Nghị quyết 120: Hướng đi cho nông dân trong chuyển đổi cây trồng
Sau đợt hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt hồi năm 2016 ở đồng bằng sông Cửu Long, ngày 17/11/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, với các mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn.
Trong những định hướng phát triển thì chuyển đổi cây trồng hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong 3 chiến lược lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. Đồng thời, các địa phương cũng tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối với các doanh nghiệp để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm.
Hiểu rõ đất để chuyển đổi sản xuất
Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả để mang lại giá trị kinh tế cao luôn là điều người dân đồng bằng sông Cửu Long mong muốn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây trồng vốn không phải điều dễ dàng, bởi cây trồng muốn phát triển tốt phụ thuộc nhiều yếu tố như: đất, nước, không khí, giống và sự hiểu biết của người dân trong quá trình chăm sóc.
Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả để mang lại giá trị kinh tế cao luôn là điều người dân đồng bằng sông Cửu Long mong muốn. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Tiến sỹ Châu Minh Khôi, Trưởng Bộ môn khoa học đất, Khoa sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ, hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển đổi sản xuất rất mạnh, vì điều kiện tự nhiên có sự thay đổi trong mười năm trở lại đây. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng có thể chuyển đổi thuận lợi. Bởi khu vực này vốn sản xuất lúa từ lâu đời, hạt phù sa được nén chặt ở tầng phía dưới.
Hơn nữa, trong quá trình hình thành vùng trũng, nơi đây đã tích lũy sắt, lưu huỳnh thành vật liệu phèn dưới tầng sâu của đất. Khi nông dân chuyển đổi từ đất ruộng lên đất vườn hay đất liếp trồng rau màu, cây ăn trái đã vô tình đưa đất tầng sét, phèn lên phía trên. Hơn nữa, do cách thức làm đất liếp (lên luống đất) không phù hợp nên tầng đất mặt thay vì giúp cho cây ăn trái phát triển thì lại bị nén chặt, sét cao, chất hữu cơ ít,…
Chính vì vậy, theo Tiến sỹ Châu Minh Khôi, người dân Đồng bằng sông Cửu Long muốn chuyển đổi cây trồng hiệu quả phải tìm hiểu kĩ từng tầng đất, đặc điểm đất thích hợp với từng loại cây để sản xuất mang lại hiệu quả cao. Ví dụ, một số vườn cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long mang sẵn mầm bệnh vàng lá gân xanh (Greening) nếu gặp môi trường thuận lợi có thể chống chịu được ít năm, nhưng khi gặp môi trường bất lợi, ẩm ướt, rễ không phát triển, cây không hấp thu được dinh dưỡng, sẽ đổ bệnh chết rất nhanh.
Do đó, theo Tiến sỹ Châu Minh Khôi, với đất vườn chuyển đổi từ đất ruộng sang trồng cây ăn trái cần có kế hoạch khảo sát đánh giá tính thích nghi. Vùng thuận lợi phát triển vườn cây ăn trái, tầng canh tác dày, tầng phèn sâu, khi lên liếp chỉ cần bổ trợ một phần hữu cơ cho đất. Quan trọng nhất là cải tạo liếp vườn cho cây ăn trái có hữu cơ, vôi… trộn với đất ban đầu tạo nền tảng.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên tập trung tổ chức triển khai 4 lĩnh vực then chốt gồm: xây dựng chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hai là, phát triển thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ba là, phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai. Bốn là, nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng.
Trước Nghị quyết 120/NQ-CP, trong 3,2 triệu ha đất nông nghiệp của vùng, có 1,82 triệu ha đất lúa, 860.000 ha nuôi trồng thủy sản, 385.000 ha cây ăn trái. Sau khi triển khai nghị quyết, diện tích trồng trái cây đã tăng lên 450.000 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản đã lên trên 900.000 ha, diện tích lúa giảm còn 1,7 triệu ha, diện tích lúa 3 vụ cũng giảm. Với sự chuyển đổi này, sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống người sản xuất có cải thiện hơn so với trước đây.
