Nghi Sơn đi vào hoạt động thương mại củng cố triển vọng tích cực của PVT
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại được xem là động lực tăng trưởng đột biến cho Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ( PVTrans, MCK: PVT) trong năm 2019 nhờ vào hợp đồng vận chuyển dầu thô và dầu thành phẩm cho nhà máy lọc dầu này.
Vừa qua, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu thứ 2 của Việt Nam thông tin, đã thành công hoàn tất giai đoạn thử nghiệm và đã bắt đầu hoạt động thương mại từ ngày 14/11/2018. Như vậy, tiến độ của Nghi Sơn nhanh hơn một chút so với dự báo (tháng 12). Điều này củng cố thêm cho triển vọng tích cực trong dài hạn PVT, nhờ gia tăng hiệu suất hoạt động.
Các chuyên gia dự báo, từ năm 2020 trở đi, khi hoạt động hết công suất, hàng năm Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ đóng góp 15-20% lợi nhuận thuần của PVT, qua đó giúp công ty đạt được mục tiêu tăng trưởng kép hàng năm EPS (lợi nhuận tính trên 1 cổ phiếu) là 11,9%.
Tàu PVT Hera
Với triển vọng tích cực đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) khuyến nghị “Mua” cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 22.500 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời 46,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,3%).
Video đang HOT
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), khuyến nghị “Mua” PVT với mức giá mục tiêu là 21.256 đồng/cổ phiếu. Trong đó nhấn mạnh, việc vận chuyển dầu thô và dầu thành phẩm cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ là động lực tăng trưởng đột biến cho năm 2019 của PVT.
Hiện tại PVT giao dịch quanh mức giá hơn 16.000 đồng/cổ phiếu; P/E (Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) của PVT hiện tại là 8,4 cao nhất ngành do gần như độc quyền vận tải dầu thô và khí LPG. Năm 2019, với hoạt động khả quan ở Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, dự báo sẽ giúp doanh thu của PVT tăng trưởng tốt và P/E mục tiêu cho 2019 dự kiến trên 10x.
Vào quý 3 năm 2018, PVT đã hoàn thành kế hoạch cả năm 2018. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2018 doanh thu hợp nhất của PVT đạt 5.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 540 tỷ đồng, vượt 42% so với cùng kỳ năm 2017 và về đích sớm so với kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 giao.
Mai Phương
Theo petrotimes.vn
Cổ phiếu suy giảm, Bản Việt bị 'thổi bay' hơn 1.300 tỷ đồng
Qua 235 ngày giao dịch (từ 2/1 - 11/12), giá cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt bị suy giảm 8.063 đồng (tương ứng 14,1%), khiến vốn hóa thị trường bị "thổi bay" hơn hơn 1.300 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán sáng nay vẫn chưa thể lấy lại sắc xanh do các nhóm cổ phiếu lớn chưa tìm được sự ăn ý để luân chuyển dòng tiền. Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng chậm và phân hóa mạnh thì nhóm cổ phiếu dầu khí lại tỏ ra lạnh nhạt với thị trường.
Giá cổ phiếu Chứng khoán Bản Việt giảm mạnh kể từ đầu 2018. (Ảnh: VCSC)
Chốt phiên sáng, VN-Index tụt xuống 953,4 điểm, giảm 0,26%. Trong khi đó, HNX-Index cũng sụt giảm nhẹ 0,29 điểm, xuống 106,53 điểm.
Trong phiên sáng nay, cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt mở cửa giá 49.800 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ 0,4% và kéo dài đà tăng đến hết phiên sáng. Tuy nhiên, bước sang phiên chiều, VCI bất ngờ quay đầu lao dốc và liên tục "đỏ lửa". Hiện, giá cổ phiếu này đang giao dịch quanh ngưỡng 49.000 đồng/cổ phiếu.
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, 10/12, cổ phiếu VCI dừng ở ngưỡng 49.400 đồng, giảm mạnh 1.300 đồng mỗi cổ phiếu so với chốt ngày giao dịch cuối tuần 7/12. Ngày 7/12 cũng là ngày cổ phiếu VCI đạt thị giá cao nhất trong 7 ngày giao dịch của tháng 12.
Cũng trong 7 ngày giao dịch của tháng 12, giá cổ phiếu VCI đã mất 200 đồng (0,41%). Tính chung từ đầu năm, cổ phiếu Bản Việt đã qua 235 ngày giao dịch (từ 2/1 - 11/12), suy giảm 8.063 đồng (tương ứng 14,1%), khiến vốn hóa thị trường bị "thổi bay" hơn hơn 1.300 tỷ đồng.
Với việc sở hữu hơn 6,7 triệu cổ phần VCI (4,14%, tính đến thời điểm 10/7, theo Cafef), tài sản chứng khoán của bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng khoán Bản Việt bị giảm hơn 54 tỷ đồng. Ông Tô Hải, Thành viên Hội đồng quản trị, người đang sở hữu hơn 30,9 triệu cổ phần (19,02%), "bay" mất gần 250 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý gần nhất, tính đến 30/9, tổng tài sản của VCI đạt hơn 7.370 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm, trong đó nợ phải trả chiếm gần nửa với 3.595 tỷ đồng. Doanh thu trong khoảng thời gian từ tháng 7 - 9/2018 đạt 386 tỷ đồng, giảm 6%, khiến lãi sau thuế chỉ 160 tỷ đồng, giảm 20%. Công ty lý giải doanh thu trong kỳ sụt giảm chủ yếu là do tình hình giao dịch trầm lắng, ảnh hưởng tới hoạt động môi giới.
9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động và lãi sau thuế lần lượt đạt 1.414 tỷ đồng và 691 tỷ đồng, tương ứng tăng 41% và 46%.
Bản Việt mới đây cũng đã bán ra hơn 2,5 triệu cổ phiếu SAV của Savimex.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vượt 2,2% kế hoạch doanh thu sau 11 tháng Nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn như PVGas, PVTrans hay BSR cũng đã vượt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận sau 11 tháng đầu năm. Ảnh minh họa. Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 11 đạt 1,99 triệu tấn, vượt 11% so với kế hoạch tháng. Trong đó,...