Nghị sĩ Hong Kong ném cây thối giữa cuộc họp
Một nghị sĩ đảng Dân chủ ném túi cây thối rữa về phía chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hong Kong, khiến cuộc họp về dự luật quốc ca bị hoãn.
Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Legco) sáng nay tiếp tục tổ chức phiên thảo luận về dự luật quốc ca. Khi cuộc họp vừa bắt đầu, nghị sĩ đảng Dân chủ Ted Hui Chi-fung bất ngờ chạy về phía chủ tịch Andrew Leung Kwan-yuen và ném ra một chiếc túi màu trắng. Chất lỏng màu nâu trong túi tràn ra giữa nghị trường, bốc mùi khó chịu.
Ted Hui lập tức bị nhân viên an ninh đưa ra ngoài và cuộc họp của Hội đồng Lập pháp về dự luật quốc ca bị hoãn lại. Trong khi đó, nghị sĩ Chan Hoi-yan được đưa tới bệnh viện vì than phiền rằng mùi thối khiến bà cảm thấy không khỏe.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Ted Hui Chi-fung bị nhân viên an ninh ngăn lại khi ném túi cây thối rữa giữa cuộc họp của Hội đồng Lập pháp Hong Kong sáng nay. Ảnh: SCMP
Các nhân viên an ninh đã dùng chăn phủ lên túi cây và dùng bình xịt khử mùi để giảm mùi hôi trong phòng, trước khi công nhân vệ sinh dọn dẹp chất lỏng trên sàn. Một nhóm lính cứu hỏa và cảnh sát cũng được điều động để kiểm tra mức độ an toàn của phòng họp.
Ông Hui tuyên bố dùng chiếc túi chứa cây thối rữa để phản đối Leung vì ông hạn chế thời gian để các nghị sĩ đối lập trình bày ý kiến phản đối dự luật quốc ca.
Video đang HOT
Dự luật quốc ca yêu cầu “Nghĩa dũng quân tiến hành khúc”, quốc ca Trung Quốc, phải được dạy trong trường học và được các tổ chức hát, cũng như áp dụng phạt tù hoặc phạt tiền với những hành vi thiếu tôn trọng.
Vào chiều qua, cảnh sát và cứu hỏa cũng được gọi tới trụ sở Legco sau khi nhận được phản ánh về mùi lạ ở tầng 9 của tòa nhà. Ông Ted Hui nói với cảnh sát rằng đó là mùi từ một cái cây thối rữa trong văn phòng của ông và ông đã ném nó đi.
Cuộc thảo luận về dự luật quốc ca tại Legco hôm nay đã 3 lần bị gián đoạn vì phản ứng của các nghị sĩ đối lập. Trước Ted Hui, Chủ tịch Leung còn yêu cầu hai nghị sĩ khác rời khỏi cuộc họp sau khi họ có hành động phản đối.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình chống dự luật quốc ca cũng diễn ra khắp Hong Kong và hơn 360 người đã bị bắt vì tham gia các cuộc tụ tập trái phép và sở hữu các đồ vật gây nguy hiểm như bom xăng.
Hội đồng Lập pháp Hong Kong sẽ thảo luận về dự luật quốc ca trong vài ngày và dự kiến bỏ phiếu ngày 4/6. Macau đã ban hành luật quốc ca vào tháng 1/2019, nhưng tiến trình thảo luận dự luật ở Hong Kong bị đình trệ do các cuộc biểu tình năm ngoái.
Chính quyền Hong Kong bác bỏ quan điểm cho rằng luật sẽ làm mất tự do ngôn luận, nói rằng một người chỉ phạm tội nếu bày tỏ quan điểm của họ một cách công khai và cố ý xúc phạm quốc ca, như thay đổi lời bài hát, giai điệu hoặc hát “theo cách bất kính”. Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc ngồi tù lên tới ba năm.