Cụ thể, trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt được 7 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chuyển đổi sản xuất, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã lên đến con số 8,8 tỷ USD trong năm 2020. Điều này cho thấy, việc chuyển hướng thuận thiên không những đúng hướng mà còn hiệu quả.
Mở rộng kênh tiêu thụ
Các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã và đang tích cực tìm hướng đi cho nông dân trong chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Điển hình tại thành phố Cần Thơ, toàn thành phố có 220.000 ha sản xuất lúa. Tính đến cuối năm 2020, Cần Thơ đã chuyển đổi hơn 10.000 ha diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác như cây ăn trái, mè (vừng).
Theo chị Phan Thị Hiệu (phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ), gia đình chị có hơn 1ha trồng lúa 3 vụ, nhưng chỉ có vụ Đông Xuân và Thu Đông cho năng suất cao, có lãi, còn vụ Xuân Hè lãi rất ít. Vì vậy, gia đình chị đã chuyển vụ lúa Xuân Hè sang trồng vừng đen.
Với vụ đầu, năng suất đạt 1,5 tấn/ha, giá bán khoảng 32.000 đồng/kg, gia đình chị đã thu lãi 30 triệu đồng/ha, gấp 6 lần so với lúa. Về sau, khi thị trường vừng đen khan hiếm, giá tăng lên từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng/kg. Do đó, chị Hiệu đã quyết định chuyển sang trồng 2 vụ lúa/năm, vụ Xuân Hè chỉ trồng vừng để tăng thu nhập.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, tại tỉnh An Giang, thực hiện theo Nghị quyết 120/NQ-CP, tính đến cuối năm 2020, tỉnh đã thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng. Toàn tỉnh đã chuyển hơn 31.000 ha diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng khác, trong đó có 1.300 ha cây ăn trái như xoài (chiếm gần 82% diện ích chuyển đổi), sầu riêng, mãng cầu, mít, nhãn và các loại cây có múi, còn lại là sản xuất rau, hoa màu.
Tuy nhiên, mặc dù là việc chuyển đổi sản xuất trên đất lúa kém hiệu quả sẽ mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, nhưng các sản phẩm này phải được đảm bảo đầu ra thì hiệu quả này mới phát huy tác dụng lâu dài. Do đó, việc khó trong chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả chính là nguồn tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đang phối hợp với Sở Công Thương An Giang kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng kênh tiêu thụ và liên kết với nông dân để khâu sản xuất cây trồng trên diện tích chuyển đổi phát huy được hiệu quả. Bởi những diện tích chuyển đổi này giúp cân bằng nguồn thực phẩm để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng ngày càng đa dạng và giá trị cao hơn cây lúa.
Video đang HOT
Xác định được vai trò quan trọng của đơn vị tiêu thụ, các hợp tác xã của các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã chung tay để kế hoạch sản xuất vì sự phát triển chung được hoàn thiện. Ông Nguyễn Đức Phương, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã thành phố Cần Thơ chia sẻ: “chúng tôi đã giới thiệu các hợp tác xã tham gia Đề án xây dựng Hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, với tổng giá trị trên 100 tỷ đồng, thu hút các Hợp tác xã và người sản xuất tham gia, giúp người sản xuất tiếp cận được kênh tiêu thụ và liên kết với các kênh này lâu dài”.
Ngoài ra Liên minh Hợp tác xã thành phố còn tổ chức cho hợp tác xã tham gia quảng bá giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài thành phố; đồng thời, tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm Hợp tác xã tại tầng trệt trụ sở của đơn vị… nhằm giúp Hợp tác xã tìm kiếm, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho thành viên.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có 271 tổ chức khoa học, gần 600.000 hộ nông dân, hơn 4.000 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trong đó, 56 địa phương đã ban hành chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 48 địa phương ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm chủ lực quan trọng cần khuyến khích liên kết; 35 địa phương ban hành phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết, 16 địa phương phê duyệt đề án, dự án liên kết với 359 dự án được phê duyệt. Tất cả các chính sách này đều nhằm mục tiêu hỗ trợ người sản xuất và doanh nghiệp có thể tìm thấy nhau trong quá trình sản xuất và tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu.
