Nghị sĩ Úc bị ‘ném đá’ vì bênh Trung Quốc trong vấn đề biển Đông

Theo dõi VGT trên

Cơn bão chỉ trích bình luận ủng hộ Trung Quốc của nghị sĩ Sam Dastyari thể hiện nỗi lo ngại đối với tham vọng của Bắc Kinh trong chính giới nước này.

Nghị sĩ Úc bị ném đá vì bênh Trung Quốc trong vấn đề biển Đông - Hình 1

Thượng nghị sĩ Sam Dastyari. Ảnh: SMH

Ngày 31/8, tờ Australian Financial Review đã khiến chính giới Australia rúng động khi tiết lộ rằng thượng nghị sĩ Công đảng Sam Dastyari từng thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường Biển Đông của Trung Quốc, đi ngược lại chính sách của đảng này và chính phủ Australia.

“Biển Đông là vấn đề của riêng Trung Quốc. Trong vấn đề này, Australia cần giữ trung lập và tôn trọng quyết định của Trung Quốc”, ông Dastyari tuyên bố trong một cuộc họp báo với truyền thông Trung Quốc diễn ra hôm 17/6.

Trung Quốc luôn đòi chủ quyền trong “đường 9 đoạn” bao trùm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Yêu sách này đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ trong phán quyết ngày 12/7, tuy nhiên Bắc Kinh tuyên bố phớt lờ và đang nỗ lực lôi kéo chính phủ các nước cùng chính trị gia quốc tế ủng hộ lập trường đó.

Tiết lộ này ngay lập tức làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận và chính giới Australia. Một loạt đối thủ chính trị lẫn đồng minh quan trọng của thượng nghị sĩ Dastyari đều lên tiếng chỉ trích và đòi điều tra ông.

Nghị sĩ đảng Tự do Craig Laundy gọi đây là hành động “liều lĩnh cố ý”. Còn Tony Burke, thành viên cấp cao trong phe cánh hữu của Dastyari, phản bác tuyên bố của Dastyari, tái khẳng định lập trường của Công đảng về vấn đề Biển Đông, rằng “tất cả các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế, thể hiện sự kiềm chế”.

Công đảng Australia luôn kiên quyết phản đối các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ nỗ lực thúc đẩy hải quân nước này thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở khu vực này.

Làn sóng chỉ trích thượng nghị sĩ Dastyari càng dữ dội hơn sau khi tờFairfax Media tiết lộ Huang Xiangmo, một nhà tài trợ có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, từng bỏ ra 1.670 USD trang trải chi phí đi lại vượt định mức phụ cấp cho ông.

Hồ sơ quyền lợi của thượng nghị sĩ Dastyari cho thấy ông thường xuyên nhận các khoản tài trợ và lời mời tới thăm Trung Quốc của các tổ chức Trung Quốc khác nhau. Ông từng được Huang Xiangmo chi trả 40.000 USD tiền hỗ trợ pháp lý. Gần đây, Huang thường xuyên than phiền rằng các nhà tài trợ Australia gốc Hoa không được “đền đáp xứng đáng” từ các chính trị gia dù đã đóng góp nhiều khoản hỗ trợ tài chính.

Truyền thông Trung Quốc từng dẫn lời ông Dastyari nói rằng “chính phủ Australia cần phải từ bỏ lập trường thù địch đối với Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc”. Hồi đầu năm 2014, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop bị người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích vì đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông.

Trả lời báo chí, thượng nghị sĩ Dastyari thừa nhận đã “phạm sai lầm” khi nhận tiền tài trợ từ Viện Giáo dục Hàng đầu của Huang Xiangmo, nhưng không giải thích được vì sao tổ chức này lại đồng ý chi trả tiền đi lại cho ông.

Josh Frydenberg, bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Australia, tuyên bố ông Dastyari không hề đáng tin cậy trong việc xử lý các vấn đề tài chính của mình, “chứ chưa nói đến chính sách đối ngoại của Australia”.

