Nghị sĩ Mỹ cảnh báo nguy cơ ông Trump không được bảo đảm an toàn
Nghị sĩ Matt Gaetz cảnh báo việc đảm bảo an toàn cho ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump sau các vụ tấn công gần đây.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump bị băng một bên tai sau vụ ám sát hụt hồi tháng 7 (Ảnh: Reuters).
Trong cuộc trao đổi với Breitbart News hôm 19/9, nghị sĩ bang Florida Matt Gaetz đã lên án nỗ lực ám sát ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vào cuối tuần trước là “thảm kịch” và “có thể tránh được”. Ông cho rằng an ninh xung quanh cựu tổng thống không được đảm bảo để bảo vệ ông khỏi bị nguy hại.
Nghị sĩ Gaetz tiếp tục tuyên bố gần đây ông đã gặp một quan chức của Bộ An ninh Nội địa (DHS), người đã nói với ông rằng có “ít nhất 5 nhóm trong nước đang nhắm đến việc ám sát ông Trump”.
“3 trong số các nhóm chúng tôi biết là từ nước ngoài. 2 trong số chúng tôi biết là các nhóm trong nước và điều đó đòi hỏi phải có lực lượng bảo vệ, vốn không được bố trí xung quanh cựu tổng thống ngay bây giờ”, ông Gaetz tiếp tục, lưu ý rằng các nhóm nước ngoài có liên hệ với Ukraine, Iran và Pakistan.
Nghị sĩ Gaetz tuyên bố rằng những nhóm này có thể tự do đi lại ở Mỹ vì “không có đủ sự gi ám sát để ngăn chặn họ hành động”.
Video đang HOT
Chỉ trong hai tháng qua, ông Trump đã phải đối mặt với 2 vụ ám sát.
Cựu tổng thống đã thoát chết trong gang tấc tại một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania vào tháng 7, khi một viên đạn bắn từ khoảng cách 150m sượt qua tai ông.
Tay súng đã nổ súng từ một mái nhà không được cơ quan mật vụ bảo vệ. Vụ tấn công khiến một người tham dự cuộc vận động tranh cử của ông Trump thiệt mạng và làm bị thương 2 người khác trước khi bị tay súng bắn tỉa bị hạ gục.
Vụ ám sát thứ hai diễn ra tại sân golf của ông Trump ở West Palm Beach, Florida, vào cuối tuần trước. Một tay súng nhắm vào ông Trump từ phía sau bụi rậm đã bị các mật vụ Mỹ phát hiện và bắt giữ sau khi hắn bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nghi phạm, được xác định là Ryan Wesley Routh, từng tìm cách gia nhập quân đội Ukraine vào năm 2022 nhưng không thành công, sau đó bắt đầu một kế hoạch tuyển dụng lính biệt kích Afghanistan để chiến đấu cho Kiev.
Routh đã bị các đặc vụ của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) thẩm vấn khi hắn trở về Mỹ vào cuối năm đó. Theo nghị sĩ Gaetz, các đặc vụ cho rằng câu chuyện của Routh rất đáng ngờ khi hắn tuyển dụng những chiến binh tự do trên khắp thế giới để chiến đấu ở Ukraine.
CBP đã giới thiệu Routh đến đơn vị điều tra của DHS, đơn vị này “thậm chí đã từ chối tiến hành điều tra”, theo nghị sĩ Gaetz.
“Họ dừng lại và cho anh ta vào nước này. Và chúng tôi có rất nhiều câu hỏi về điều đó”, nghị sĩ đặt câu hỏi.
Xét đến việc hai sát thủ có thể tiếp cận ông Trump và đặt ông vào tầm bắn, nghị sĩ Gaetz cho biết một số đồng nghiệp của ông ở đảng Cộng hòa “không loại trừ khả năng có một điệp viên trong Cơ quan Mật vụ cung cấp thông tin về các điểm rủi ro cao, dễ bị tấn công”.
