Nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật lưỡng đảng về cấm ứng dụng TikTok
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio ngày 13/12 thông báo một dự luật lưỡng đảng nhằm cấm ứng dụng truyền thông xã hội nổi tiếng TikTok của Trung Quốc.
Động thái này làm gia tăng sức ép đối với chủ sở hữu TikTok là công ty ByteDance trong bối cảnh Mỹ lo ngại ứng dụng này có thể được sử dụng để do thám công dân Mỹ và có các nội dung bị cấm.
Biểu tượng của ứng dụng chia sẻ video Tik Tok trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông cáo báo chí, văn phòng nghị sĩ Rubio cho biết dự luật trên đã được nghị sĩ Cộng hòa Mike Gallagher và nghị sĩ Dân chủ Raja Krishnamoorthi đồng đệ trình tại Hạ viện.
Trong phản ứng của mình, người phát ngôn TikTok ra tuyên bố chỉ trích dự luật trên là “có động cơ chính trị” và “sẽ không giúp tăng cường an ninh quốc gia của Mỹ”. Tuyên bố cũng nêu rõ rằng công ty sẽ tiếp tục thông báo với các thành viên Quốc hội Mỹ về các kế hoạch “nhằm tăng cường bảo vệ nền tảng của mình tại Mỹ”.
Video đang HOT
Dự luật trên được đưa ra trong bối cảnh TikTok ngày càng bị chú ý tại Mỹ trong những tuần qua. Trong cuộc điều trần hồi tháng trước, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ Chris Wray cho biết các hoạt động của TikTok tại Mỹ làm gia tăng lo ngại đối với an ninh quốc gia. Ngày 12/12, các bang Alabama và Utah là hai bang mới nhất tại Mỹ ban hành lệnh cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của cơ quan công quyền và mạng lưới máy tính.
Trong nhiều tháng qua, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), thuộc Chính phủ Mỹ, và TikTok đã tiến hành đàm phán nhằm đạt một thỏa thuận về an ninh quốc gia để bảo vệ dữ liệu của hơn 100 triệu người dùng TikTok.
Chính phủ Slovakia nguy cơ sụp đổ
Chính phủ thiểu số của Slovakia có nguy cơ sụp đổ khi một nghị sĩ độc lập tuyên bố ý định bỏ phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Một số đảng đã thúc đẩy cuộc bầu cử sớm vào năm tới nếu nội các thất bại.
Thủ tướng Eduard Heger của đảng OaNO cầm quyền và chính phủ của ông phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có khả năng dẫn đến một cuộc bầu cử sớm tại Slovakia. Ảnh: spectator.sme.sk
Chính phủ thiểu số Slovakia phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 13/12, trong bối cảnh tương lai của họ "nằm trong tay của một số nghị sĩ", với nhiều người cho rằng cuộc bỏ phiếu hoàn toàn là để quyết định về "sự tồn tại" của chính phủ vốn đã gặp khó khăn từ lâu.
Cuộc bỏ phiếu do phe đối lập khởi xướng và hậu thuẫn được cho là có 75 phiếu ủng hộ, bao gồm cả sự ủng hộ của một số nghị sĩ không liên kết, điều đó có nghĩa là chỉ cần sự ủng hộ của một nghị sĩ nữa trong Quốc hội 150 ghế là có thể "hạ bệ" chính phủ.
"Chúng ta đang tiếp tục rơi vào hỗn loạn và bất ổn kể từ năm 2021. Điều này thể hiện ở mức độ mất lòng tin và bất mãn cao của người dân. Tôi không nghĩ rằng sự hỗn loạn và bất ổn có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều sau khi chính phủ sụp đổ", cựu Thủ tướng Slovakia Iveta Radiová nhận xét.
Chính phủ của Thủ tướng Eduard Heger (OaNO) đã mất đa số vào cuối mùa hè vừa qua sau khi thành viên nhỏ hơn trong liên minh là Tự do và Đoàn kết (SaS) không thành công trong việc yêu cầu Bộ trưởng Tài chính và là người tiền nhiệm của ông Heger, Igor Matovi từ chức. Khi ông Matovi quyết định không từ chức, SaS quyết định rời khỏi chính phủ, chuyển thành phe đối lập.
Kể từ đó, Chính phủ Slovakia đã cố gắng tồn tại và thông qua các đề xuất lập pháp của họ với sự hỗ trợ của ba nghị sĩ là thành viên của Hội đồng Quốc gia độc lập do Tomá Taraba lãnh đạo.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của các thành viên trên là nhằm đổi lấy sự ủng hộ của chính phủ cho các đề xuất của họ. Lần này, ba nghị sĩ yêu cầu chính phủ bỏ phiếu cho việc sửa đổi luật hình sự, theo đó sẽ giảm hình phạt đối với tội phạm tài chính để đổi lấy sự ủng hộ của họ đối với ngân sách năm tới.
Chính phủ Slovakia đã từ chối vì nó mâu thuẫn với cam kết trước bầu cử của họ là "xóa sổ tham nhũng" và ba nghị sĩ cho biết họ "có thể" bỏ phiếu chống lại chính phủ trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được SaS đưa ra, nói rằng Chính phủ Slovakia đã thất bại trong việc phục vụ người dân và ngừng đấu tranh chống tham nhũng, vốn là một trong những lý do cuối cùng khiến nhiều người vẫn ủng hộ chính phủ, cùng với chính sách đối ngoại thân phương Tây của họ.
Nhiều người đều đồng ý với đảng Tự do và Đoàn kết, nói rằng chính phủ đã thất bại trong việc chống tham nhũng, bằng chứng là thành viên trong liên minh của họ - đảng Chúng ta là Gia đình, có một số người đã bị buộc tội tham nhũng. Một trong số trên, thành viên Hội đồng Quốc gia Martin Borgua tuyên bố ông sẽ bỏ phiếu chống lại chính phủ.
Trong khi đó, Thủ tướng Heger cho rằng không nên tạo thêm hỗn loạn trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng mà Slovakia đang phải đối mặt, cảnh báo về sự trở lại của cựu Thủ tướng Robert Fico của đảng Smer, đồng thời kêu gọi bảo vệ nền dân chủ, nhưng từ chối thừa nhận bất kỳ sai lầm nào của chính phủ dẫn đến tình trạng khó khăn hiện tại.
Các nhà phân tích cho rằng một sự thay đổi trong Chính phủ Slovakia có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ của thành viên EU này đối với nước láng giềng Ukraine, đặc biệt nếu nó mang lại quyền lực cho phe đối lập cánh tả vốn chỉ trích liên minh trung hữu của Thủ tướng Eduard Heger cung cấp thiết bị quân sự cho Kiev.
Chính phủ Phần Lan rơi vào khủng hoảng Nội các Phần Lan khủng hoảng sau khi đảng Trung tâm bỏ phiếu phản đối Đạo luật Bảo tồn Thiên nhiên. Cuộc khủng hoảng trong Chính phủ Phần Lan xảy ra ngay sau khi Thủ tướng Sanna Marin lên đường đi thăm Australia và New Zealand. Thủ tướng Sanna Marin. Ảnh: Helsinkitimes.fi Theo báo Yle (Phần Lan), Chính phủ Phần Lan đã rơi...