“Có nhiều bình luận đáng lo ngại liên quan đến Sam Dastyari về vấn đề Biển Đông. Đã có nhiều ý kiến về cách hành xử và vi phạm của Dastyari, và cũng giống như thượng nghị sĩ Cory Bernardi, tôi cho rằng đây là vụ việc mà ông phải trả lời”, ông Frydenberg nói với Sky News.

Ông Bernardi trước đó đã gọi Dastyari là “nghị sĩ vùng Mãn Châu”, và đang dẫn đầu một nỗ lực chống lại thượng nghị sĩ này, yêu cầu ông từ chức và kêu gọi một cuộc điều tra về sự ảnh hưởng của những đồng tiền nước ngoài đối với nền chính trị Australia.

Video đang HOT

“Một trong những quan chức được trả lương cao nhất nước lại không thể trả được 1.670 USD chi phí đi lại. Mối liên hệ giữa thượng nghị sĩ Dastyari và chính phủ Trung Quốc là rất bất thường”, ông Bernardi tuyên bố.

Lo ngại

Nghị sĩ Úc bị ném đá vì bênh Trung Quốc trong vấn đề biển Đông - Hình 2

Ông Tony Burke tỏ ra gay gắt với phát ngôn của đồng minh Dastyari. Ảnh: SMH

Theo các chuyên gia phân tích, cơn bão chỉ trích nhắm vào ông Dastyari thể hiện những quan ngại, lo lắng trong chính giới Australia liên quan đến tác động của Trung Quốc đối với các chính trị gia nước này, trong bối cảnh Canberra vẫn chưa thể vạch ra được ranh giới rõ ràng giữa việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia với tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Bình luận viên Kelsey Munro của SMH cho rằng vụ việc của Dastyari cho thấy các nghị sĩ Australia có thể bị ảnh hưởng bởi những quyền lợi tài chính đến từ Trung Quốc như thế nào, và có thể đưa ra những bình luận gây ảnh hưởng tới quan điểm chính thức của đảng chính trị cũng như chính phủ ra sao.

Mới đây, Thư viện Quốc hội Australia đã xuất bản cuốn sách ngắn hối thúc các nghị sĩ thận trọng hơn trong việc bày tỏ quan điểm đối với tham vọng lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như tỏ ra cảnh giác với các động cơ thực sự đằng sau những khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này.

“Việc tạo ra một khối liên minh Âu – Á do Trung Quốc dẫn đầu để chống lại Mỹ là mục tiêu dài hạn của dự án ‘Một vành đai, Một con đường’ mà Bắc Kinh khởi xướng, trong đó có các khoản đầu tư ở phía bắc Australia”, cuốn sách viết.

Các chuyên gia tư vấn cho cuốn sách này cũng khuyến cáo rằng chính phủ Australia cần thể hiện thái độ khôn ngoan hơn về kinh tế và chiến lược trong việc quyết định hướng đi cho quan hệ kinh tế Australia – Trung Quốc.

Những khuyến cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Scott Morrison vừa ngăn chặn kế hoạch bán mạng lưới điện Ausgrid cho các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục và Hong Kong vì “những quan ngại về an ninh không được tiết lộ”.

Trước đó, ông Morrison cũng từ chối bán phần lớn các trang trại gia súc của công ty S. Kidman & Co lớn nhất nước này cho công ty Dakang Australia Holdings của Trung Quốc.

Đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại và nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Australia, với tổng mức đầu tư năm 2015 là 11,1 tỷ USD vào các lĩnh vực kinh tế, chủ yếu là bất động sản, theo hãng tư vấn, kế toán KPMG và Đại học Sydney.

Tuy nhiên, quyết định của Canberra cho phép nhà thầu Trung Quốc thuê một cảng thương mại, quân sự quan trọng ở miền bắc nước này hồi năm ngoái đã khiến nhà chức trách Washington không khỏi lo ngại về an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang dựa ngày càng nhiều hơn vào Australia trong chiến lược “tái cân bằng” châu Á của mình.

Dù nhiều chính trị gia và học giả Australia lo ngại rằng thái độ cứng rắn của chính phủ trong vấn đề Biển Đông và đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại với Trung Quốc, giáo sư kinh tế Ian Harper khẳng định Bắc Kinh sẽ không thể dùng thương mại như một thứ vũ khí để chống lại Canberra.

“Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực như điện lực và chăn nuôi gia súc, và tôi cho rằng các nhà đầu tư nước họ không thể cứ thế mà rút về nước. Sẽ không có gì thay đổi cả, chúng ta sẽ vượt qua điều này và tiếp tục phát triển”, Harper nhấn mạnh.

Theo Danviet

Ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông, nghị sĩ Australia bị 'ném đá'

Cơn bão chỉ trích bình luận ủng hộ Trung Quốc của nghị sĩ Sam Dastyari thể hiện nỗi lo ngại đối với tham vọng của Bắc Kinh trong chính giới nước này.

Ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông, nghị sĩ Australia bị ném đá - Hình 1

Thượng nghị sĩ Sam Dastyari. Ảnh: SMH

Ngày 31/8, tờ Australian Financial Review đã khiến chính giới Australia rúng động khi tiết lộ rằng thượng nghị sĩ Công đảng Sam Dastyari từng thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường Biển Đông của Trung Quốc, đi ngược lại chính sách của đảng này và chính phủ Australia.

"Biển Đông là vấn đề của riêng Trung Quốc. Trong vấn đề này, Australia cần giữ trung lập và tôn trọng quyết định của Trung Quốc", ông Dastyari tuyên bố trong một cuộc họp báo với truyền thông Trung Quốc diễn ra hôm 17/6.

Trung Quốc luôn đòi chủ quyền trong "đường 9 đoạn" bao trùm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Yêu sách này đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ trong phán quyết ngày 12/7, tuy nhiên Bắc Kinh tuyên bố phớt lờ và đang nỗ lực lôi kéo chính phủ các nước cùng chính trị gia quốc tế ủng hộ lập trường đó.

Tiết lộ này ngay lập tức làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận và chính giới Australia. Một loạt đối thủ chính trị lẫn đồng minh quan trọng của thượng nghị sĩ Dastyari đều lên tiếng chỉ trích và đòi điều tra ông.

Nghị sĩ đảng Tự do Craig Laundy gọi đây là hành động "liều lĩnh cố ý". Còn Tony Burke, thành viên cấp cao trong phe cánh hữu của Dastyari, phản bác tuyên bố của Dastyari, tái khẳng định lập trường của Công đảng về vấn đề Biển Đông, rằng "tất cả các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế, thể hiện sự kiềm chế".

Công đảng Australia luôn kiên quyết phản đối các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ nỗ lực thúc đẩy hải quân nước này thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở khu vực này.

Làn sóng chỉ trích thượng nghị sĩ Dastyari càng dữ dội hơn sau khi tờFairfax Media tiết lộ Huang Xiangmo, một nhà tài trợ có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, từng bỏ ra 1.670 USD trang trải chi phí đi lại vượt định mức phụ cấp cho ông.

Hồ sơ quyền lợi của thượng nghị sĩ Dastyari cho thấy ông thường xuyên nhận các khoản tài trợ và lời mời tới thăm Trung Quốc của các tổ chức Trung Quốc khác nhau. Ông từng được Huang Xiangmo chi trả 40.000 USD tiền hỗ trợ pháp lý. Gần đây, Huang thường xuyên than phiền rằng các nhà tài trợ Australia gốc Hoa không được "đền đáp xứng đáng" từ các chính trị gia dù đã đóng góp nhiều khoản hỗ trợ tài chính.

Truyền thông Trung Quốc từng dẫn lời ông Dastyari nói rằng "chính phủ Australia cần phải từ bỏ lập trường thù địch đối với Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc". Hồi đầu năm 2014, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop bị người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích vì đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông.

Trả lời báo chí, thượng nghị sĩ Dastyari thừa nhận đã "phạm sai lầm" khi nhận tiền tài trợ từ Viện Giáo dục Hàng đầu của Huang Xiangmo, nhưng không giải thích được vì sao tổ chức này lại đồng ý chi trả tiền đi lại cho ông.

Josh Frydenberg, bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Australia, tuyên bố ông Dastyari không hề đáng tin cậy trong việc xử lý các vấn đề tài chính của mình, "chứ chưa nói đến chính sách đối ngoại của Australia".