Elon Musk và cuộc chơi chính trị
Elon Musk, ông chủ và nhà thiết kế chính của tàu vũ trụ tư nhân SpaceX, ông chủ hãng xe Tesla - nhà sản xuất xe ô tô điện hàng đầu thế giới, đồng thời là ông chủ mạng xã hội X đang trở nên "nổi tiếng" không phải vì ông quyết liệt phản đối sự phát triển AI (trí tuệ nhân tạo) thiếu kiểm soát, mà vì ông dính líu vào những biến động gần đây trên chính trường Anh, Venezuela, cũng như cuộc đua gay cấn vào Nhà Trắng ở Mỹ.
Bị lên án vì liên quan đến bạo loạn ở Anh
Một loạt nghị sĩ Công đảng Anh đã rời khỏi mạng xã hội X vì lo ngại về nền tảng này. Một nghị sĩ nói rằng ông Elon Musk đã biến X thành "một chiếc loa phóng thanh cho các đối thủ nước ngoài và các nhóm cực hữu". Cuối tuần trước, các nghị sĩ mới đắc cử đã vào các nhóm WhatsApp để nêu lên mối lo ngại ngày càng tăng về vai trò của mạng xã hội X trong việc phát tán thông tin sai lệch trong bối cảnh các cuộc bạo loạn do phe cực hữu lãnh đạo ở một số vùng của Anh và Bắc Ireland (diễn ra trong tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua). Ít nhất 3 nghị sĩ và 4 bộ trưởng trong Chính phủ Anh đã khóa tài khoản của mình. Các nghị sĩ khác vẫn sử dụng X và bắt đầu xem xét các giải pháp thay thế, bao gồm Threads, mạng xã hội thuộc sở hữu của Công ty Meta - công ty mẹ của Facebook - và nền tảng nguồn mở Bluesky.
Ông Elon Musk vừa có cuộc tranh cãi công khai với Thủ tướng Anh Keir Starmer (bên trái) sau khi bị lên án vì tạo điều kiện cho thành phần cực hữu gây bạo loạn ở Anh thời gian qua.
Trong vụ biểu tình bạo loạn ở Anh vừa qua, Elon Musk đã có một cuộc cãi vã công khai với Thủ tướng Anh Keir Starmer vì tỉ phú này cho rằng các cuộc bạo loạn sẽ dẫn đến "nội chiến là điều không thể tránh khỏi" ở Anh. Ông Musk đã bị chỉ trích vì không trấn áp được thông tin sai lệch trên nền tảng X và bản thân ông cũng chia sẻ tin tức giả mạo. Không những thế, Elon Musk còn bị cáo buộc đã cho phép Tommy Robinson, được cho là một trong những kẻ đầu sỏ nguy hiểm của các cuộc biểu tình bạo loạn, sử dụng mạng xã hội X để phát tán thông tin sai lệch, huy động lực lượng, xúi giục biểu tình. Trong một bài viết đăng trên tờ Guardian hôm 12/8, cựu Giám đốc điều hành Twitter Bruce Daisley cho biết ông Musk nên đối mặt với các lệnh trừng phạt cá nhân và thậm chí là lệnh bắt giữ nếu tiếp tục gây rối trật tự công cộng trực tuyến.
Ngày 12/8, Văn phòng Thủ tướng Anh (số 10 Phố Downing) cho biết các công ty truyền thông xã hội có thể phải đối mặt với quy định chặt chẽ hơn nếu họ không có hành động mạnh mẽ chống lại thông tin sai lệch trên nền tảng của mình. Peter Kyle, Bộ trưởng Công nghệ đã gặp các giám đốc điều hành truyền thông xã hội vào tuần trước và một cuộc họp khác dự kiến sẽ diễn ra vào tuần này.
Can thiệp chính trị ở Nam và Bắc Mỹ
Trong khi đó, tại Venezuela, tỉ phú Elon Musk cũng đang vướng vào những rắc rối chính trị với cáo buộc kích động biểu tình bạo loạn chống Chính phủ Venezuela. Hậu quả là Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ra lệnh chặn quyền truy cập X trong 10 ngày tại Venezuela. Tổng thống Maduro đã cho công ty này 10 ngày để trình bày các tài liệu của họ, nhưng ông không đưa ra thêm thông tin chi tiết nào.
