Nghị sĩ Philippines bị bắn chết khi đang trao quà Giáng sinh
Một sự kiện trao quà Giáng sinh vốn ấm áp đã biến thành thảm kịch khi hạ nghị sĩ Rodel Batocabe của Philippines bị bắn chết vào chiều 22-12 ở TP Daraga, tỉnh Albay.
CNN đưa tin hạ nghị sĩ Batocabe thuộc đảng chính trị AKO Bicol ở Philippines và vệ sĩ của ông, ông Orlando Diaz, bị các tay súng bịt mặt tiếp cận và bắn chết trong lúc ông trao quà cho người già và người khuyết tật tại một sự kiện mừng Giáng sinh ở Burgos, TP Daraga, Albay chiều 22-12. Theo báo cáo ban đầu, có ít nhất hai tay súng tấn công ông Batocabe.
Theo báo cáo của cảnh sát, ông Batocabe trúng tám phát đạn, còn ông Diaz trúng sáu phát đạn. Cả hai người lập tức được đưa tới bệnh viện nhưng đã tử vong trên đường đi. Ngoài ra còn có bảy người cao tuổi bị thương trong vụ tấn công.
Philstar dẫn thông tin từ cảnh sát cho biết hiện vẫn chưa xác định được nghi phạm sát hại ông Batocabe và cơ quan chức năng đang điều tra theo hướng đây là vụ ám sát vì mục đích chính trị. Hiện cảnh sát đã lập ra một lực lượng đặc biệt điều tra vụ tấn công.
Ông Rodel Batocabe (trái) bị bắn chết tại một sự kiện trao quà mừng Giáng sinh. Ảnh: news.com.au
Vài giờ sau vụ tấn công, bà Gertie – vợ của ông Batocabe đăng lên mạng xã hội các bức ảnh bà và chồng đi nghỉ dưỡng và cho biết chồng bà bị sát hại đúng vào ngày kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng. Bà Gertie nói rằng bà và ông Batocabe đã lên kế hoạch ăn mừng ngày đặc biệt này tại một bữa tiệc được tổ chức cho những bệnh nhân cần lọc máu tại BV Bicol Regional Training and Teaching ở TP Legazpi, Albay.
Trước khi xảy ra vụ việc, nhà chính trị 52 tuổi này tuyên bố sẽ tranh cử chức thị trưởng TP Daraga trong cuộc bầu cử vào tháng 5-2019.
Hồi tháng 10, Phủ Tổng thống Philippines Malacaang và Cơ quan Cảnh sát quốc gia Philippines thừa nhận tình trạng nước này thường xảy ra các vụ ám sát quan chức do mục đích chính trị, đặc biệt trước các kỳ bầu cử. Sau khi sự việc xảy ra, nhiều nghị sĩ Philippines lên tiếng kêu gọi có hành động chấm dứt lịch sử bạo lực chính trị.
TRI TÚC
Theo PL
"Chuyện lạ" về bức tranh và quốc kỳ khi ông Tập Cận Bình thăm Philippines
Sự xuất hiện của một bức tranh cổ và vị trí quốc kỳ khác thường đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines tuần này.
Video đang HOT
Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình ngồi trước bức tranh El Pacto de Sangre tại Điện Malacanang ở Manila. (Ảnh: EPA)
Khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hội đàm và chụp ảnh lưu niệm chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội trường ở Điện Malacanang (phủ tổng thống Philippines) hôm 20/11, bức tranh ở phía sau lưng hai nhà lãnh đạo đã trở thành chủ đề gây tranh cãi, thậm chí bị coi là điềm báo không tốt cho quan hệ song phương.
Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo chứng kiến việc ký kết 29 thỏa thuận hợp tác song phương trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày của ông Tập tới Philippines, đã cùng nhau chụp ảnh trước bức tranh El Pacto de Sangre hay còn gọi là Blood Compact (Thỏa thuận máu) do họa sĩ nổi tiếng thế giới người Philippines Juan Luna vẽ từ thế kỷ 19. Bức tranh đã tái hiện cảnh thủ lĩnh người Tây Ban Nha Miguel Lopez de Legazpi thực hiện nghi lễ giao kết truyền thống với Datu Sikatuna - thủ lĩnh đảo Bohol, Philippines.
Uống máu ăn thề là nghi thức cổ tại Philippines nhằm thể hiện việc giao kết hữu hảo, thề ước hay xác nhận thỏa thuận giữa các bên. Các bên tham gia nghi thức này sẽ cắt cổ tay lấy máu, sau đó nhỏ máu vào cốc rượu và uống cạn.
Nhà sử học Philippines Xiao Chua, hiện giảng dạy tại Đại học De La Salle, cho biết: "Có lẽ ai đó ở Điện Malacanang nghĩ rằng bức tranh này là biểu tượng chứng minh cho lòng tin vững chắc của Philippines khi coi Trung Quốc như một người anh em".
Hai nhà lãnh đạo bắt tay sau tuyên bố chung tại Điện Malacanang. (Ảnh: Reuters)
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, bức tranh của họa sĩ Juan Luna đã vẽ hai thủ lĩnh Tây Ban Nha và Philippines uống rượu máu trong một nghi thức diễn ra từ năm 1565. Nghi thức này tượng trưng cho hiệp ước hữu hảo đầu tiên giữa người Tây Ban Nha và người Philippines bản địa.
Tuy nhiên, theo ông Chua, ý nghĩa thực sự của bức tranh nhằm thể hiện "sự khởi đầu của chủ nghĩa thực dân" Tây Ban Nha tại Philippines.