Như vậy, có thể thấy, bằng sự góp sức của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chưa kể đến sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức thương mại,… người dân Đồng bằng sông Cửu Long có thể an tâm trong chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế.
Nhà nông ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Nông nghiệp ĐBSCL đã vượt qua một năm đầy khó khăn với thắng lợi kép, gặt hái thành công nhờ tích cực chuyển đổi, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ứng dụng thiết bị công nghệ thông minh trong sản xuất lúa ở ĐBSCL giúp thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.
Thắng lợi kép trong thiên tai, dịch bệnh
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), năm 2020, Nam bộ gieo sạ lúa ước đạt trên 4,3 triệu ha, tổng sản lượng thu hoạch đạt hơn 25,8 triệu tấn, tăng 134.000 tấn so với cùng kỳ.
Trong đó, vùng ĐBSCL gieo sạ trên 4 triệu ha, đóng góp vào sản lượng chung gần 24,5 triệu tấn. Mặc dù diện tích gieo trồng toàn vùng giảm gần 28.000ha, nhưng nhờ năng suất trung bình tăng 0,76 tạ/ha, nên sản lượng tăng thêm 140.000 tấn so với năm 2019.
Cụ thể, vùng ĐBSCL đã giảm gieo sạ trên 58.000ha lúa trong vụ đông xuân 2019-2020. Diện tích giảm do ảnh hưởng khô hạn, xâm nhập mặn nên phần lớn diện tích lúa được chuyển đổi sang trồng cây hằng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có nhu cầu nước tưới ít hơn và hiệu quả kinh tế chuyển đổi cao hơn so với trồng lúa.
Ngược lại, vụ lúa thu đông 2020 lịch gieo sạ được kéo dài, diện tích tăng mạnh, nhờ lợi thế về nguồn nước và giá cả tiêu thụ. Diện tích lúa thu đông toàn vùng lên tới trên 800.000ha, tăng 76.000ha, sản lượng đạt 4,4 triệu tấn, tăng 429.000 tấn so thu đông 2019.
"Diện tích lúa thu đông 2020 tăng chủ yếu ở các tỉnh vùng thượng nguồn do năm nay lũ về muộn, lũ nhỏ và giá bán lúa thương phẩm cao. Những tỉnh có điều kiện mở rộng diện tích thu đông thuận lợi như: Tiền Giang tăng trên 28.000ha, An Giang 14.000ha, Kiên Giang 11.000ha, Sóc Trăng 9.000ha, Cần Thơ 5.000ha và Hậu Giang 1.000ha", ông Lê Thanh Tùng cho biết.
Thực hiện giải pháp công trình, giúp ĐBSCL phòng chống hạn mạn hiệu quả, điều tiết nguồn nước phục vụ tốt cho sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm 2020 việc tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất các vụ lúa trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, bất lợi về thời tiết và dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ bố trí lịch thời vụ sản xuất linh hoạt, hợp lý ở các tiều vùng sinh thái nhằm phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện trong chỉ đạo sản xuất, phòng chống hạn mặn hiệu quả.
Công tác khuyến nông trong trong sản xuất lúa được triển khai có hiệu quả, với các chương trình, dự án, như: mô hình canh tác lúa tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Dự án Cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với với biến đổi khí khậu. Đẩy mạnh phong trào giảm lượng giống gieo sạ...
Mô hình canh tác lúa tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian canh tác, né hạn mặn hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.
"Kiên Giang đã có một năm sản xuất lúa gặt hái thắng lợi trên cả ba mặt: diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng đều tăng. Tổng diện tích gieo trồng đạt gần 726.000ha, tăng 2,23% so kế hoạch, năng suất bình quân đạt 6,23 tấn/ha, sản lượng thu hoạch trên 4,5 triệu tấn, tăng gần 5% so với kế hoạch cũng như cùng kỳ năm 2019. Đây là năm tỉnh đạt sản lượng lúa cao nhất trong nhiều năm trở lại đây", ông Toàn đánh giá.
