Nghị sĩ Mỹ: Chỉ nối lại tài trợ nếu Tổng giám đốc WHO từ chức
Một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hoà kêu gọi Tổng thống Trump rút tài trợ của Mỹ cho WHO cho tới khi Tổng Giám đốc của tổ chức này từ chức.
17 hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 16/4 gửi thư cho Tổng thống Trump ủng hộ quyết định rút tài trợ cho WHO cách đây vài ngày. Nhóm nghị sỹ này khẳng định họ đã mất niềm tin vào Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, đồng thời đổ lỗi về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay cho tổ chức này.
“Có những thời điểm, WHO là tổ chức duy nhất hoạt động ở những khu vực tồi tệ nhất trên thế giới và Mỹ nên tiếp tục ủng hộ công việc quan trọng này. Tuy nhiên, một điều cấp bách là chúng ta phải nhanh chóng hành động để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hợp pháp của WHO”, bức thư nhấn mạnh.
Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)
Trong thư, các hạ nghị sỹ đề xuất nhà lãnh đạo Mỹ đặt điều kiện nối lại tài trợ cho WHO nếu Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức.
Tổng thống Trump hôm 14/4 tuyên bố Mỹ sẽ cắt tài trợ cho WHO với cáo buộc tổ chức này không thể làm tròn nghĩa vụ cơ bản trong mùa dịch.
Quyết định của ông vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và các chuyên gia quốc tế. Đảng Dân chủ cũng chê trách quyết định của ông chủ Nhà Trắng, cho rằng ông không nên thúc ép WHO trong thời điểm khủng hoảng hiện nay dù thừa nhận tổ chức này cần cải tổ lại.
Riêng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi cú xuống tay của ông Trump là hành động vô nghĩa và bất hợp pháp, đồng thời cho biết các thành viên đảng Dân chủ sẽ thách thức quyết định này.
SONG HY
Trump đả kích Tổ chức Y tế Thế giới, lý do thực sự?
Donald Trump tố cáo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hành động chậm chạp và chỉ đứng về phía Trung Quốc. Nếu WHO mất nhà tài trợ lớn nhất trong điều kiện đại dịch, Bắc Kinh sẵn sàng trợ giúp. Nhưng, Mỹ không muốn để có như vậy vì họ sợ ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Trump chỉ trích WHO sai lầm trong cuộc chiến chống Covid-19.
Tại sao Washington dọa ngưng tài trợ WHO? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.
"Phải bắt WHO chịu trách nhiệm"
" Tổ chức Y tế Thế giới đã xử lý kém, che giấu tốc độ lây nhiễm của virus corona để cả thế giới bị đại dịch Covid-19 tàn phá. Nếu WHO làm đúng công việc của mình và cử chuyên gia y tế đến Trung Quốc để nghiên cứu khách quan tình hình trên thực địa, thì dịch bệnh đã được kìm hãm ngay từ ổ dịch và sẽ có rất ít người chết. Việc đình chỉ đóng góp của Mỹ kéo dài trong thời gian điều tra, khoảng từ 60-90 ngày", Donald Trump tuyên bố trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
Mặc dù quyết định này của Tổng thống Mỹ gây ra làn sóng chỉ trích, nhưng, phản ứng này đã được dự đoán. Trump bắt đầu nói về điều này ngay sau khi tình hình với Covid-19 vượt khỏi tầm kiểm soát vào đầu tháng Tư. Mỹ trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới: theo Đại học Johns Hopkins, ở nước này ghi nhận 615 nghìn số ca nhiễm. Có 23.000 ca từ vong. Đất nước đã được đặt dưới tình trạng thảm họa.
Nguyên thủ Mỹ đã nhiều lần chỉ ra rằng, do hành động chậm chạp của WHO, các đường hàng không quốc tế đã bị đóng cửa quá muộn. Ông nhắc nhở rằng, vào cuối tháng 1, WHO đã chỉ trích quyết định của ông về hạn chế các chuyến bay đến Trung Quốc, mặc dù dịch bệnh đang hoành hành ở nước này.
