Nghị sĩ Mỹ nói người gốc Á đang ‘kêu cứu’
Các nghị sĩ Mỹ bày tỏ quan ngại trong phiên điều trần quốc hội về tình trạng người gốc Á ở nước này liên tiếp bị tấn công vô cớ.
“Cộng đồng của chúng tôi đang rỉ máu, chúng tôi rất đau đớn. Trong suốt năm qua, chúng tôi đã liên tục kêu cứu”, hạ nghị sĩ Dân chủ gốc Hoa Grace Meng nói trong phiên điều trần hôm 18/3 của tiểu ban Hiến pháp, Dân quyền và Tự do Dân sự thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ.
Phiên điều trần nhằm xem xét tình trạng gia tăng các loại tội ác thù ghét nhằm vào người Mỹ gốc Á, vốn đã tăng 149% trong năm 2020 so với năm 2019 và duy trì xu thế này ở 16 thành phố lớn khắp cả nước.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Grace Meng phát biểu ở Philadelphia, Pennsylvania, hồi tháng 7/2016. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Phiên điều trần diễn ra vài ngày sau khi xảy ra vụ xả súng nhắm vào ba spa ở bang Georgia, khiến 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng. Một loạt vụ tấn công nhằm vào người gốc Á cao tuổi cũng diễn ra nhiều nơi, trong đó có vụ cụ bà Xiao Zhen Zie ở thành phố San Francisco dùng gậy gỗ đáp trả kẻ tấn công vô cớ, khiến tên này không đứng dậy nổi và phải nhập viện.
Các chuyên gia cho rằng tình trạng tấn công người gốc Á ngày một gia tăng có liên quan tới đại dịch Covid-19, sau khi một số người Mỹ, bao gồm cả cựu tổng thống Donald Trump, gọi nCoV là “virus Trung Quốc”, “bệnh dịch Trung Quốc” và thậm chí là “Kung Flu”, tức “bệnh cúm Kung”, nói theo cách chế giễu cụm từ kung fu, dùng để chỉ võ thuật Trung Quốc.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Steve Cohen cho biết các vụ tấn công cộng đồng người gốc Á ở Mỹ đã tăng đột biến trong năm qua, gồm các vụ tấn công bằng hung khí, châm lửa hay chửi bới xúc phạm.
“Đại dịch xảy ra đã làm trầm trọng thêm những định kiến xấu xa chống người châu Á, vốn tồn tại lâu đời ở Mỹ”, Cohen nói.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 19/3 sẽ gặp các lãnh đạo gốc Á ở Atlanta và cam kết đưa ra giải pháp cho tình trạng gia tăng các vụ tấn công nhằm vào cộng đồng gốc Á.
Obama cảnh báo nền dân chủ Mỹ bị đe dọa
Obama cho rằng các nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ Mỹ đang bị đe dọa, sau khi Tổng thống Trump gọi điện "đòi phiếu" ở bang Georgia.
"Ngày mai là Ngày bầu cử ở Georgia và nguy cơ là không thể cao hơn. Chúng ta đang thấy một vài người sẵn sàng đi xa tới mức nào để níu kéo quyền lực và đe dọa các nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ Mỹ", cựu tổng thống Barack Obama đăng Twitter hôm 4/1, đề cập tới cuộc bầu cử vòng hai vào Thượng viện Georgia ngày 5/1.
Obama nói thêm nền dân chủ Mỹ không thuộc về bất cứ cá nhân nào, kể cả tổng thống, mà thuộc về người dân. Ông kêu gọi cử tri ở Georgia sử dụng "công cụ mạnh mẽ nhất" của họ là những lá phiếu để bầu ra thượng nghị sĩ đại diện cho bang. Tuy nhiên, Obama không trực tiếp nhắc đến Tổng thống Donald Trump.
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama vận động tranh cử giúp ông Joe Biden ở Philadelphia hồi tháng 10/2020. Ảnh: CNBC .
Tuyên bố của Obama được đưa ra sau khi Trump bị lộ cuộc điện thoại đòi Tổng thư ký Georgia Brad Raffensperger "tìm 11.780 phiếu" để ông có thể lật ngược chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden ở bang này.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Don Bacon cũng chỉ trích Tổng thống Mỹ về cuộc gọi, cho biết việc Trump liên lạc với Tổng thư ký Georgia và yêu cầu "tìm đủ số phiếu" để thay đổi tình thế là hành động "sai lầm".
"Chúng ta nỗ lực hết mình để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Sau khi bầu cử khép lại, chúng ta phải chơi công bằng và chính trực", Bacon nói.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Liz Cheney cũng nhận định cuộc gọi của Tổng thống Trump tới quan chức Georgia đã "gây ra rắc rối nghiêm trọng".
Trump đã nhiều lần chỉ trích Tổng thư ký Raffensperger về kết quả bầu cử ở Georgia và cũng đưa ra các cáo buộc gian lận bầu cử ở những bang chiến trường Joe Biden giành chiến thắng.
Trước Obama, Hillary Clinton đã gọi Trump là "tổng thống không còn gì để mất" sau khi lộ cuộc gọi đòi phiếu ở Georgia. Tuy nhiên, Chủ tịch đảng Cộng hòa ở Georgia cũng cảnh báo Tổng thống Mỹ có thể kiện Tổng thư ký Raffensperger vì rò rỉ "bất hợp pháp" nội dung cuộc gọi hôm 2/1.
Bị ông Trump "hắt hủi" một lần, thành phố nổi tiếng "thù dai" trả đũa trong bầu cử Mỹ "Người dân thành phố này sẽ nhớ mãi về những điều cần nhớ", một nghị sĩ Mỹ nhận xét. Trong cuộc bầu cử Mỹ, thành phố lớn nhất của bang "chiến địa" Pennsylvania đã giúp ông Biden thắng áp đảo phiếu đại cử tri trước Tổng thống Trump. Philadelphia từ lâu đã ngả về ông Biden trong bầu cử tổng thống Mỹ (ảnh:...