Nghị sĩ Italy ví bộ trưởng da màu như đười ươi
Một nhà lập pháp cao cấp cho rằng bộ trưởng da màu đầu tiên của Italy giống đười ươi, nhưng sau đó xin lỗi do làn sóng chỉ trích của dư luận.
Bộ trưởng Hội nhập Italy, bà Cecile Kyenge. Ảnh: francolondei.it.
Cecile Kyenge, một công dân Italy nhưng chào đời tại Cộng hòa dân chủ Congo, là mục tiêu tấn công của những kẻ kỳ thị người da màu sau khi bà đảm nhận vị trí bộ trưởng Di trú.
Phát biểu trước đám đông trong một cuộc tuần hành chính trị tại thành phố Treviglio ở phía bắc Italy hôm 13/7, ông Roberto Calderoli, Phó chủ tịch thượng viện và là một thành viên của đảng Liên minh phương Bắc, nói: “Như mọi người biết, tôi yêu mến động vật – như gấu và sói. Nhưng khi tôi xem những ảnh của Kyenge, tôi không thể nghĩ tới bất kỳ con vật nào khác ngoài đười ươi”.
Calderoli nói thêm rằng sự thành công của Kyenge khuyến khích những người nhập cư trái phép tới Italy và lẽ ra Kyenge nên trở thành một bộ trưởng tại quê hương của bà.
Video đang HOT
Nhiều chính trị gia, bao gồm cả những thành viên trong đảng Liên minh phương Bắc của Calderoli, đã chỉ trích ông. Thậm chí một số người còn yêu cầu ông từ chức Phó chủ tịch thượng viện. Trong một tuyên bố chính thức trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Enrico Letta khẳng định rằng lời bình luận của Calderoli là những ngôn từ “không thể chấp nhận”.
“Những ngôn từ đó vượt quá mọi giới hạn. Mọi người hãy thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ hoàn toàn đối với Kyenge”, ông Letta viết.
Hôm 13/7 Calderoli thông báo ông không có ý định từ chức, song công bố lời xin lỗi đối với bà Kyenge.
“Tôi không có ý lăng mạ và nếu Kyenge cảm thấy bà ấy bị sỉ nhục thì tôi xin lỗi. Nhưng lời bình luận của tôi xuất hiện trong một bài phát biểu chính trị với nội dung chỉ trích Kyenge và những chính sách của bà ấy”, Phó chủ tịch thượng viện nói.
Song hôm qua, do làn sóng phản đối lan rộng và báo chí thế giới đăng tin rầm rộ, Calderoli đã gọi điện tới bà Kyenge để xin lỗi trực tiếp.
“Tôi vừa nói chuyện với bộ trưởng Kyenge và tôi xin lỗi bà ấy”, Calderoli nói với hãng thông tấn ANSA.
Bà Kyenge đang thực hiện chiến dịch vận động để những người nhập cư có thể nhận quốc tịch Italy dễ dàng hơn. Nữ bộ trưởng ủng hộ một dự luật mà theo đó, tất cả những người chào đời trên lãnh thổ Italy sẽ đương nhiên trở thành công dân Italy.
Theo VNE
Nữ bộ trưởng da đen của Italia bị xúc phạm
Bà Cecile Kyenge là nữ bộ trưởng da màu đầu tiên của Italia
Chính phủ Italia vừa yêu cầu điều tra một số trang web cánh hữu sỉ nhục bộ trưởng da màu đầu tiên của nước này. Vụ việc được cho là khơi lại vấn đề kỳ thị chủng tộc.
Bà Cecile Kyenge, một bác sĩ mắt người Italia gốc Congo, được đưa lên làm bộ trưởng hội nhập trong chính phủ mới của Thủ tướng Enrico Letta hôm thứ 7 vừa qua. Bà Kyenge là một trong bảy gương mặt nữ trong chính phủ mới.
Từ đó đến nay, bà Kyenge trở thành đề tài chế nhạo không chỉ trên các trang web phát xít kiểu mới, mà còn bị một chính trị gia thuộc đảng Liên đoàn phương Bắc - tổ chức sát cánh bên cựu thủ tướng Slivio Berlusconi - công khai nhục mạ.
Bộ trưởng cơ hội bình đẳng Josefa Idem yêu cầu Văn phòng chống kỳ thị quốc gia điều tra các trang web gọi bà Kyenge là "khỉ Congo", "Zulu", "kẻ da đen chống Ý"...
Văn phòng chống kỳ thị quốc gia nói rằng luật pháp Italia cấm "xúi giục hận thù chủng tộc" và yêu cầu cảnh sát đóng cửa các trang web đó.
Hôm thứ 3, nghị sĩ thuộc Liên minh phương Bắc Mario Borghezio gây xáo động chính trị khi đề cập tới bà Kyenge, gọi liên minh của Thủ tướng Letta là "chính phủ bonga bonga" (Bonga là thị trấn ở Ethiopia và cũng là tên của ca sĩ, nhà soạn nhạc người Angola).
Phát biểu trong một chương trình phát thanh, chính trị gia này nói rằng bà Kyenge muốn "triển khai truyền thống bộ tộc" ở Italia, và rằng người châu Phi "không có nhiều gene tốt".
Phát ngôn viên của Hạ viện, Laura Boldrini lên án phát ngôn này là "phân biệt chủng tộc".
Theo 24h
Chọi gà thời nay Chơi chọi gà có mặt trong tiềm thức của người dân Việt Nam từ rất lâu đời. Hình ảnh những sới chọi đã trở nên quen thuộc và phổ biến trong những ngày Tết, lễ hội dân gian. Tuy nhiên, thời nay, những con bạc "khát nước" đã biến trò chơi dân gian này thành một trò chơi cờ bạc sát phạt ăn...