"Có nhiều bình luận đáng lo ngại liên quan đến Sam Dastyari về vấn đề Biển Đông. Đã có nhiều ý kiến về cách hành xử và vi phạm của Dastyari, và cũng giống như thượng nghị sĩ Cory Bernardi, tôi cho rằng đây là vụ việc mà ông phải trả lời", ông Frydenberg nói với Sky News.

Ông Bernardi trước đó đã gọi Dastyari là "nghị sĩ vùng Mãn Châu", và đang dẫn đầu một nỗ lực chống lại thượng nghị sĩ này, yêu cầu ông từ chức và kêu gọi một cuộc điều tra về sự ảnh hưởng của những đồng tiền nước ngoài đối với nền chính trị Australia.

"Một trong những quan chức được trả lương cao nhất nước lại không thể trả được 1.670 USD chi phí đi lại. Mối liên hệ giữa thượng nghị sĩ Dastyari và chính phủ Trung Quốc là rất bất thường", ông Bernardi tuyên bố.

Lo ngại

Ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông, nghị sĩ Australia bị ném đá - Hình 2

Ông Tony Burke tỏ ra gay gắt với phát ngôn của đồng minh Dastyari. Ảnh: SMH

Theo các chuyên gia phân tích, cơn bão chỉ trích nhắm vào ông Dastyari thể hiện những quan ngại, lo lắng trong chính giới Australia liên quan đến tác động của Trung Quốc đối với các chính trị gia nước này, trong bối cảnh Canberra vẫn chưa thể vạch ra được ranh giới rõ ràng giữa việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia với tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Bình luận viên Kelsey Munro của SMH cho rằng vụ việc của Dastyari cho thấy các nghị sĩ Australia có thể bị ảnh hưởng bởi những quyền lợi tài chính đến từ Trung Quốc như thế nào, và có thể đưa ra những bình luận gây ảnh hưởng tới quan điểm chính thức của đảng chính trị cũng như chính phủ ra sao.

Mới đây, Thư viện Quốc hội Australia đã xuất bản cuốn sách ngắn hối thúc các nghị sĩ thận trọng hơn trong việc bày tỏ quan điểm đối với tham vọng lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như tỏ ra cảnh giác với các động cơ thực sự đằng sau những khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này.

"Việc tạo ra một khối liên minh Âu - Á do Trung Quốc dẫn đầu để chống lại Mỹ là mục tiêu dài hạn của dự án 'Một vành đai, Một con đường' mà Bắc Kinh khởi xướng, trong đó có các khoản đầu tư ở phía bắc Australia", cuốn sách viết.

Các chuyên gia tư vấn cho cuốn sách này cũng khuyến cáo rằng chính phủ Australia cần thể hiện thái độ khôn ngoan hơn về kinh tế và chiến lược trong việc quyết định hướng đi cho quan hệ kinh tế Australia - Trung Quốc.

Những khuyến cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Scott Morrison vừa ngăn chặn kế hoạch bán mạng lưới điện Ausgrid cho các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục và Hong Kong vì "những quan ngại về an ninh không được tiết lộ".

Trước đó, ông Morrison cũng từ chối bán phần lớn các trang trại gia súc của công ty S. Kidman & Co lớn nhất nước này cho công ty Dakang Australia Holdings của Trung Quốc.

Đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại và nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Australia, với tổng mức đầu tư năm 2015 là 11,1 tỷ USD vào các lĩnh vực kinh tế, chủ yếu là bất động sản, theo hãng tư vấn, kế toán KPMG và Đại học Sydney.

Tuy nhiên, quyết định của Canberra cho phép nhà thầu Trung Quốc thuê một cảng thương mại, quân sự quan trọng ở miền bắc nước này hồi năm ngoái đã khiến nhà chức trách Washington không khỏi lo ngại về an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang dựa ngày càng nhiều hơn vào Australia trong chiến lược "tái cân bằng" châu Á của mình.

Dù nhiều chính trị gia và học giả Australia lo ngại rằng thái độ cứng rắn của chính phủ trong vấn đề Biển Đông và đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại với Trung Quốc, giáo sư kinh tế Ian Harper khẳng định Bắc Kinh sẽ không thể dùng thương mại như một thứ vũ khí để chống lại Canberra.

"Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực như điện lực và chăn nuôi gia súc, và tôi cho rằng các nhà đầu tư nước họ không thể cứ thế mà rút về nước. Sẽ không có gì thay đổi cả, chúng ta sẽ vượt qua điều này và tiếp tục phát triển", Harper nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024
Rộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạRộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạ
10:22:20 26/12/2024
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở KazakhstanÍt nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan
21:09:54 25/12/2024
Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
05:40:12 25/12/2024
Máy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng khôngMáy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng không
09:51:44 26/12/2024
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?
15:41:45 25/12/2024

Tin đang nóng

Bị hất văng khỏi xe đang chạy trên đường, diễn viên 16 tuổi qua đời thương tâmBị hất văng khỏi xe đang chạy trên đường, diễn viên 16 tuổi qua đời thương tâm
15:29:25 26/12/2024
Hot nhất MXH: Lâm Canh Tân công khai hẹn hò Triệu Lệ Dĩnh vào đêm Giáng sinh?Hot nhất MXH: Lâm Canh Tân công khai hẹn hò Triệu Lệ Dĩnh vào đêm Giáng sinh?
14:56:43 26/12/2024
Nate: Tài tử Lee Jun Ho (King the Land) bị phạt 1,8 tỷ đồngNate: Tài tử Lee Jun Ho (King the Land) bị phạt 1,8 tỷ đồng
16:40:50 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Trấn Thành nhắn nhủ ngọt ngào tới vợ, Minh Hằng rạng rỡ bên conSao Việt 26/12: Trấn Thành nhắn nhủ ngọt ngào tới vợ, Minh Hằng rạng rỡ bên con
16:35:00 26/12/2024
Phan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương laiPhan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương lai
17:09:15 26/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Ốc Thanh Vân - Trí Rùa?Chuyện gì đang xảy ra với Ốc Thanh Vân - Trí Rùa?
16:54:00 26/12/2024
Mỹ Tâm qua Mỹ, gọi tên ân nhân giữa 3000 người và tặng 1 món quàMỹ Tâm qua Mỹ, gọi tên ân nhân giữa 3000 người và tặng 1 món quà
15:04:15 26/12/2024
Mới kết hôn, chồng Ngô Cẩn Ngôn nhận chỉ trích với loạt hành động khó hiểuMới kết hôn, chồng Ngô Cẩn Ngôn nhận chỉ trích với loạt hành động khó hiểu
15:32:23 26/12/2024

Tin mới nhất

Châu Âu bất an trước năng lực không gian của Trung Quốc

Châu Âu bất an trước năng lực không gian của Trung Quốc

20:44:36 26/12/2024
Bản chất lưỡng dụng của công nghệ vũ trụ, kết hợp với chiến lược hợp nhất quân sự - dân sự (MCF), làm dấy lên lo ngại về tiềm năng sử dụng không gian cho các mục đích đe dọa hỗn hợp.
Bộ trưởng Israel đến thăm khu phức hợp đền thờ gây tranh cãi với Palestine

Bộ trưởng Israel đến thăm khu phức hợp đền thờ gây tranh cãi với Palestine

20:39:24 26/12/2024
Khu đền Al-Aqsa/Núi Đền nằm ở Đông Jerusalem, vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sáp nhập sau đó. Khu vực này là tâm điểm của nhiều làn sóng bạo lực giữa người Do thái tại Israel và người Hồi g...
Mong muốn của Trung Quốc nhìn từ Triển lãm Hàng không Chu Hải 2024

Mong muốn của Trung Quốc nhìn từ Triển lãm Hàng không Chu Hải 2024

20:34:40 26/12/2024
Ngoài việc giới thiệu những cải tiến công nghệ, triển lãm còn đóng vai trò là nền tảng để tuyên bố tham vọng toàn cầu và quyết tâm định hình lại trật tự thế giới của Trung Quốc.
Nga cáo buộc vụ chìm tàu là "hành động khủng bố", nghi bị tấn công