Cuối tuần qua, hàng nghìn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật an ninh do Trung Quốc đại lục đề xuất. Quốc hội Trung Quốc đã thông qua nghị quyết về dự luật này vào hôm nay.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong ủng hộ dự luật an ninh
Tỷ phú Lý Gia Thành lên tiếng bảo vệ dự luật an ninh Hong Kong, cho rằng đó là quyền của chính phủ Trung Quốc.
"Chúng ta có lẽ không cần phải đặt ra quá nhiều giả thuyết về nó. Hy vọng luật mới được đề xuất có thể làm giảm sự e ngại của chính quyền trung ương Bắc Kinh tại Hong Kong, từ đó nảy sinh những triển vọng tích cực", ông Lý Gia Thành cho biết hôm 27/5, đề cập tới dự luật an ninh Hong Kong đang gây tranh cãi và dẫn tới các cuộc biểu tình khắp đặc khu.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong nói thêm đó là quyền chính đáng của mỗi nước có chủ quyền nhằm giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia. Đây là lần đầu tiên tỷ phú Lý công khai lên tiếng về dự luật an ninh Hong Kong.
Ông Lý nói thêm nhiệm vụ quan trọng trước mắt của chính quyền Hong Kong là "củng cố niềm tin của người dân và duy trì niềm tin quốc tế với nguyên tắc hiến pháp của 'một quốc gia, hai chế độ'".
Các cuộc biểu tình kéo dài tại Hong Kong khiến hoạt động của các doanh nghiệp đặc khu chịu thiệt hại kinh tế nặng nề. Tỷ phú Lý luôn lên tiếng phản đối biểu tình khi CK Assets, công ty bất động sản thuộc đế chế kinh doanh của ông, có khoảng 73% doanh thu từ thị trường Hong Kong và đại lục.
Năm ngoái, khi Hong Kong tê liệt vì các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ, tỷ phú Lý cũng kêu gọi người biểu tình chấm dứt các hành động bạo lực và mong mọi người "yêu Trung Quốc đại lục, yêu Hong Kong và yêu chính mình".
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong nhiều lần cảnh báo các cuộc biểu tình đang đặt ra thách thức lớn cho đặc khu và bày tỏ hy vọng những người trẻ "sẽ nhìn vào bức tranh lớn hơn".
Tỷ phú Lý Gia Thành tại một cuộc họp báo của công ty CK Hutchison Holdings ở Hong Kong hồi tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.
Nghị quyết về dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc hôm 22/5, dự kiến được ban hành tại đặc khu mà không cần Hội đồng Lập pháp Hong Kong thông qua.
Chính quyền trung ương Bắc Kinh khẳng định dự luật nhằm củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố dự luật an ninh không ảnh hưởng đến quyền, tự do, tính độc lập tư pháp của đặc khu và bà sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hong Kong "không còn được hưởng quyền tự chủ" cũng như không còn đủ điều kiện được đối xử theo cách luật Mỹ đã áp dụng cho Hong Kong trước tháng 7/1997. Mỹ cũng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về dự luật an ninh Hong Kong, song Trung Quốc từ chối với lý do đó là vấn đề nội bộ.
Hàng nghìn người Hong Kong trong những ngày gần đây liên tục xuống đường để phản đối dự luật an ninh và dự luật quốc ca Trung Quốc, dự luật bị người biểu tình cáo buộc là động thái làm xói mòn thêm quyền tự do của thành phố. Cảnh sát Hong Kong đã bắt hơn 360 người biểu tình, trong đó có nhiều người trẻ.
Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong, Việt Nam bày tỏ lập trường Chiều 28/5, Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi về cách nhìn nhận của Việt Nam với việc Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh với Hong Kong. Trả lời câu hỏi của phóng viên trong họp báo thường kỳ chiều 28/5 về cách nhìn nhận của Việt Nam đối với việc Trung Quốc thông qua nghị quyết xây...