Chuyển đổi nâng cao hiệu quả sản xuất
Theo Cục Trồng trọt, diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa năm 2020 của Nam bộ đạt trên 88.000ha, trong đó riêng vùng ĐBSCL chuyển đổi hơn 68.000ha. Chủ yếu là chuyển đổi qua cây hàng năm (gần 63.000ha), còn lại là cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa không chỉ đơn thuần là đáp ứng theo nhu cầu thị trường, cho thu nhập tốt hơn mà cái chính là sản xuất "thuận thiên", thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.
Việc chuyển đổi này không đơn thuần là đáp ứng theo nhu cầu thị trường, cho thu nhập tốt hơn mà cái chính là sản xuất "thuận thiên", thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong nhiều trường hợp thời tiết bất lợi nếu tiếp tục làm lúa sẽ không hiệu quả, thậm chí là thiệt hại, thất mùa.
Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận tăng cao nhất là chuyển đổi từ đất lúa qua trồng cây lâu năm, doanh thu ước đạt hơn 600 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 200 triệu mỗi ha. Trồng cây hàng năm ước tính đạt khoảng 180 triệu đồng/ha, lợi nhuận là trên 110 triệu đồng mỗi ha. Nuôi trồng thủy sản lợi nhuận thu được trên 1 ha ước đạt khoảng trên 40 và lợi nhuận tăng thêm so với trồng lúa là 13 triệu/ha.
Sản xuất luân phiên 1 vụ lúa, 1 vụ tôm được cho là mô hình canh tác thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Lê Hữu Toàn cho biết, từ năm 2017 cho đến nay, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi gần 25.000ha, chủ yếu là từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, mang lại thu nhập cao hơn hẳn so với chuyên trồng lúa. Ảnh: Trung Chánh.
Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang đã chuyển đổi nhiều diện tích đất vườn tạp, đất trồng lúa, trồng mía cho thu nhập thấp sang phát triển cây ăn quả.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 42.000ha cây ăn quả, trong đó có khoảng 15% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, diện tích còn lại sản xuất theo hướng an toàn.
Nông dân Hậu Giang phát triển các vườn mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát vừa tăng tính chống chịu hạn, mặn vừa tăng hiệu quả kinh tế cho nhà vườn. Ảnh: Trung Chánh.
Thời gian qua, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã gây rất nhiều khó cho nhà vườn, thậm chí là thiệt hại nặng gây mất mùa, chết cây. Tuy nhiên, nhiều nơi nông dân cũng đã có các giải pháp thích ứng khá hiệu quả, như chủ động tích nước ngọt, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, phủ gốc chống thất thoát hơi nước.
Đặc biệt là phát triển các vườn mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát vừa tăng tính chống chịu hạn, mặn, vừa tăng hiệu quả kinh tế cho nhà vườn.
Theo TS Võ Hữu Thoại, Phó viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, để phát triển nghề vườn thì chọn tạo giống là công tác chiến lược, lâu dài, nhất là phát triển các dòng giống lai mới, có những đặc tính ưu việt hơn bố mẹ. Biện pháp canh tác, cần tạo mương vườn lớn hơn để trữ nước, không xử lý cho cây ra hoa, ra trái vào mùa khô hạn, kết thúc mùa vụ sớm trước khi hạn, mặn xâm nhập, sử dụng một số loại cây gốc ghép có khả năng chịu mặn.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan xảy ra với mật độ thường xuyên, hạn hán, xâm nhập mặn những năm gần đây gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây ăn quả trong vùng. Vì vậy, cần có những giải pháp căn cơ cả công trình và biện pháp kỹ thuật để phát triển bền vững, hiệu quả hơn.
Nhìn chung, hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL đang chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, cây ăn quả và giảm lúa, nhằm "thuận theo tự nhiên" và theo đúng với tinh thuần Nghị quyết 120 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam: Nhìn cảnh nhà cửa, cây cối, trang trại hư hỏng mà đau xót Ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam đau xót khi nhìn nhiều ngôi nhà người dân cùng hàng ngàn ha cây keo, cây ăn quả của người dân trên địa bàn ngã đổ do bão gây ra mà ông không kìm được lòng. Hôm qua (8/11), ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực...