Nghị sĩ Mỹ trình dự luật cấm mạng xã hội ‘lừa’ người dùng
Hai thượng nghị sĩ Mỹ vừa giới thiệu dự luật cấm các công ty mạng xã hội như Facebook và Twitter sử dụng thủ thuật ‘đánh lừa’ người dùng cung cấp dữ liệu cá nhân.
Hai thượng nghị sĩ Mỹ muốn có luật chấm dứt tình trạng mạng xã hội dùng thủ thuật lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân
Theo dự luật của hai thượng nghị sĩ Mark Warner và Deb Fischer, các nền tảng trực tuyến bao gồm mạng xã hội với trên 100 triệu người dùng/tháng sẽ bị cấm thiết kế những trò chơi gây nghiện hoặc nội dung nhắm đến trẻ em dưới 13 tuổi, theo Reuters.
Dự luật này được đưa ra là nhằm chống lại tình trạng các công ty công nghệ dùng thủ thuật “dark pattern” (tạm dịch là Thiết kế đen), tức sử dụng thiết kế giao diện bắt mắt lợi dụng sự ảnh hưởng và niềm tin nhằm lừa người dùng để lấy thông tin cá nhân hoặc thuyết phục họ thực hiện một việc nào đó.
“Những thủ thuật dark pattern lừa người dùng đến nhấp chọn nút OK, dẫn đến tự động chuyển hết thông tin liên lạc, tin nhắn, lịch sử tìm kiếm, hình ảnh hoặc thậm chí địa điểm”, thượng nghị sĩ Fischer cho biết.
Động thái này diễn ra sau khi Facebook hồi năm 2018 bị phanh phui việc dính líu đến vụ bê bối bán thông tin mà không thông báo và nhận được sự đồng ý của người dùng. Bên cạnh đó, thời gian gần đây chính phủ các nước trên thế giới đang tăng cường biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn thông tin độc hại và giả mạo trên mạng xã hội.
Thượng nghị sĩ Mark Warner (trái) và Deb Fischer – Ảnh: Reuters
Theo kết quả khảo sát của hãng Maru/Matchbox công bố ngày 9.4, khoảng 52% người dân Mỹ và 48% người dân Canada cho biết họ tìm hiểu những gì đang diễn ra trên thế giới thông qua mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Tuy nhiên, tỷ lệ tin tưởng thông tin trên mạng xã hội sụt giảm, 43% ở Mỹ và 32% ở Canada.
Trong khi đó, hơn 80% người dân ở Canada và Mỹ cho hay giờ đây họ tin tưởng vào truyền thông chính thống bao gồm báo chí, truyền hình và đài phát thanh.
Đa số người tham gia khảo sát cho biết thông tin về chính trị trên mạng xã hội đa phần là sai lệch hoặc giả mạo. Dù vậy, phân nửa người tham gia khảo sát tự tin họ có thể dễ dàng phát hiện tin nào là giả hoặc thật. Cuộc khảo sát được tiến hành với 1.516 người ở Canada và 1.523 người dân Mỹ.
Theo thanh niên
Ở thời đại số, tiện nghi được đánh đổi bằng dữ liệu cá nhân
Một phóng sự đặc biệt của nhóm công nghệ có tên "Tôi là 00100" vừa cho chúng ta thấy những mặt trái của cuộc sống hiện đại nhờ công nghệ.
Ở đó, để đổi lấy sự tiện lợi khi mua sắm, chi tiêu, làm việc hay kết nối với mọi người, bạn phải chấp nhận việc dữ liệu cá nhân của mình bị thu thập (và thậm chí là có thể bị đánh cắp).
Video đang HOT
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý được mình ghi nhận lại từ phóng sự .
Muôn hình vạn trạng phương thức thu thập dữ liệu người dùng
Tại một cửa hàng Amazon - trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, các khách hàng có thể bước vào chọn đồ rồi thanh toán mà không phải gặp thu ngân, cũng không phải bỏ tiền mặt hay quẹt thẻ.