"WHO đã làm sai, sai tất cả. Họ đã làm hỏng bét mọi chuyện, Tổng thống Trump phẫn nộ. Không hiểu tại sao họ tập trung vào Trung Quốc, mặc dù được Mỹ tài trợ chủ yếu. Thật tốt khi tôi từ chối đề nghị của họ không áp dụng lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc. Đừng có đóng biên giới với Trung Quốc, xin đừng làm thế, họ đã nói vậy. Bọn họ có nhìn thấy gì đâu. Họ đã không thấy và không báo cáo. Còn nếu họ đã chứng kiến, tức là họ đã che giấu".
Sự chỉ trích của Tổng thống MỸ dựa trên ý kiến của các bác sĩ Mỹ cho rằng, WHO chỉ sử dụng các số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc về số người nhiễm Covid-19. Và Tổ chức Y tế Thế giới không thực hiện các nghiên cứu riêng của mình. Nhà Trắng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, ngay vào mùa đông, Đài Loan đã thông báo cho WHO rằng, Trung Quốc gian dối về số liệu dịch. Theo những người ủng hộ Trump, sự tin tưởng quá mức vào Bắc Kinh đã dẫn đến cuộc khủng hoảng.
Washington cũng tố cáo WHO đã quá muộn gửi các chuyên gia đến Vũ Hán để nghiên cứu tình hình với dịch bệnh tại chỗ.
"Đã đến lúc phải bắt WHO chịu trách nhiệm. Tôi ra lệnh cho chính phủ ngừng mọi tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong thời gian tiến hành điều tra về vai trò của tổ chức này, trong việc quản lý tồi và che giấu tình trạng lây nhiễm virus corona", Trump tuyên bố.
"Nên tránh chính trị hóa"
WHO là một cơ quan của Liên hợp quốc. Do đó, mỗi quốc gia ký Hiến chương LHQ tự động trở thành thành viên của WHO. Cơ quan này được tài trợ chủ yếu từ các nguồn đóng góp tự nguyện của các quốc gia.
Cho đến gần đây, Mỹ đã là nhà tài trợ chính. Mỗi năm chính quyền Mỹ đóng góp 400 - 500 triệu USD vào ngân sách WHO. Khoản đóng góp củaTrung Quốc là ít hơn mười lần. Đầu tháng 3, Bắc Kinh đã phân bổ thêm 20 triệu USD cho cuộc chiến chống Covid-19. Tuy nhiên, nếu Trump giữ lời hứa, WHO sẽ mất 22% ngân sách.
Tổng thư ký LHQ António Guterres chỉ trích quyết định của Trump. Trong điều kiện đại dịch, đây sẽ là một đòn nặng, và WHO sẽ không thể hoạt động bình thường, ông cảnh báo.
"Đây không phải là lúc để cắt tài trợ cho WHO, vốn vô cùng quan trọng đối với những nỗ lực của thế giới để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Covid-19", ông Gutterish nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Nga cũng không tán thành quyết định này của Trump. Ông Sergey Lavrov kêu gọi không chính trị hóa tình hình với virus. Ông nhắc nhở rằng, nhờ các khoản đóng góp lớn, người Mỹ nắm giữ các chức vụ quan trọng trong WHO.
"WHO đã hành động hiệu quả. Các nhân viên đều có trình độ chuyên môn cao", Bộ trưởng nhận định.
"Nếu quý vị không muốn để có thêm nhiều nạn nhân, hãy tránh chính trị hóa", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói vào tuần trước.
Khôi phục lại uy tín và mức tín nhiệm
Ông Pavel Koshkin, nhà nghiên cứu cấp cao ở Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada (thuộc Viện Hàn lâm viện Khoa học Nga) cho rằng, các mối đe dọa của Tổng thống Mỹ chỉ là những nỗ lực gây áp lực tâm lý lên các đối thủ. Chuyên gia Nga lưu ý rằng, trước khi Trump bắt đầu chỉ trích WHO, Tổ chức này cũng đã đưa ra những cáo buộc tương tự chống lại Washington.