Nga cáo buộc vụ chìm tàu là "hành động khủng bố", nghi bị tấn công

19:58:37 26/12/2024
Công ty chủ sở hữu tàu Ursa Major cho biết 3 vụ nổ xảy ra đã khiến con tàu bị chìm ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.
Phe trung thành với ông Assad phục kích quan chức chính phủ lâm thời Syria

Phe trung thành với ông Assad phục kích quan chức chính phủ lâm thời Syria

19:55:32 26/12/2024
Ít nhất 14 quan chức trong chính phủ lâm thời Syria đã thiệt mạng trong một vụ phục kích tại tỉnh Tartus được cho là do lực lượng ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad tiến hành.
Bên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở Kazakhstan

Bên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở Kazakhstan

19:47:18 26/12/2024
Video và lời kể của các nhân chứng sống sót phần nào cho thấy những gì đã xảy ra trước khi máy bay của hãng Azerbaijan Airlines rơi ở Kazakhstan khiến 38 người thiệt mạng.
Báo Anh: Vợ cựu Tổng thống Syria nghi bị ốm nặng

Báo Anh: Vợ cựu Tổng thống Syria nghi bị ốm nặng

19:30:37 26/12/2024
Theo báo Telegraph, bệnh bạch cầu của bà Asma al-Assad, vợ của cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tái phát sau một thời gian thuyên giảm.
Năm 2025 sẽ diễn ra cuộc chiến giữa trật tự cũ và mới?

Năm 2025 sẽ diễn ra cuộc chiến giữa trật tự cũ và mới?

17:35:30 26/12/2024
Điều đáng nói là Liên hợp quốc tỏ ra bất lực trong việc ngăn chặn cuộc chiến đẫm máu ở Gaza, xung đột ở Ukraine và thảm sát hàng loạt ở Sudan.
Các trường đại học danh tiếng tại Mỹ đối mặt với khó khăn tài chính

Các trường đại học danh tiếng tại Mỹ đối mặt với khó khăn tài chính

17:33:45 26/12/2024
Bên cạnh đó, học phí tăng cao và chính sách siết chặt thị thực đang khiến ngày càng ít sinh viên quốc tế đăng ký theo học tại các trường đại học ở Mỹ.
Lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thảm hoạ sóng thần ở Aceh

Lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thảm hoạ sóng thần ở Aceh

17:31:59 26/12/2024
Sự mất mát quá lớn khi đó đã tiếp thêm nghị lực cho chàng trai 17 tuổi, giúp ông vượt qua khó khăn và hướng đến thành công, như một cách để tri ân sự may mắn khi có thể sống sót.
Tại sao Hungary và Slovakia vẫn nằm trong danh sách các nước không thân thiện của Nga?

Tại sao Hungary và Slovakia vẫn nằm trong danh sách các nước không thân thiện của Nga?

17:28:14 26/12/2024
Điều đáng chú ý là dù Moskva thừa nhận cả Budapest và Bratislava đều bày tỏ thiện chí duy trì quan hệ kinh tế, nhưng Nga vẫn chưa xóa tên hai nước này khỏi danh sách đen.
THẾ GIỚI 2024: Những câu chuyện ấn tượng về thế giới tự nhiên và lịch sử loài người

THẾ GIỚI 2024: Những câu chuyện ấn tượng về thế giới tự nhiên và lịch sử loài người

17:26:58 26/12/2024
Những khám phá từ đáy đại dương sâu thẳm đến những di tích cổ đại trên sa mạc không chỉ mê hoặc cộng đồng khoa học, mà còn hé lộ những điều kỳ diệu của tự nhiên và quá khứ nhân loại.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp

Sức khỏe

20:42:26 26/12/2024
Dự báo năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm còn diễn biến phức tạp. Trong đó, sốt xuất huyết là thách thức y tế công cộng, bệnh sởi và một số bệnh dự phòng bằng vaccine tiếp tục có nguy cơ gia tăng.
Thanh niên đu cửa taxi rồi rơi xuống cao tốc Liên Khương - Prenn