Tất cả những gì bạn cần là một mã code trên điện thoại liên kết với tài khoản ngân hàng cũng như tài khoản Amazon để đi qua cổng trước và sau khi mua hàng. Thậm chí, bạn có thể bỏ ngay món đồ vào túi áo/quần của mình.
Amazon thống kê số lượng và loại hàng hóa bạn mua bằng hàng loạt camera và cảm biến được gắn khắp nơi. Nhờ vậy, kể cả khi bạn quay lại đổi một món hàng khác, dữ liệu cuối cùng về hóa đơn thanh toán vẫn sẽ được cập nhật chính xác.
Dữ liệu về hình ảnh và "nhất cử nhất động" của bạn sẽ được công ty lưu lại nhằm phân tích để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như:
Sản phẩm lựa chọn.
Yếu tố dẫn tới quyết định mua sắm: Giá cả, giá trị dinh dưỡng, hương vị...
Và nhiều thông tin khác...
Bên cạnh đó, hiện nay, rất nhiều trò chơi, trang web và ứng dụng liên kết với Facebook phục vụ nhu cầu giải trí của người dùng ra đời. Với tính chất khơi gợi sự tò mò kiểu như "Bạn sẽ có bao nhiêu người yêu trong năm nay", chúng được không ít người dùng sử dụng và share lại đường link trên trang Facebook cá nhân.
Như vậy, bằng việc hưởng các tiện ích, bạn đã vô thức ký vào bản hợp đồng "trao đổi dữ liệu". Từng hành vi nhỏ nhất, từng cái click chuột hay share nội dung lên trang cá nhân của bạn sẽ được đưa vào kho dữ liệu để "mổ xẻ" và phân tích.
Từ rủi ro rò rỉ (và bị đánh cắp) dữ liệu
Trong phóng sự, VTV cũng đề cập đến nỗi lo lớn nhất của các tập đoàn lớn như Facebook, Google, Amazon, Alibaba, Grab... là bị đánh cắp dữ liệu. Điều quan trọng hơn nữa là: Những dữ liệu khi đã bị đánh cắp thì không thể chuộc về, chỉ có thể trả tiền để xóa đi.
Tháng 9/2018, Uber phải trả cho tin tặc số tiền 100.000 USD để xóa dữ liệu bị đánh cắp. Bên cạnh đó, họ còn phải đền bù hơn 130 triệu bảng Anh cho khách hàng do để lộ thông tin.
Năm ngoái, Facebook cũng vướng vào scandal nghiêm trọng nhất trong lịch sử khi để lộ thông tin của 87 triệu người dùng, khiến CEO Mark Zuckerberg phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Chúng ta đều biết, nhờ cung cấp nhiều tiện ích vượt trội, Facebook và Uber là những dịch vụ có lượng người dùng lớn như thế nào.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lộ dữ liệu là lỗ hỗng trong khâu bảo mật API - nơi người dùng giao tiếp với phần mềm và các phần mềm giao tiếp với nhau. Khi API không được bảo vệ chặt chẽ, những ứng dụng sử dụng API để liên kết với người dùng sẽ chính là nơi thông tin bị lộ.
Ví dụ, Facebook để lộ dữ liệu do công ty Cambridge Analytica làm một cuộc khảo sát thông tin nhưng yêu cầu người dùng đăng nhập Facebook để trả lời.
Khi chơi trò chơi FarmVille, nghe nhạc qua Spotify hay tìm người yêu trên Tinder, bạn đều được cung cấp tùy chọn đăng nhập thông qua Facebook. Nếu đồng ý, xem như bạn chấp nhận thông tin của bạn (ngày sinh, địa điểm, sở thích...) và những người có trong danh sách bạn bè bị khai thác triệt để.
Đấy là chưa kể đến việc, lỗ hổng còn có thể đến từ chính nội bộ "ngân hàng" dữ liệu. Một nhân viên công ty nắm trong tay dữ liệu có thể dùng nó để rao bán hòng thu lợi cá nhân.