"WHO đã nhiều lần chỉ trích Tổng thống Mỹ vì ông phớt lờ cảnh báo về Covid-19 quá lâu. Vì ông coi thường sự nguy hiểm của Covid-19 trong suốt nhiều tháng, tình hình ở Mỹ trở thành tồi tệ hơn. Đáp trả những chỉ trích của WHO, Trump tố cáo tổ chức này hoạt động không hiệu quả chống lại Covid-19. Có một loại đấu tập (sparring)", - ông Koshkin nói với Sputnik.
Chuyên gia Nga thu hút sự chú ý đến thực tế rằng, Mỹ có xu hướng đình chỉ hoặc thoát khỏi những thỏa thuận quốc tế.
"Ở giai đoạn đầu Mỹ thúc đẩy các sáng kiến quản trị toàn cầu, và sau đó chỉ trích các sáng kiến của mình. Còn Trump vẫn chủ trương "Nước Mỹ trước tiên", chuyên gia Koshkin nhận xét.
Ông cho rằng, những lời chỉ trích WHO của Trump cũng có thể được giải thích bởi ý muốn của ông khôi phục lại uy tín và mức tín nhiệm.
Virus corona đã làm lung lay niềm tin của người Mỹ vào Tổng thống. Vì thế ông sẽ tập trung nỗ lực tối đa để thu hút cử tri trước thềm cuộc bầu cử. Chính bởi vậy ông đưa ra lời quở trách đối với WHO và Bắc Kinh. Về phần mình Trung Quốc tung ra cả một chiến dịch cáo buộc Mỹ là nguồn gốc gây ra đại dịch Covid-19", nhà khoa học chính trị nói.
Ảnh hưởng của Trung Quốc
Temur Umarov, nhà tư vấn tại Trung tâm Carnegie Matxcơva đồng ý rằng, Tổng thống Mỹ không muốn nhận trách nhiệm và đang cố gắng đổ lỗi cho người khác.
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijan phản đối sự chỉ trích của Mỹ. Ông nói rằng, đại dịch đang ở giai đoạn sống còn và quyết định của Washington ngừng cấp ngân quỹ cho WHO là một bước đi nguy hiểm. Nhưng, nếu người Mỹ thực sự ngừng đóng góp, Trung Quốc sẽ là nguồn tài trợ chính cho ngân sách WHO", ông Umarov nhận xét.
Nhà khoa học chính trị chỉ ra rằng, Bắc Kinh luôn có ảnh hưởng khá lớn ở WHO.
"Khoản đóng góp của Trung Quốc chiếm 12% ngân sách WHO. Cách thức WHO tương tác với Bắc Kinh khi bắt đầu dịch bệnh cho thấy rõ tầm quan trọng của Trung Quốc đối với tổ chức này: họ đã lặp đi lặp lại rằng chính quyền kiểm soát tình hình ở Vũ Hán, mặc dù các chuyên gia nước ngoài không thể vào khu vực này trong một thời gian dài", ông Umarov nhắc nhở.
Theo ông Umarov, Trung Quốc đang tăng cường vị thế của mình trong WHO, nhưng, điều đó không có nghĩa là tổ chức này sẽ trở thành thân Trung Quốc.
"Nếu Mỹ ngừng tài trợ cho WHO, Bắc Kinh có thể gia tăng ảnh hưởng đến chính sách nhân sự. Nhưng, chắc là họ sẽ không sử dụng quá tích cực công cụ này. Sự hiện diện của đại diện Trung Quốc trong ban quản trị cấp cao không phải là điều quan trọng nhất đối với Bắc Kinh. Vì thế, chưa chắc là đại diện của Trung Quốc sẽ giữ vị trí tổng giám đốc của WHO", chuyên gia nói.
Putin đánh giá về cách Trung Quốc đối phó với đại dịch Covid-19 Tổng thống Nga Vladimir Putin bảo vệ cách Trung Quốc phản ứng với đại dịch Covid-19, bất chấp những chỉ trích dữ dội từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo Newsweek, ông Putin hôm 16.4 có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo "chia sẻ quan điểm về tình hình đại dịch Covid-19, Điện Kremlin...