Nghị sĩ Mỹ đề xuất giám sát binh sĩ trên mạng
Hạ nghị sĩ Speier yêu cầu chính quyền Tổng thống Biden kiểm tra tài khoản mạng xã hội của binh sĩ, đề phòng họ liên quan tới nhóm cực đoan.
Trong thư đề nghị, hạ nghị sĩ Jackie Speier của bang California hối thúc Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành sắc lệnh hành pháp quy định việc thẩm tra hoạt động trên mạng xã hội của các nhân viên liên bang, đặc biệt là binh sĩ quân đội phải được thực hiện trong quá trình cấp giấy phép an ninh cho họ.
Các biện pháp dự kiến được thực hiện bao gồm xem xét bài đăng trên mạng xã hội có liên quan đến những nhóm ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng hoặc nhóm bạo lực cực đoan tương tự.
Speier cho biết giới chức hiện nay trước khi cấp giấy phép an ninh cho binh sĩ hoặc các nhân viên liên bang đã thu thập các dữ liệu riêng tư như thông tin về tài chính hoặc sức khỏe hành vi, nhưng lại không kiểm tra các tài khoản mạng xã hội của họ, điều mà ông cho là “không thể lý giải được”.
Hạ nghị sĩ này bày tỏ nỗi lo lắng ngày càng tăng về mối quan hệ giữa binh sĩ và những kẻ cực đoan bạo lực, nhận định cách tiếp cận hiện tại của Lầu Năm Góc và chính phủ Mỹ “không đủ để đối phó với mối đe dọa từ các phong trào cực đoan”.
Thư của Speier được viết hôm 29/1 gửi cho Tổng thống Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Vệ binh Quốc gia Mỹ đi tuần bên ngoài tòa nhà quốc hội tại thủ đô Washington, ngày 14/1. Ảnh: AP.
Nhiều cựu binh và cảnh sát Mỹ nằm trong số những người biểu tình quá khích xông vào tòa nhà quốc hội hôm 6/1, gây ra vụ bạo động khiến ít nhất 5 người chết và hàng chục người bị thương. Trong số những người chết có một nữ cựu binh không quân Mỹ.
Trong phiên điều trần của quốc hội Mỹ hồi tháng 2/2020, các nhân chứng nói rằng những nhóm cực đoan da trắng thượng đẳng từ lâu đã len lỏi vào hàng ngũ quân đội Mỹ để tuyển mộ. Hàng chục cựu binh và binh sĩ Mỹ những năm qua bị bắt vì lên kế hoạch tấn công khủng bố hoặc giết người.
Giám đốc Cơ quan Phản gián Quốc phòng và An ninh Mỹ hiện thiếu thẩm quyền xem xét các tài khoản mạng xã hội trong quá trình cấp giấy phép an ninh, do cơ quan này chưa được lệnh từ Giám đốc Tình báo Quốc gia, Văn phòng Quản lý và Ngân sách cùng Văn phòng Quản lý Nhân sự, thư của Speier cho biết.
Tổng thống Biden đã lệnh cho các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo Mỹ nghiên cứu mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước. John Kirby, thư ký báo chí của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong cuộc họp báo tuần trước cho biết Lầu Năm Góc coi vấn đề này là ưu tiên hàng đầu, song khẳng định phần lớn binh sĩ Mỹ “phục vụ với danh dự” và không ủng hộ những niềm tin quá khích.
Australia yêu cầu quân đội Myanmar thả Aung San Suu Kyi
Australia yêu cầu quân đội Myanmar lập tức thả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo khác bị bắt trong cuộc đột kích sáng nay.
"Chính phủ Australia quan ngại sâu sắc trước thông tin quân đội Myanmar một lần nữa tìm cách giành quyền kiểm soát Myanmar và đã bắt Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi cùng Tổng thống Win Myint", Ngoại trưởng Australia Marise Payne hôm nay tuyên bố.
Phát biểu được Ngoại trưởng Payne đưa ra sau khi phát ngôn viên cấp cao đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) xác nhận bà Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong đảng và Tổng thống Win Myint đã bị binh sĩ quân đội bắt rạng sáng nay, trong một nỗ lực được cho là cuộc đảo chính quân sự.
"Chúng tôi kêu gọi quân đội Myanmar tôn trọng pháp luật, giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế hợp pháp và trả tự do lập tức cho tất cả các lãnh đạo dân sự và những người bị bắt trái pháp luật", thông báo của bà Payne có đoạn.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho hay Mỹ cũng đã cảnh báo Myanmar sau khi nhận được thông tin quân đội nước này bắt bà Aung San Suu Kyi. "Mỹ phản đối bất cứ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả cuộc bầu cử gần đây hay cản trở quá trình chuyển giao dân chủ của Myanmar, và sẽ có hành động chống lại những người chịu trách nhiệm nếu những động thái này không được đảo ngược", bà Psaki nói. Bà cho hay Tổng thống Biden đã được thông báo về tình hình.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tham dự phiên tòa ở Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hồi tháng 12/2019. Ảnh: Reuters
Myo Nyunt, phát ngôn viên của NLD, cho biết bà Suu Kyi cùng Tổng thống Win Myint đang bị "giam" tại thủ đô Naypyidaw. "Chúng tôi hay tin họ đã bị quân đội bắt", ông nói, bày tỏ lo lắng. "Trước tình hình này, chúng tôi cho rằng quân đội đang dàn dựng đảo chính".
Bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo Myanmar bị bắt sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar. Quân đội nước này gần đây liên tục cáo buộc có "gian lận" trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, khi đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội.
John Sifton, giám đốc Tổ chức Giám sát Nhân quyền chi nhánh châu Á, kêu gọi Mỹ và các nước khác áp đặt "lệnh trừng phạt kinh tế trực tiếp và nghiêm khắc" với các lãnh đạo quân đội và lợi ích kinh tế của Myanmar sau biến cố này.
Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng tình hình ở Myanmar có thể là một thách thức mới với chính quyền Tổng thống Joe Biden.
"Chính quyền Biden đã tuyên bố họ ủng hộ dân chủ và nhân quyền. Nhưng các sĩ quan hàng đầu của quân đội Myanmar đã từng bị trừng phạt, nên hiện chưa rõ Mỹ có thể làm được điều gì một cách nhanh chóng", Hiebert nói.
Bà Suu Kyi, người giành giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.
Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành "lãnh đạo thực quyền" của Myanmar, song vẫn giữ chức Cố vấn Nhà nước. Đây được coi như chức danh nhằm né tránh hiến pháp Myanmar, trong đó quy định người có con hoặc vợ/chồng là công dân nước ngoài không được lên làm tổng thống. Chồng quá cố và con trai bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, danh tiếng quốc tế của bà Suu Kyi đã bị ảnh hưởng do những cáo buộc xung đột sắc tộc với cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi của Myanmar. Quốc gia này phủ nhận cáo buộc và tuyên bố từ lâu chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố.
Xe địa hình lục quân Mỹ bị chê quá chật Lầu Năm Góc đánh giá xe địa hình lục quân ISV quá chật chội để binh sĩ chiến đấu hiệu quả, dù di chuyển tốt trên mọi địa hình. Xe Phân đội Bộ binh (ISV) mới phát triển cho lục quân Mỹ được quảng cáo là "phương tiện chở quân hạng nhẹ tốc độ cao trên mọi địa hình", được thiết kế để...