Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine
Trang tin Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) của Đức cho biết các nhà lập pháp từ cả liên minh cầm quyền và phe đối lập nước này đều ủng hộ ý tưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn đang diễn ra.
Hệ thống phòng không Patriot tại sân bay Warsaw-Radom ở Radom, Ba Lan, ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo FAZ, Chánh văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Đức Nico Lange đã đưa ra đều xuất rằng NATO nên kích hoạt hệ thống phòng không từ Ba Lan và Romania, bắn hạ tên lửa Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và các cơ sở quân sự của Ukraine.
Theo ông Lange, điều này sẽ dẫn đến việc tạo ra một vùng an toàn rộng 70 km ở biên giới giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine, đồng thời cho phép Kiev tái triển khai các hệ thống phòng không vốn đang thiếu hụt, từ phía Tây đất nước tới tiền tuyến.
Ông Anton Hofreiter, thành viên Quốc hội của Đảng Xanh, một phần của liên minh Đức, nói với FAZ: “Không nên loại trừ việc bảo vệ không phận Ukraine từ Ba Lan và Romania về lâu dài”. Tuy nhiên, ông cho rằng không nên tranh luận về động thái này ở thời điểm hiện tại vì ưu tiên hiện tại của phương Tây là cung cấp cho Ukraine “nhiều hơn đáng kể” vũ khí và đạn dược.
Video đang HOT
Ông Marcus Faber, thành viên đảng Dân chủ Tự do (FDP) thuộc liên minh cầm quyền, cũng đồng ý rằng “không phận trên khu vực biên giới Ukraine có thể được bảo vệ bởi hệ thống phòng không trên lãnh thổ NATO”. Song theo ông Faber, điều này chỉ có thể thực hiện nếu phương Tây có thể đảm bảo đủ đạn dược cho các hệ thống phòng không đó.
Nhà lập pháp của đảng đối lập Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), Roderich Kiesewetter, cũng nói rằng các nước phương Tây ủng hộ Kiev có thể bắn hạ thiết bị bay không người lái của Nga ở miền Tây Ukraine. Ông giải thích: “Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng cho lực lượng phòng không Ukraine và cho phép lực lượng này bảo vệ mặt trận”.
Đề cập lại cách Mỹ, Anh và Pháp hỗ trợ Israel chống lại cuộc bắn phá quy mô lớn của Iran hồi tháng 4, ông Kiesewetter nói rằng điều đó cho thấy các quốc gia có thể cung cấp sự hỗ trợ tương tự cho các đồng minh mà không thực sự trở thành “một bên trong cuộc xung đột”.
Hồi tháng 3, Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Nga sẽ nhắm mục tiêu vào sân bay của các nước NATO nếu chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất mà phương Tây dự định cung cấp cho Ukraine hoạt động từ đó.
Đầu tuần này, Nga tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật như một lời cảnh báo tới Mỹ và các đồng minh không leo thang xung đột ở Ukraine. Tuyên bố này được đưa ra sau gợi ý của Ba Lan về khả năng lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ và bình luận của Tổng thống Emmanuel Macron về khả năng gửi binh sĩ Pháp và NATO tới Ukraine.
Quốc gia châu Âu thiệt hại hơn 200 tỷ USD kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ
Những quyết định được Đức đưa ra kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ cách đây gần 2 năm đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 200 tỷ Euro (216 tỷ USD).
Đây là thông tin được tờ Die Rheinische Post công bố hôm 21/2 sau khi dẫn lời ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức. Theo đó, giá năng lượng tăng là một trong những yếu tố chính gây thiệt hại cho nền kinh tế Đức.
Trong suốt nhiều năm, ngành công nghiệp Đức đã hưởng lợi từ nguồn cung khí đốt tương đối rẻ của Nga. Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính phủ Berlin đã quyết định từ bỏ năng lượng của Moscow, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đắt tiền hơn như khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
"Tổn thất kinh tế đối với Đức sau 2 năm bùng nổ xung đột Ukraine là trên 200 tỷ Euro", ông Fratzscher nói.
Theo ông, vào năm 2022, mức tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm 2,5%, dẫn đến khoản lỗ khoảng 100 tỷ Euro, và năm 2023 cũng có mức giảm tương tự.
Ông Fratzscher nói thêm, lạm phát gia tăng ở Đức đã ảnh hưởng nặng nề đến những người lao động có thu nhập thấp.
Một nghiên cứu khác của Viện Kinh tế Đức cũng đưa ra kết luận tương tự. Theo đó, các chuyên gia ước tính tổn thất do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và xung đột Ukraine đối với nền kinh tế Đức là 240 tỷ Euro trong giai đoạn từ năm 2022 - 2023.
Còn theo tờ Die Rheinische Post, trong tình hình hiện tại, chỉ có các nhà thầu quốc phòng Đức là làm ăn có lãi.
Hôm 19/2, Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank đánh giá nền kinh tế nước này có thể tiếp tục suy thoái trong quý I/2024, và không có khả năng phục hồi.
Bình luận về dự báo tăng trưởng 0,2% trong năm nay, vào tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận triển vọng là "rất tệ".
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng nhấn mạnh, tình hình này là "đáng lo ngại và nguy hiểm về mặt xã hội".
Báo Đức nói nước này đang chuẩn bị cho cuộc chiến NATO - Nga Trích dẫn tài liệu mật của Quân đội Đức, tờ Bild của Đức cho rằng nước này đang chuẩn bị cho cuộc chiến giữa lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga, có thể bắt đầu vào mùa hè năm 2025. Binh sĩ Đức được triển khai tới Karmelava, CH Litva để tham gia sứ mệnh của NATO....