêu quốc phòng từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này khiến Mỹ và NATO lo ngại khả năng quân sự của châu Âu suy yếu, đặc biệt là vào thời điểm căng thẳng giữa phương Tây với Nga đang ở mức cao.
Chi tiêu giảm còn ảnh hưởng tới các công ty quốc phòng châu Âu, buộc họ phải cắt giảm tiền nghiên cứu và gia tăng lo ngại mất khả năng cạnh tranh trong tương lai.
Sự hiện diện của ông Stoltenberg thể hiện mức độ phối hợp giữa NATO và EU trong đối phó với cái gọi là chiến tranh "hỗn hợp". Cụm từ này ám chỉ những kỹ thuật "tấn công" bất thường như xâm nhập mạng, gây áp lực kinh tế hay hình thức tuyển mộ qua biện pháp tuyên truyền và mạng xã hội của phiến quân Hồi giáo cực đoan.
EU từng triển khai nhiều sứ mệnh quân sự, từ huấn luyện binh sĩ ở Somalia đến sáng kiến mới đối phó nạn nhập cư trái phép từ Libya. Tuy nhiên, EU cho rằng liên minh vẫn chưa nhận được công nhận đủ vì những nỗ lực này.
Như Tâm
Theo VNE
Nhật sẽ tuần tra thường xuyên với Mỹ ở Biển Đông Quân đội Nhật sẽ tham gia tuần tra thường xuyên với quân đội Mỹ ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng ở vùng biển này và đẩy Tokyo vào thế phải can thiệp sâu hơn vào an ninh khu vực. Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C Orion của Nhật tham gia tập trận chung với Philippines -...