"Họ (người Tây Ban Nha) không hiểu ý nghĩa quan trọng của nghi thức uống máu ăn thề của chúng ta. Đó là lý do họ đô hộ chúng ta. Người Tây Ban Nha cho rằng chúng ta đồng tình với việc bị đô hộ", ông Chua nhận định.
Bức tranh được treo phía trên cầu thang ở tầng hai của Điện Malacanang, dinh thự chính thức của Tổng thống Duterte và cũng là nơi ông đón tiếp nhiều quan chức cấp cao. Các vị khách tới thăm Điện Malacanang thường ký vào sổ lưu niệm đặt trước bức tranh này.
Manolo Quezon, cựu Thứ trưởng truyền thông Philippines dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III, đã giải thích rằng việc lựa chọn vị trí chụp ảnh của Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình là do nguyên nhân khách quan. Theo ông Quezon, hai nhà lãnh đạo được bố trí chụp ảnh trước bức tranh El Pacto de Sangre do hội trường chính bị đóng cửa để chuẩn bị cho quốc yến buổi tối.
Vị trí quốc kỳ
Quy định về vị trí sắp xếp cờ tại Philippines. (Ảnh: Twitter)
Nhà sử học Xiao Chua cũng chỉ ra một sự cố khác về lễ tân ngoại giao xảy ra trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Philippines tuần này.
Theo ông Chua, Bộ Quy tắc về cờ và biểu tượng quốc gia của Philippines quy định nếu sắp xếp cờ của nhiều nước thành một hàng tại Philippines, cờ của Philippines luôn nằm ở phía bên tay trái của người nhìn, trong khi cờ của quốc gia khác nằm ở bên tay phải. Ngoài cờ Philippines, cờ của các nước khác sẽ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên nước từ trái qua phải.
"Bên trái là vị trí nổi bật", ông Chua cho biết.
Tuy nhiên trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, ông Chua quan sát thấy rằng, "trong tất cả các cờ được treo ở Malacanang, cờ Trung Quốc luôn nằm bên trái".
Vị trí xếp cờ gây tranh cãi trong cuộc hội đàm song phương giữa hai nhà lãnh đạo và phái đoàn quan chức Trung Quốc, Philippines. (Ảnh: Twitter)
Đồng tình với quan điểm của ông Xiao Chua, nhà sử học Eufemio Agbayani III đã đăng một loạt bức ảnh cho thấy cờ Trung Quốc luôn nằm bên tay trái theo mắt của người nhìn trong suốt chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. Sự sắp xếp cờ bất thường này cũng được nhìn thấy ở ngoài cổng Điện Malacanang và trong cuộc hội đàm song phương giữa hai nước.
"Chính phủ của chúng ta dường như quá quan tâm tới việc chiều lòng các vị khách Trung Quốc, nên họ đã tuân theo quy tắc lễ tân của Trung Quốc thay vì của Philippines. Khi chúng ta đặt cờ Trung Quốc, hay cờ của bất kỳ nước nào khác, ở vị trí nổi bật hơn so với cờ Philippines ngay tại đất nước của chúng ta, điều đó chắc hẳn mang ý nghĩa gì đó", ông Agbayani nói.
Nhà sử học Xiao Chua cũng chỉ ra một chi tiết đáng chú ý nữa mà ông cho là vi phạm nghi thức ngoại giao trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó là màn duyệt đội danh dự khi Tổng thống Duterte tiếp đón nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Điện Malacanang.
Binh sĩ Philippines mang cờ Trung Quốc theo sau hai nhà lãnh đạo trong nghi thức duyệt đội danh dự tại Manila. (Ảnh: Reuters)
Theo ông Chua, nghi thức ngoại giao Philippines quy định binh sĩ Philippines bước sau hai nhà lãnh đạo phải mang cờ tổng thống Philippines. Lá cờ này mang biểu tượng của tổng thống Philippines, nhằm thể hiện sự hiện diện của nhà lãnh đạo cao nhất tại một nơi nào đó, đặc biệt khi duyệt đội danh dự. Tuy nhiên, trong lễ đón tiếp lần này, lá cờ được mang theo là quốc kỳ Trung Quốc.
Cựu Thứ trưởng Manolo Quezon cho rằng mang cờ tổng thống khi duyệt đội danh dự là một trong những nghi thức lâu đời nhất tại Philippines, tuy nhiên nghi thức này có thể thay đổi phụ thuộc vào từng đời tổng thống.
"Mặc dù vẫn được kỳ vọng giữ gìn truyền thống, song các tổng thống vẫn có thể phá vỡ truyền thống. Đây có thể là một tuyên bố quan trọng với ý nghĩa sâu sắc, mà không cần nói thêm bất kỳ điều gì. Năm 2018 là năm đánh dấu việc Philippines từ bỏ một truyền thống có từ năm 1935", ông Quezon nhận định.
Hãng tin Rappler cũng chỉ ra sự khác biệt giữa chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác tới Philippines trước đó. Trong nghi thức duyệt đội danh dự của Quốc vương Brunei Hassanah Bolkiah và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tới Philippines năm 2017, lá cờ được sử dụng trong nghi thức duyệt đội danh dự vẫn là cờ tổng thống Philippines.
Cờ Tổng thống Philippines (màu xanh) được mang theo sau hai nhà lãnh đạo trong chuyến thăm của Tổng thống Indonesia Joko Widodo tới Philippines năm 2017. (Ảnh: Rappler)
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Philippines khẳng định đang phản ứng Trung Quốc "âm thầm" trên Biển Đông Trước những thông tin nói rằng Philippines chưa hành động đúng mức về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, chính phủ nước này khẳng định họ vẫn đang có những hành động phản đối Trung Quốc, nhưng diễn ra trong âm thầm. Ông Harry Roque (Ảnh: Rappler) Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh dzRH, phát...