Nghị sĩ Đức lên án Ukraine, kêu gọi khởi động đường ống khí đốt Nord Stream 2
Vừa qua, nghị sĩ Đức Sevim Dagdelen đã lên án Ukraine khi chấm dứt thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga cũng như kêu gọi chính phủ Đức khởi động lại tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2.
Trạm cung ứng PIG trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án North Stream 2 ở Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội X, bà Dagdelen cho biết: “Bằng cách ngăn chặn dòng khí đốt của Nga chảy tới châu Âu, Ukraine đang đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa. Chính phủ Đức và Liên minh châu Âu (EU) đang ’sung sướng’ chứng kiến ngành công nghiệp châu Âu bị hủy hoại do giá năng lượng cao”.
Kết thúc bài biết của mình, bà Sevim Dagdelen kêu gọi chính quyền Đức ngừng “tặng tiề.n mặt” cho Kiev sau khi Ukraine chấm dứt hợp đồng cho phép trung chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ nước này và “cuối cùng hãy khởi động Nord Stream!”.
Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine kể từ ngày 1/1/2025 khi hợp đồng trung chuyển hết hạn. Theo đài RT, Tập đoàn Năng lượng Gazprom (Nga) thông báo dừng vận chuyển khí đốt sau khi các cuộc đàm phán gia hạn thỏa thuận trung chuyển với các công ty Ukraine là Naftogaz và UNIC thất bại. Các nhà khai thác vận chuyển khí đốt châu Âu cũng đã xác nhận việc chấm dứt cung cấp cho Áo, Italia, Moldova, Slovakia và Cộng hòa Séc qua tuyến đường này.
Video đang HOT
Các quan chức Ukraine cũng xác nhận việc ngừng vận chuyển khí đốt và gọi đây là “sự kiện lịch sử” vì lợi ích an ninh quốc gia. Ukraine lâu nay đã bác bỏ khả năng ký kết thỏa thuận trung chuyển mới với Nga. Trong khi đó, EU đã tăng cường nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine năm 2022 bằng cách tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Theo đài RT, Slovakia được đán.h giá là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất khi đường ống dẫn khí đốt đi qua Ukraine bị dừng. Nước này bày tỏ hy vọng được tiếp tục nhận khí đốt từ Nga và kêu gọi Ukraine gia hạn các thỏa thuận vận chuyển. Đáp lại quyết định của Kiev về việc ngừng vận chuyển khí đốt từ Nga, Thủ tướng Slovakia Robert Fico hồi tuần trước đ.e dọ.a cắt nguồn cung cấp điện cho Ukraine.
Hiện nay, Nga vẫn xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua đường ống TurkStream dưới đáy biển Đen. TurkStream có 2 nhánh – một nhánh phục vụ thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ và nhánh còn lại cung cấp cho các khách hàng ở Trung Âu, trong đó có Hungary và Serbia.
Động thái này khiến giá khí đốt tự nhiên tương lai của châu Âu tăng cao nhất kể từ tháng 10/2023. Theo đó, giá khí đốt TTF của Hà Lan – giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu, tăng hơn 4% lên 51 euro/MWh, mức cao nhất kể từ tháng 10/2023.
Theo số liệu thống kê do tổ chức nghiên cứu châu Âu Bruegel mới công bố, năm 2024, Nga thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ 2 cho EU, khi chỉ đứng sau Na Uy và vượt qua Mỹ. Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga (NLG) cho EU tăng 21% lên mức kỷ lục.
Trong năm 2024, lượng LNG mà EU nhập khẩu từ Nga lên tới gần 21,5 tỷ m3, tăng so với mức 17,8 tỷ m3 của năm 2023 và 19 tỷ m3 của năm 2022. Đặc biệt, vào tháng 12/2024, lượng LNG của Nga đã được chuyển tới châu Âu đạt mức 2,16 tỷ m3- con số kỷ lục trong 1 tháng kể từ năm 2019.
Theo Bruegel, tổng lượng khí đốt Nga cung cấp cho EU trong năm 2024 khoảng 54,45 tỷ m3. Con số này nhiều hơn lượng khí đốt do Mỹ cung cấp (51,3 tỷ m3), nhưng ít hơn lượng khí đốt do Na Uy cung cấp (93,3 tỷ m3).
Bất chấp lệnh trừng phạt, các nước phương Tây vẫn mua dầu và khí đốt của Nga
Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov cho biết các quốc gia phương Tây vẫn không ngừng mua năng lượng của Nga bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ và EU áp đặt đối với Moskva.
Tầu chở dầu neo đậu tại khu cảng Novorossiysk của Nga. Ảnh: Sputnik
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia 1, ông Shulginov xác nhận việc các nước phương Tây đều tìm phương thức "lách luật" để nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Tuy nhiên, ông không nói cụ thể về tuyến đường thay thế được sử dụng để cung cấp năng lượng của Nga cho các khách hàng phương Tây.
Vào tháng 12/2022, EU, nhóm G7 và các đồng minh đã đưa ra lệnh cấm tập thể đối với hoạt động xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga và áp mức giá trần là 60 USD/thùng. Một lệnh khác cấm nhập khẩu gần như tất cả các sản phẩm dầu của Nga, cũng như đưa ra giới hạn giá đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác.
Mặc dù các đường ống dẫn khí đốt của Nga không bị hạn chế, nhưng xuất khẩu khí đốt của Moskva sang EU đã giảm mạnh sau vụ phá hoại vào tháng 9/2022 nhằm các đường dẫn dầu dưới biển Nord Stream 1 và 2 (Dòng chảy phương Bắc) khiến chúng không thể hoạt động. Theo Politico, tính đến giữa tháng 5, EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc liệu các đường ống dẫn khí đốt của Nga có nên bị trừng phạt hay không.
Hồi tháng 3, hãng tin Bloomberg cho biết một số quốc gia EU đã tích cực mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, với Tây Ban Nha đứng đầu danh sách vào đầu năm 2023. Theo thống kê, khối lượng nhập khẩu sản phẩm này của Tây Ban Nha từ Nga đã tăng 84% kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine.
Tây Ban Nha cũng là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga từ đầu năm đến nay, tiếp theo là Bỉ và Bulgaria.
Đầu tháng 5, EU đã đề xuất cấm các tàu vi phạm lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga vào các cảng và tuyến đường thủy của EU như một phần của gói trừng phạt mới.
Sau đó, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell, đã kêu gọi khối này cấm nhiên liệu Ấn Độ sản xuất từ dầu của Nga. Theo thống kê, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng gấp 10 lần trong tài khóa kết thúc vào ngày 31/3.
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và Mỹ Latinh.
Ukraine cam đoan không phá hoại tuyến ống Nord Stream của Nga New York Times dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho rằng một nhóm "thân Ukraine" có thể đã liên quan đến vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, nhưng Kiev khẳng định họ không liên quan. Tờ New York Times ngày 7/3 trích dẫn các nguồn tin tình báo tiết lộ, các quan chức Mỹ đang xem xét khả năng một...