Nghi phạm liên quan tới vụ đánh bom Air India bị bắn chết ở Canada
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 14/7, cảnh sát tỉnh British Columbia (Canada) cho hay Ripudaman Singh Malik (được tuyên trắng án trong vụ đánh bom khủng bố nhằm vào hãng hàng không Air India của Ấn Độ năm 1985), đã bị bắn chết trong một vụ xả súng được cho là có chủ đích ở thành phố Surrey (tỉnh British Columbia).
Vụ nổ súng xảy ra ở cùng khu nhà với một cơ sở kinh doanh mà ông Malik làm chủ. Thông tin từ cảnh sát cho biết nạn nhân bị bắn vào khoảng 9h30 sáng 14/7 (giờ địa phương) và chết tại hiện trường. Một chiếc xe bốc cháy được tìm thấy cách đó gần 2 km, và cảnh sát cho biết chiếc xe có khả năng được sử dụng trong vụ nổ súng. Hiện chưa có ai bị bắt giữ.
Ripudaman Singh Malik nằm trong số 3 người ban đầu bị buộc tội trong vụ đánh bom nhằm vào Air India vào ngày 23/6/1985, làm 329 người thiệt mạng khi máy bay trong hành trình từ thành phố Montreal (Canada) đến thành phố Mumbai (Ấn Độ), đã phát nổ ngoài khơi Ireland. Đây được xem là vụ khủng bố đẫm máu tồi tệ nhất ở Canada, đã phơi bày những sai sót của hệ thống an ninh nước này và khiến dư luận chú ý đến chủ nghĩa cực đoan của người Sikh.
Video đang HOT
Ông Malik đã bị giam giữ 4 năm 6 tháng trước khi được tuyên trắng án vào năm 2005 cùng với một nghi phạm khác là Ajaib Singh Bagri. Thẩm phán xét xử vụ án kết luận các nhân chứng của bên công tố không đáng tin cậy. Inderjit Singh Reyat là người duy nhất bị kết án liên quan đến vụ đánh bom.
Chuyên gia cảnh báo hình ảnh ám sát ông Abe Shinzo ảnh hưởng tâm lý người xem
Hình ảnh ghi lại cảnh ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo liên tục được phát sóng trên TV và chia sẻ trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người xem.
Người dân tỏ lòng thương tiếc trước cái chết của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ảnh: Kyodo
Theo hãng thông tấn Kyodo News, các chuyên gia khuyến cáo những người đang gặp các triệu chứng căng thẳng, mất ngủ và gặp ác mộng sau khi xem những hình ảnh trên hãy dừng xem, đọc tin tức và tới gặp chuyên gia tâm lý để điều trị trong trường hợp thấy cần thiết.
"Những hình ảnh và đoạn video ghi lại cảnh ông Abe bị bắn khi đang phát biểu ở thành phố Nara đặc biệt có thể gây hại cho trẻ em, những người có vấn đề về tinh thần và những người sống sót có hội chứng rối loạn sau chấn thương. Tôi khuyến cáo những người đó không nên xem đi xem lại những hình ảnh nhạy cảm", Hirokazu Tachikawa, giáo sư về tâm lý thảm họa tại Đại học Tsukuba, cảnh báo.
Chuyên gia chỉ ra thêm những người có mặt tại vụ tấn công, các nhân viên y tế và những người trong nhóm tuổi cùng với cựu Thủ tướng cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, bà Mafumi Usui - giáo sư chuyên về tâm lý xã hội tại Đại học Niigata Seiryo - cho biết loạt hình ảnh và video về tội ác gây chấn động đăng trên các phương tiện truyền thông sẽ có thể gây ám ảnh và khắc sâu trong tâm trí mọi người.
Giáo sư Usui lấy đoạn video ghi lại cảnh tấn công khủng bố 11/9/2001 tại nước Mỹ, khi một máy bay bị không tặc đâm vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, làm ví dụ điển hình.
Nghiên cứu chỉ ra việc tiếp xúc với những thông tin và hình ảnh tiêu cực như vậy có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ và lo lắng ở một số người. Theo một chuyên gia Mỹ từng nghiên cứu về tác động của vụ khủng bố 11/9 đối với 3.500 người trong 3 năm, hình ảnh các vụ tấn công có thể gây ra "hội chứng chấn thương tâm lý tập thể".
Kết quả cho thấy chỉ riêng việc tiếp xúc với phương tiện truyền thông đã đủ gây ra tổn hại về sức khỏe tâm lý và thể chất lâu dài của con người. Kết quả đó không phụ thuộc vào việc người tham gia khảo sát thực sự có liên quan trực tiếp đến vụ tấn công 11/9.
"Ngay cả sau một thời gian dài, mọi người vẫn có thể cảm thấy sợ hãi và bất an, cảm giác như thể các sự việc diễn ra gần đây và xung quanh họ", Giáo sư Usui lưu ý trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì cảm giác về thời gian và không gian của chúng khác với người lớn.
Sau khi có đến hàng trăm người chứng kiến trực tiếp vụ tấn công, chính quyền thành phố Nara đã mở đường dây nóng cho những người dân cảm thấy lo lắng và căng thẳng sau vụ ám sát. Y tá và nhân viên sức khỏe tâm thần sẽ trả lời các cuộc gọi đến và giới thiệu mọi người đến các cơ sở y tế nếu cần thiết. Đường dây nóng hoạt động đến ngày 15/7, từ 8h30 sáng đến 5h15 chiều mỗi ngày.
Israel - Palestine tranh cãi vì cái chết của nhà báo Hôm qua 3.7, đại diện quân đội Israel cho biết sẽ tiến hành kiểm tra viên đạn đã gây ra cái chết của bà Shireen Abu Akleh, nhà báo người Mỹ gốc Palestine làm việc cho Al Jazeera, hồi tháng 5. Bà Shireen Abu Akleh, nhà báo người Mỹ gốc Palestine làm việc cho Al Jazeera, bị bắn chết hồi tháng 5. Ảnh...