Nghị sĩ Mỹ gây tranh cãi với tuyên bố về cuộc chiến ở Gaza
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham kêu gọi Israel phải làm bất cứ điều gì để giành chiến thắng trong cuộc chiến sinh tồn với Hamas, giống như Mỹ đã “có lý do chính đáng” để bỏ qua thương vong của dân thường khi thả bom hạt nhân xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), quân đội Israel đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích ngày càng nhiều trong bối cảnh chiến dịch quân sự ở Gaza bước sang tháng thứ 8, cướp đi sinh mạng của trên 34.000 người Palestine.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với đài NBC News hôm 12/5, ông Graham lập luận rằng Hamas phải chịu trách nhiệm về phần lớn thương vong dân sự và kêu gọi Israel tiếp tục chiến đấu cho đến khi đạt được chiến thắng quyết định bằng mọi giá.
“Khi chúng tôi đối mặt với sự hủy diệt sau Trân Châu Cảng, chiến đấu với quân Đức và quân Nhật, chúng tôi đã quyết định chấm dứt chiến tranh bằng cách ném bom Hiroshima, Nagasaki bằng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, Israel, hãy làm bất cứ điều gì cần làm để tồn tại với tư cách là một quốc gia Do Thái”, ông tuyên bố.
Video đang HOT
Mặc dù ông Graham không kêu gọi sử dụng vũ khí hạt nhân thực tế ở Gaza, nhưng ông đã đưa ra so sánh gây tranh cãi tương tự trong phiên điều trần hồi đầu tuần trước, khi ví cuộc xung đột Israael – Hamas giống như Hiroshima và Nagasaki.
Nhà Trắng gần đây đã tạm dừng cung cấp một số loại bom hạng nặng vì sợ Israel có thể sử dụng trong cuộc tấn công thành phố Rafah ở phía nam Gaza. Quyết định này đã khiến những người ủng hộ Israel phẫn nộ.
Ông Graham nói: “Hãy cung cấp cho Israel những quả bom mà họ cần để kết thúc cuộc chiến mà họ không thể để thua và hợp tác với họ để giảm thiểu thương vong”.
Washington đã thừa nhận những lo ngại rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) có thể đã vi phạm luật nhân đạo quốc tế khi sử dụng vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, báo cáo mới của Bộ Ngoại giao Mỹ không chỉ ra bất kỳ hành vi vi phạm cụ thể nào. Hôm 12/5, Ngoại trưởng Antony Blinken thừa nhận rằng Israel đã không có kế hoạch đáng tin cậy nào để đưa dân thường thoát khỏi nguy hiểm.
Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ không hỗ trợ chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Rafah bằng vũ khí của Mỹ, nhưng chỉ ra rằng chiến dịch có giới hạn của Israel vẫn chưa vượt qua lằn ranh đỏ của Washington. Hôm 10/5, nội các chiến tranh của Israel đã thông qua việc mở rộng có chừng mực chiến dịch trên bộ ở Rafah. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng cam kết tiếp tục chiến dịch quân sự và chiến đấu hết sức ngay cả khi không có vũ khí của Mỹ.
Đại sứ Nga: Bắn hạ máy bay Nga ở không phận quốc tế là lời tuyên chiến
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nói rằng Moskva không muốn tìm kiếm đối đầu trực tiếp với Washington.
Hôm 15/3, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết một cuộc tấn công có chủ ý vào một máy bay Nga trong không phận trung lập sẽ là một lời tuyên chiến công khai chống lại cường quốc hạt nhân.
Theo đó, bình luận về việc Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đe dọa bắn hạ máy bay Nga tiếp cận máy bay Mỹ trong không phận quốc tế, ông Antonov nói "lời kêu gọi này vượt xa lẽ thường".
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. (Ảnh: TASS)
"Một cuộc tấn công có chủ ý vào máy bay Nga trong không phận trung lập không chỉ là tội ác theo luật pháp quốc tế, mà còn là lời tuyên chiến công khai chống lại cường quốc hạt nhân lớn nhất (thế giới). Một cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Mỹ sẽ hoàn toàn khác với cuộc chiến ủy nhiệm", ông Antonov cảnh báo.
"Người Mỹ đang tiến hành các cuộc tấn công từ xa chống lại Nga. Liệu Quốc hội Mỹ có sẵn sàng đặt công dân Mỹ và cộng đồng quốc tế vào nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện không?", Đai sứ Nga cho biết thêm.
Đề cập vụ máy bay không người lái của Mỹ rơi ở biển Đen hôm 14/3, ông Antonov cho hay: "Bộ Quốc phòng Nga đã giải thích chi tiết lý do và cách hành động của các phi công Nga trong sự cố UAV hôm 14/3 trên biển Đen. Nga đã làm mọi thứ có thể để ngăn chặn sự cố như này, thông báo cho cộng đồng quốc tế về ranh giới không phận tạm thời được thiết lập cho hoạt động quân sự đặc biệt".
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã thông báo lý do UAV của Washington rơi ở biển Đen, cho rằng "sự gia tăng hoạt động tình báo nhằm vào các lợi ích của Liên bang Nga" và "không tuân thủ vùng hạn chế bay" mà Moskva thiết lập liên quan chiến dịch quân sự ở Ukraine đã dẫn đến vụ UAV Mỹ rơi.
Trước đó, Bộ Tư lệnh châu Âu (EUCOM) của Mỹ cho biết, máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper bị bắn hạ khi đang "hoạt động trong không phận quốc tế". Một trong 2 chiếc Su-27 của Nga đã "đâm vào cánh quạt của MQ-9" khiến nó bị rơi xuống biển Đen.
Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi, cho biết máy bay không người lái quân đội Mỹ thường xuyên "tiến hành các hoạt động trong không phận quốc tế", nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động bay tương tự sau sự vụ đồng thời kêu gọi người Nga "hành xử một cách chuyên nghiệp và an toàn".
Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ đơn phương phát động sứ mệnh quân sự ở Mexico? Nạn buôn lậu ma túy từ Mexico sang Mỹ chưa có chiều hướng giảm, cũng như mối đe dọa mà các băng đảng ma túy Mỹ tạo ra với người dân Mỹ qua vụ bắt cóc, sát hại gần đây đã khiến một số nghị sĩ Mỹ cảm thấy Washington cần phải hành động một cách cứng rắn hơn. Các nghị sĩ Mỹ...