Trước đó, trong một cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia tại Cung điện Miraflores hôm 30/7, Tổng thống Maduro cáo buộc đằng sau các cuộc biểu tình bạo lực của phe cực hữu và cuộc tấn công vào hệ thống bầu cử của đất nước, có sự nhúng tay của "đế quốc Mỹ, những kẻ buôn bán ma túy Colombia, Elon Musk và phe cực đoan và phát xít cánh hữu".
Truyền thông phương Tây cho biết, trong cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela vào ngày 28/7 vừa qua, Tổng thống Maduro giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ ba với 51,2% số phiếu so với 44,2% của cựu đại sứ và ứng cử viên của đảng Nền tảng Thống nhất Dân chủ (PUD). Ông Elon Musk đã ủng hộ các cuộc biểu tình bạo lực ở Venezuela và thách thức kết quả bầu cử của nước này. Trên mạng xã hội, Elon Musk đã chia sẻ các thông điệp tuyên bố rằng ứng cử viên đối lập Edmundo González Urrutia đã thắng cử và kêu gọi người dân Venezuela xuống đường phản đối kết quả.
Và, Venezuela cũng không phải là lần đầu tiên tỉ phú Elon Musk "can thiệp" vào các tiến trình chính trị ở Nam Mỹ. Năm 2020, trong một bài đăng trên X, ông Musk cảnh báo: "Chúng tôi sẽ đảo chính bất kỳ ai chúng tôi muốn! Hãy giải quyết". Tin nhắn này là phản hồi cho một người dùng tuyên bố rằng chủ sở hữu của nhà sản xuất ô tô điện Tesla đang cố gắng đảo chính ở Bolivia để kiểm soát trữ lượng lithium trong nước.
Bolivia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới, với khoảng 23 triệu tấn, tập trung ở miền Nam. Khu vực được gọi là "Salar do Uyuni" là một phần của tam giác trữ lượng lớn bao gồm Argentina (17 triệu tấn) và Chile (9,3 triệu tấn).
Lithium là thành phần chính trong sản xuất pin hiệu suất cao cho ô tô điện. Mà Tesla của Elon Musk là một trong những nhà sản xuất chính các loại xe điện trên thế giới. Doanh nhân người Bolivia Samuel Doria Medina thậm chí còn kêu gọi Tesla xây dựng một nhà máy khổng lồ ở "Salar de Uyuni" để cung cấp pin lithium, ông Musk thảo luận với ông Bolsonaro (Tổng thống Brazil) về việc mở một nhà máy xe điện ở Brazil.
Tại Mỹ, cái tên "Elon Musk" cũng đang nổi đình đám khi xuất hiện vào lúc gay cấn nhất của cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Ông nhiều lần viết rằng những người không phải công dân đang bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử ở Mỹ. Vào cuối tháng 7, Elon Musk đã chia sẻ một video về Elizabeth Warren nói về con đường trở thành công dân cho hàng triệu người không có giấy tờ đang sống ở Mỹ. Grok, chatbot trí tuệ nhân tạo của nền tảng mà Musk đã quảng cáo là thuốc giải "chống thức tỉnh" đối với các chatbot thiên tả, phát tán thông tin sai lệch rằng thời hạn bỏ phiếu đã qua ở 9 tiểu bang, có nghĩa là Phó Tổng thống Kamala Harris không thể có tên trong lá phiếu ở những nơi đó, điều này là không đúng sự thật. Các bộ trưởng của các tiểu bang đang thúc giục ông ta khắc phục sự cố này cho chatbot, vốn không có rào cản thông tin bầu cử như các chatbot khác như ChatGPT
Thượng viện Thái Lan cân nhắc cắt giảm số lượng ủy ban Thượng viện Thái Lan có thể sẽ cân nhắc khả năng giảm số lượng ủy ban thường trực, tương ứng với số lượng nghị sĩ. Trong khi một số cho rằng bước đi này hợp lý để giúp giảm ngân sách hoạt động, tinh gọn bộ máy thì một số lo ngại việc cắt giảm có thể làm suy yếu chức năng của...