Nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc về hành vi trên Biển Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc do các hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (trên) chạm trán tàu cung ứng của Malaysia ở Biển Đông hồi năm 2014. Ảnh: AFP.
Dự luật mang tên “Hành động trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2016″, đề nghị trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Trung Quốc tham gia những hoạt động phi pháp của Bắc Kinh tại hai vùng biển này, theo Diplomat.
“Hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là phạm pháp, đe dọa an ninh khu vực và hoạt động thương mại của Mỹ. Việc này có thể cảm nhận tại Mỹ, bao gồm các cảng ở Florida và qua kinh tế tàu biển và hàng hóa của bang chúng ta”, Rubio, Thượng nghị sĩ Cộng hòa đến từ bang Florida, lưu ý.
Video đang HOT
Dự luật do Rubio đưa ra thể hiện thay đổi đầy tham vọng trong chính sách của Mỹ. Nếu được thông qua, nó sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ thực hiện một loạt biện pháp trừng phạt chống lại các cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia hoạt động ở Biển Đông và phạt cả tổ chức tài chính của bên thứ ba cố ý tham gia.
Dự luật cũng bao gồm đề xuất hạn chế viện trợ với các nước đứng về lập trường của Trung Quốc trong xử lý vấn đề tại Biển Đông, biển Hoa Đông. Điều này thay đổi lập trường của Mỹ lâu nay là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ (trừ một số ngoại lệ).
Hồi đầu năm, đại diện đảng Cộng hòa tại tiểu bang Kansas Mike Pompeo đề xuất Mỹ ra nghị quyết công nhận phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài, phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển. Mike Pompeo đã chấp thuận đề nghị của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trở thành Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA).
Văn Việt
Theo VNE
Philippines nói tàu Trung Quốc rút khỏi bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông
Philippines tuyên bố các tàu Trung Quốc không còn ở bãi cạn Scarborough và ngư dân nước này lần đầu tiên có thể tiếp cận mà không bị ngăn cản trong 4 năm.
Bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc và Phillippines. Ảnh: Wikipedia
"Kể từ cách đây ba ngày, không còn tàu, tuần duyên hay hải quân Trung Quốc, trong khu vực Scarborough", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay nói, cho rằng đây là "diễn biến đáng hoan nghênh".
Các ngư dân Philipines có thể tiếp cận bãi cạn mà không bị cản trở, lần đầu tiên trong 4 năm, ông Lorenzana cho hay, đánh dấu bước ngoặt lớn kể từ khi nước này thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông tại một toà trọng tài quốc tế năm 2013. "Nếu tàu Trung Quốc rời đi, nghĩa là ngư dân của chúng tôi có thể nối lại việc đánh cá trong khu vực".
Khi được hỏi về việc các ngư dân Philippines quay lại bãi cạn, Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay không đề cập đến sự rút lui của tuần duyên. Ông Lục cho rằng hai nước có thể làm việc cùng nhau trên các lĩnh vực liên quan đến Biển Đông và "xử lý tranh chấp một cách thích hợp".
Toà án tại The Hague, Hà Lan hồi tháng 7 tuyên bố dù bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, không nước nào có quyền chủ quyền với nó, vì vậy tất cả các bên tuyên bố chủ quyền đều có thể đánh cá ở đó.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tin tặc Trung Quốc bị tố tấn công tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông Nhóm tin tặc Trung Quốc bị tố tấn công mạng của những người thăm tàu sân bay Ronald Reagan trên Biển Đông, một ngày trước khi toà trọng tài ra phán quyết về "đường lưỡi bò" hồi tháng 7. Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: NavalToday Nhóm tin tặc tại Trung Quốc tạo một tệp tài liệu độc hại, giả...