Trích đoạn từ phóng sự của VTV cho thấy: Tháng 4/2018, thông tin về số điện thoại, email và cả địa chỉ nhà của hàng nghìn phụ huynh đang cho con học tiếng Anh tại nhiều tỉnh thành bị lộ. Người bán tiết lộ thông tin được mua từ cựu nhân viên trung tâm.
Mặt khác, ngày nay, rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến kết nối giữa người cần vay và bên cho vay, mang lại sự tiện lợi khi người dùng chỉ cần điền thông tin trực tuyến, không phải mất thời gian di chuyển và tiền vay sẽ được chuyển vào tài khoản trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khi dữ liệu cá nhân (ảnh chụp chứng minh nhân dân) chắc chắn bị lộ vì đây là thông tin bắt buộc để được chấp thuận cho vay, hiệu quả của hình thức vay này vẫn chưa rõ ràng. Lãi suất - phí phạt cao, hình thức đòi nợ kiểu "khủng bố" khi chẳng may bạn đóng tiền trễ là những rủi ro có thể nhận thấy trước mắt.
Đến một thế giới bị giám sát và chấm điểm
Đây là điều vẫn còn xa lạ ở Việt Nam nhưng đã được áp dụng ở Trung Quốc. Theo đó, 200 triệu camera giám sát được gắn ở khắp nơi có chức năng theo dõi phương tiện, xác nhận địa lý, nhận dạng khuôn mặt, ghi lại cả hình ảnh lẫn âm thanh nhằm phục vụ công tác chấm điểm tín nhiệm xã hội cho mỗi công dân.
Nếu có hành vi tốt như nỗ lực trong công việc, tích cực xây dựng các mối quan hệ, mua sắm đồ dùng cho trẻ em, người già, hướng dẫn người lớn tuổi qua đường..., bạn sẽ được cộng điểm. Còn nếu hút thuốc nơi công cộng, bấm còi xe, sang đường không đúng đèn tín hiệu..., bạn sẽ bị trừ điểm và có thể là xử phạt hành chính.
Nếu tích lũy được điểm cao, bạn sẽ được hưởng nhiều phúc lợi xã hội, còn điểm thấp sẽ khiến bạn gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống, thậm chí là bị kiểm soát chặt chẽ hơn về an ninh.
Điểm tín nhiệm có mặt tích cực là thúc đẩy người dân sống chuẩn mực, vì mọi hành vi đều không thể che giấu. Ở khía cạnh ngược lại, mọi người có cảm giác luôn bị giám sát và hốt hoảng mỗi khi hành động sai trái.
Vậy, chúng ta phải làm gì?
Tên phóng sự "Tôi là 00100" mang hàm ý: Mỗi người dùng đều được đánh mã số ký hiệu trong "ngân hàng" dữ liệu.
Ai thu thập được nhiều dữ liệu, họ sẽ nắm trong tay những lợi thế quan trọng. Và bởi vì dữ liệu quan trọng như vậy, nó có thể bị kẻ xấu tập trung khai thác, tìm ra những điểm yếu để đánh cướp.
Vì thế, mỗi người cần tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế cung cấp dữ liệu cá nhân cho các bên thứ ba không-rõ-nguồn-gốc đến mức tối đa. Còn lại, chúng ta khó có thể tránh khỏi việc dữ liệu cá nhân sẽ luôn bị khai thác, bởi đó cũng là cách để phục vụ cuộc sống tốt hơn.
Biên tập bởi Trấn Minh
Nhận định của 7 chuyên gia Mỹ về rủi ro an ninh trên thiết bị Huawei Chuyên trang công nghệ The Verge đã tập hợp ý kiến khác nhau của 7 chuyên gia uy tín tại Mỹ để làm rõ những nghi ngờ về khả năng bảo mật trên thiết bị viễn thông của Huawei. Ảnh minh họa: The Verge Trong bối cảnh lo ngại về rủi ro bảo mật trên thiết bị Huawei leo thang, các nhà lập...