Nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đánh nhau sứt đầu mẻ trán
Các nghị sĩ xông vào nhau quyết ăn thua đủ bằng nắm đấm sau khi tranh cãi về một đạo luật, khiến một nghị sĩ vỡ mũi và phải nhập viện.
Ngày 15/2, một cuộc ẩu đả dữ dội đã diễn ra bên trong nghị trường Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khi các nghị sĩ tham dự phiên họp thâu đêm nhằm thông qua một đạo luật tăng cường quyền lực cho Bộ Tư pháp nước này.
Đạo luật này sẽ cho phép Bộ Tư pháp tăng cường quyền kiểm soát đối với hội đồng bổ nhiệm và giám sát thẩm phán và công tố viên. Đây là đạo luật do Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đề xuất trong bối cảnh nhiều thành viên trong đảng của ông này đang dính vào một vụ bê bối tham nhũng lớn.
Cuộc ẩu đả bùng lên trong nghị trường Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ
Ẩu đả bắt đầu xảy ra khi một thành viên đảng đối lập đứng giữa nghị trường và tuyên bố rằng Thủ tướng Erdogan là một tên độc tài và kiên quyết không nhường bục phát biểu cho người khác. Khi các nghị sĩ đảng cầm quyền tìm cách lôi ông này xuống, ẩu đả đã nổ ra khi các nghị sĩ xông vào nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” không thương tiếc.
Hậu quả của cuộc ẩu đả này là nghị sĩ đảng đối lập Ali Ihsan Kokturk bị đấm vỡ mũi khiến máu chảy ròng ròng và phải tới bệnh viện để điều trị. Một ông nghị khác cũng bị gãy ngón tay trong khi xông vào đánh đấm.
Các nghị sĩ xông vào nhau thượng cẳng chân, hạ cẳng tay
Video đang HOT
Đảng đối lập cho rằng đạo luật do Thủ tướng đề xuất sẽ kìm hãm sự độc lập của cơ quan tư pháp trong bối cảnh nhiều con trai của 3 bộ trưởng đương chức vừa bị cảnh sát bắt giữ và truy tố với tội danh tham nhũng.
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc điều tra chống tham nhũng này vẫn tiếp tục được mở rộng và và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh nội các của Thủ tướng Erdogan.
Trong khi đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thì cho rằng việc kiểm soát cơ quan tư pháp là cần thiết vì hệ thống tòa án của nước này đang đầy rẫy những kẻ muốn bôi nhọ uy tín của chính phủ.
Một nghị sĩ bị đấm vỡ mũi phải vào viện cấp cứu
Sau cuộc ẩu đả trên, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục phiên họp và thông qua đạo luật trên nhờ số phiếu áp đảo của các nghị sĩ đảng cầm quyền.
Ở bên ngoài nghị trường, tình hình cũng không khá hơn là mấy. Hàng ngàn người đã tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội để phản đối việc chính phủ hạn chế Internet và bỏ tù nhiều sĩ quan quân đội bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu đảo chính lật đổ chính phủ của ông Erdogan. Cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ đã phải sử dụng đến vòi rồng pha hơi cay để giải tán người biểu tình.
Theo Khampha
Nghị sỹ Ấn Độ loạn đả tại quốc hội, tấn công nhau bằng hơi cay
Phiên họp Quốc hội Ấn Độ ngày 13/2 đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi các nghị sỹ tranh cãi về việc thành lập một bang mới. Nhiều nghị sỹ đã xông lên cướp lấy micro và xịt hơi cay trong phòng họp, khiến một số người phải nhập viện.
Giơ cao biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối, các nghị sỹ đã làm gián đoạn phiên họp của quốc hội giữa lúc chính phủ chiếm đa số tại Quốc hội đề xuất dự thảo luật cho ra đời một bang mới, có tên Telangana, trên cơ sở tách một phần diện tích bang Andhra Pradesh.
Một nghị sỹ rời toàn nhà quốc hội với khăn che mặt do dính hơi cay
Phòng họp nhanh chóng trở nên hỗn loạn, khi các nghị sỹ phản đối dự luật này xông lên gỡ bỏ micro trên bục phát biểu. Một nghị sỹ thậm chí còn mở một bình hơi cay, khiến cả phòng họp nháo nhào chạy ra ngoài, các kênh truyền hình địa phương cho biết.
Một số nghị sỹ đã phải nhập viện do gặp vấn đề về hô hấp, hãng thông tấn Press Trust of India đưa tin.
Các cuộc ẩu đả nhỏ cũng nổ ra giữa các nghị sỹ phản đối dự luật với một số người cố gắng ngăn chặn cảnh hỗn loạn và vãn hồi trật tự, trong khi quốc hội, vốn nổi tiếng với các phiên họp bị gián đoạn, phải rời ngày họp.
Một số nghị sỹ còn xé cả văn bản họp và đập vỡ cửa kính.
Bộ trưởng các vấn đề quốc hội Kamal Nath đã chỉ trích cuộc nổi loạn như là "một vết nhơ lớn đối với sự dân chủ của quốc hội", và kêu gọi có những hành động "mạnh mẽ nhất có thể có" đối với các nghị sỹ gây rối.
"Hôm nay là ngày đáng xấu hổ nhất trong lịch sử quốc hội của chúng ta", Nath tuyên bố với các phóng viên bên ngoài quốc hội.
Sau đó 17 nghị sỹ đã bị chủ tịch quốc hội đình chỉ do liên quan đến vụ nổi loạn.
Một người biểu tình bên ngoài quốc hội xô xát với cảnh sát
Hồi tuần trước, chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn việc thành lập bang Telangana trên cở sở tách một phần diện tích bang Andhra Pradesh ở phía Đông Nam, sau những cuộc vận động và bạo lực kéo dài.
Nhiều bộ tộc đã yêu cầu Telangana bao gồm khu vực phía Bắc nghèo đói, thường xuyên bị khô hạn tại Andhra Pradesh, mà người dân cho rằng từ lậu bị chính phủ phớt lờ.
Tuy nhiên, các khu vực giàu có hơn tại Andhra Pradesh, nơi nhiều tập đoàn lớn như Google và Microsoft có chi nhánh, đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch này, bởi họ cho rằng nó sẽ tạo ra sự biến động về kinh tế.
Trong khi các nghị sỹ ẩu đả bên trong quốc hội, ở bên ngoài, nhiều cuộc đụng độ cũng xảy ra giữa những người ủng hộ thành lập bang Telangana và cảnh sát. Cảnh sát đã bắt giữ nhiều người và đưa lên xe buýt gần đó
Theo Dantri
Năm 2014: Obama thành công hay "rơi vào bẫy"? Nước Mỹ bước vào năm 2014 với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Mỹ và đạo luật cải cách y tế Obamacare tiến triển tích cực, một số nhà phân tích Mỹ đã bắt đầu đưa ra dự báovề kết quả năm cầm quyền thứ 6 của Tổng thống Barack Obama. Bứt phá từ thất bại Nhà phân tích Dean...