Thanh niên đu cửa taxi rồi rơi xuống cao tốc Liên Khương - Prenn

Tin nổi bật

20:36:02 26/12/2024
Trong lúc trao đổi công việc, giữa Thanh và tài xế taxi xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cự cãi. Khi tài xế lái xe chạy về hướng cao tốc, Thanh đu vào cánh cửa nhưng bị rơi xuống đường.
'Nevertheless' bản Nhật 'gây bão', thống trị BXH Netflix

'Nevertheless' bản Nhật 'gây bão', thống trị BXH Netflix

Phim châu á

20:28:01 26/12/2024
Phiên bản Nhật của bộ phim Hàn ăn khách Nevertheless đang tạo nên làn sóng trên các nền tảng phát trực tuyến, thu hút khán giả Nhật Bản.
Lê Tuấn Khang và những hiện tượng mạng 2024: Được săn đón nhưng lắm thị phi

Lê Tuấn Khang và những hiện tượng mạng 2024: Được săn đón nhưng lắm thị phi

Netizen

20:18:09 26/12/2024
Ngày 26/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Nguyễn Hoàng Nguyên (SN 1990, trú tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
'Queen of Tears' là phim Hàn 'bị' đánh giá quá cao, không hay như nhiều người nghĩ?

'Queen of Tears' là phim Hàn 'bị' đánh giá quá cao, không hay như nhiều người nghĩ?

Hậu trường phim

20:16:42 26/12/2024
Tạp chí phim ảnh hàng đầu Cine21 đã tiết lộ lựa chọn của các nhà phê bình về những bộ phim truyền hình Hàn Quốc bị đánh giá quá cao và bị đánh giá quá thấp trong năm 2024.
Mẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hôn

Mẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hôn

Góc tâm tình

20:10:36 26/12/2024
Lan nhìn tôi nói: Em không vui . Sau đó, bỏ mặc mọi lời giải thích, hứa hẹn của tôi, cô ấy tức giận đuổi tôi về.
Ji Ye Eun nhận phản ứng dữ dội vì tham gia 'Running Man'

Ji Ye Eun nhận phản ứng dữ dội vì tham gia 'Running Man'

Sao châu á

20:06:04 26/12/2024
Nữ diễn viên Ji Ye Eun thay Jeon So Min trở thành thành viên cố định của Running Man, đối mặt với nhiều bình luận ác ý.
Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Ai giúp sức cho cựu tổng giám đốc tham ô tài sản

Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Ai giúp sức cho cựu tổng giám đốc tham ô tài sản

Pháp luật

20:02:49 26/12/2024
Chủ đầu tư kiến nghị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và thu hồi số tiền mà cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bách Đạt An đã tham ô để công ty nhanh chóng hoàn thành hạ tầng, trả sổ đỏ cho dân.
Phương Oanh: 'Anh Bình rất ủng hộ, sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ tôi trong mọi việc'

Phương Oanh: 'Anh Bình rất ủng hộ, sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ tôi trong mọi việc'

Sao việt

20:01:17 26/12/2024
Phương Oanh bày tỏ, phía sau thành công, niềm hạnh phúc hiện tại cô đang có thì gia đình luôn là điểm tựa và nguồn động viên lớn nhất.
Khoảnh khắc Mỹ Tâm "giả vờ mất đồ" trong đêm nhạc ở Mỹ gây sốt mạng xã hội

Khoảnh khắc Mỹ Tâm "giả vờ mất đồ" trong đêm nhạc ở Mỹ gây sốt mạng xã hội

Nhạc việt

19:45:16 26/12/2024
Nhiều fan khen nữ ca sĩ đáng yêu khi biểu diễn tiết mục We wish you a Merry Christmas - một trong những bài hát Giáng sinh được yêu thích nhất vào dịp Noel.
Tham khảo cách diện áo khoác vải tweed đẹp từ Đặng Thu Thảo, Đỗ Mỹ Linh

Tham khảo cách diện áo khoác vải tweed đẹp từ Đặng Thu Thảo, Đỗ Mỹ Linh

Thời trang

18:36:15 26/12/2024
Khi diện áo khoác vải tweed, điều quan trọng là bạn nên chọn những thiết kế trơn màu và tối giản. Điều này giúp bạn dễ dàng mix đồ và linh hoạt trong việc thay đổi phong cách.