Nghị sĩ Ấn Độ khuyên uống nước tiểu bò chống Covid-19
Pragya Singh Thakur, nghị sĩ đại diện bang Madhya Pradesh tại quốc hội Ấn Độ, gây tranh cãi khi tuyên bố uống nước tiểu bò có thể chữa Covid-19.
“Nếu chúng ta uống nước tiểu bò mỗi ngày, nó sẽ chữa được bệnh viêm phổi do Covid-19. Tôi uống nước tiểu bò thường xuyên, nên không phải dùng bất cứ loại thuốc nào phòng ngừa nCoV và tôi cũng không bị nhiễm virus”, Thakur, thành viên đảng cầm quyền Ấn Độ Bharatiya Janata (BJP), phát biểu trước các thành viên trong đảng hôm 17/5.
Đây không phải lần đầu nghị sĩ Thakur khẳng định bà duy trì được sức khỏe tốt là nhờ nước tiểu bò. Ngay sau cuộc tổng tuyển cử năm 2019, nữ nghị sĩ Ấn Độ tuyên bố nước tiểu bò đã giúp bà chữa khỏi bệnh ung thư.
Nghị sĩ Pragya Singh Thakur cầu nguyện ở thành phố Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, hồi tháng 4/2019. Ảnh: IANS.
Video đang HOT
Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 đang nhấn chìm Ấn Độ, nhiều quan chức nước này đã hứng chỉ trích khi đưa ra lời khuyên về các biện pháp chữa trị phản khoa học.
Nghị sĩ Surendra Singh, một đảng viên BJP, từng khuyến nghị uống “nước tiểu bò với một cốc nước lạnh” để bảo vệ bản thân khỏi nCoV. Năm ngoái, quan chức Tây Bengal Dilip Ghosh cũng thừa nhận thường xuyên uống nước tiểu bò để tăng cường sức khỏe.
Bò được xem là biểu tượng thiêng liêng của sự sống và Trái Đất trong đạo Hindu. Suốt nhiều thế kỷ, người theo đạo Hindu đã sử dụng phân bò để khử trùng nhà cửa và cho các nghi lễ cầu nguyện, tin rằng nó có đặc tính trị liệu và sát trùng.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA), tổ chức phi chính phủ lớn nhất của các bác sĩ trong nước, đã nhiều lần khẳng định không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nước tiểu bò hoặc các sản phẩm khác của bò có thể chữa trị hay phòng tránh Covid-19.
Ấn Độ đang chống chọi đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất với hơn 25 triệu ca nhiễm và hơn 278.000 ca tử vong do nCoV. Trước thảm kịch Covid-19, hàng chục nghìn người dân nước này vẫn tập trung tham gia các lễ hội tôn giáo bất chấp cảnh báo từ chính quyền.
Nhật mở rộng tình trạng khẩn cấp
Nhật áp tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 thêm ba tỉnh khi còn 10 tuần nữa diễn ra Olympic và hàng trăm nghìn người đang kêu gọi hủy sự kiện.
"Hôm nay, chúng tôi quyết định thêm Hokkaido, Okayama và Hiroshima vào khu vực áp tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực ngày 16-31/5. Tại ba khu vực này, dân số tương đối lớn và số ca nhiễm mới tăng rất nhanh", Thủ tướng Yoshihide Suga phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 14/5.
Quyết định mở rộng tình trạng khẩn cấp được Nhật Bản đưa ra nhằm ứng phó làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang khiến hệ thống y tế nước này căng thẳng. Trong khi đó nhiều người dân Nhật Bản cũng đề nghị hoãn Olympic Tokyo khi chỉ còn 10 tuần là diễn ra sự kiện.
Người dân Nhật Bản ngồi gần biểu tượng Olympic bên bờ sông Odaiba ở Tokyo hôm 6/5. Ảnh: AFP.
Kenji Utsunomiya, cựu ứng viên cho chức thống đốc Tokyo, đã gửi bản kiến nghị gồm 351.000 chữ ký, kêu gọi ban tổ chức Olympic "đề cao tính mạng con người" và hoãn sự kiện này.
"Tôi nghĩ Olympic lần này là cách chúng ta quyết định nên ưu tiên tính mạng mọi người hay một buổi lễ", Utsunomiya nói, thêm rằng tổ chức Olympic trong thời điểm này có nghĩa là Nhật Bản sẽ phải dành các nguồn lực y tế quý giá cho sự kiện.
Một hiệp hội y bác sĩ Nhật Bản hôm 13/5 cũng cảnh báo không thể tổ chức Olympic an toàn trong thời Covid-19. Tuy nhiên, ban tổ chức khẳng định các biện pháp an toàn sẽ đảm bảo cho vận động viên và người dân.
Các biện pháp hạn chế của Nhật Bản gần đây cứng rắn hơn đợt ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng một, song vẫn còn kém xa các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Olympic Tokyo dự kiến bắt đầu vào tháng 7 tại thủ đô Nhật Bản sau một năm trì hoãn vì ảnh hưởng của Covid-19. Nhật Bản đang cố gắng kiểm soát tốt đại dịch và đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt như yêu cầu người tham gia Olympic có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72 giờ trước khi đến nước này. Nhật hiện ghi nhận hơn 660.000 ca nhiễm và hơn 11.200 ca tử vong vì đại dịch.
Ấn Độ: Kinh hoàng 4.092 người chết trong một ngày Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết sẽ huy động hàng trăm cựu quân y nhằm hỗ trợ đối phó COVID-19 khi hệ thống y tế tại nước này đang quá tải. Hãng tin Channel News Asia đưa tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 9-5 cho biết sẽ huy động sự tham gia của hàng trăm cựu quân y nhằm hỗ trợ...