Nghi phạm đâm chết ba người từng bị tình báo Anh điều tra
Khairi Saadallah, kẻ đâm dao khiến 3 người chết ở thị trấn Reading, từng bị MI5 điều tra nhưng không tìm được chứng cứ anh ta gia nhập khủng bố.
Saadallah, 25 tuổi, bị cơ quan tình báo Anh MI5 đưa vào “tầm ngắm” gần một năm trước, sau khi nhận được tin báo rằng anh ta muốn quay về Libya và có kế hoạch gia nhập một nhóm phiến quân Hồi giáo. Tuy nhiên, hồ sơ về Saadallah bị đóng sau hai tháng khi MI5 không tìm thấy bằng chứng để chứng minh nghi vấn này.
Hồi đầu tháng 6, Saadallah được phóng thích khỏi nhà tù sau khi thi hành án phạt với các tội danh nhỏ, không liên quan đến khủng bố. Hôm 20/6, anh ta bị bắt tại hiện trường sau khi gây ra vụ tấn công bằng dao khiến ba người chết và một người nhập viện tại công viên Forbury Gardens, thị trấn Reading, hạt Berkshire, đông nam nước Anh.
Nhân chứng cho hay nghi phạm vào công viên, hét lên câu gì đó bằng tiếng nước ngoài, trước khi dùng con dao dài khoảng 12 cm đâm một nhóm người đang ngồi quây quần trên thảm cỏ. Saadallah quay sang tấn công nhóm người thứ hai và chạy trốn trước khi bị bắt.
Nghi phạm Khairi Saadallah. Ảnh: Telegraph.
Cảnh sát Anh đang điều tra vụ án theo hướng khủng bố. Căn hộ của nghi phạm cách công viên hơn một km bị đột kích sáng 21/6 và đang bị phong tỏa.
Saadallah nhập cư trái phép vào Anh năm 2012, nhưng được cấp quy chế tị nạn vào năm 2018. Gia đình cho hay Saadallah chuyển tới Anh vì không thể chịu nổi cảnh đất nước bị chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, anh ta thường xuyên khoe với bạn bè rằng từng tham gia chiến đấu để lật đổ đại tá Muammar Gaddafi.
Video đang HOT
Một người họ hàng của Saadallah cho hay anh ta có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần, luôn nghe thấy một giọng nói trong đầu và cảm thấy mình bị theo dõi. Bạn bè cũng nói rằng anh ta là người có tính cách thất thường, có thể do thường xuyên hút cần sa. Saadallah đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo, thậm còn xăm hình thánh giá trên tay.
Sau khi đến Anh, Saadallah sống ở Manchester rồi chuyển đi vì có liên quan tới Salman Abedi, kẻ thực hiện vụ đánh bom khủng bố ở hội trường Manchester Arena tại Manchester hồi tháng 5/2017, theo lời của hàng xóm. Bộ Nội vụ Anh từ chối trả lời liệu Saadallah và Abedi có liên quan tới nhau hay không.
Hiện chưa rõ động cơ Saadallah gây án, nhưng nhiều người lo ngại anh ta có thể lấy cảm hứng từ các cuộc tấn công của phiến quân Hồi giáo. Bộ Nội vụ Anh từng muốn trục xuất Saadallah nhưng không thành công, vì chính phủ không đồng ý trục xuất người xin tị nạn tới những quốc gia đang gặp chiến tranh, hoặc những quốc gia gây lo ngại vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Tiến sĩ Alan Mendoza, giám đốc điều hành của Hiệp hội Henry Jackson, nhóm chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh, cho rằng để bảo vệ người dân, Bộ Nội vụ phải được quyền trục xuất những người nước ngoài khả nghi, bao gồm người xin tị nạn.
Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, cho rằn đây là lúc cần rút ra bài học từ vụ đâm dao ở Reading. “Thật kinh khủng khi các vụ tấn công cứ xảy ra khắp nơi, khắp Reading, khắp cả nước, khiến người dân đau buồn và lo lắng”, ông nói. “Vụ án phải được làm sáng tỏ, đây không phải lúc đấu đá đảng phái”.
Nữ cảnh sát xinh đẹp sát hại vợ cũ của chồng: Dự cảm đáng sợ
Khoảng thời gian vài tuần trước khi vụ án xảy ra, nạn nhân luôn lo sợ vì cảm thấy mình bị theo dõi nên đã thay toàn bộ hệ thống khóa của ngôi nhà. Với những thông tin có được, cảnh sát lập tức bắt tay vào quá trình điều tra và khoanh vùng được 4 đối tượng nghi vấn.
Năm 1981, một vụ án nghiêm trọng đã xảy ra ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin (Mỹ). Một người phụ nữ bị sát hại ngay trước mặt hai đứa con và trong chính ngôi nhà của mình. Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã tìm ra hung thủ của vụ án chính là một nữ sĩ quan cảnh sát, đồng thời cũng là vợ của chồng cũ nạn nhân. Vụ án kết thúc, kẻ giết người cũng phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng đằng sau đó vẫn còn nhiều điều gây tranh cãi.
Sĩ quan cảnh sát xinh đẹp Laurie Bembenk là một trong những nghi phạm của vụ án.
Lời đe dọa từ người chồng cũ
Một người phụ nữ bị sát hại trong đêm, trước mặt 2 con trai trong chính ngôi nhà của mình đã gây chấn động dư luận bang Wisconsin. Kết quả khám nghiệm tử thi của Christine cho thấy cô chết bởi một viên đạn bắn từ sau lưng. Viên đạn đã xuyên thẳng qua tim khiến nạn nhân chết tại chỗ.
Sau khi rà soát thông tin và dựa vào những bằng chứng tại hiện trường, cảnh sát đã khoanh vùng các đối tượng nghi vấn có khả năng đột nhập gây án.
Nghi phạm đầu tiên cảnh sát hướng tới là Elfred O. Schultz, chồng cũ của nạn nhân. Christine và Elfred đã ly dị vào tháng 10/1980, 10 năm sau khi kết hôn. Christine dành được quyền sở hữu ngôi nhà và nuôi hai con, còn Elfred có quyền tới thăm con hằng tuần.
Elfred cũng là một cảnh sát. Theo lời khai của Elfred Schultz, thời điểm xảy ra án mạng, anh đang làm nhiệm vụ theo dõi một vụ đột nhập cùng đồng nghiệp. Tuy nhiên, sau khi trải qua 2 bài kiểm tra nói dối, Elfred đã phải khai thật rằng mình đã uống rượu tại một quán bar với Frederick Horenburger, một cựu tù nhân từng chịu sự quản lý của Elfred.
Luật sự trong vụ ly hôn của Christine cho biết, Elfred và Christine chia tay nhau bởi Christinne không chấp nhận được sự lăng nhăng của Elfred. Sau khi ly hôn, Christine có nói với luật sư của mình rằng cô từng bị Elfred đe dọa sẽ giết chết. Christine còn cho biết, khoảng thời gian vài tuần trước khi vụ án xảy ra, cô luôn lo sợ vì cảm thấy mình bị theo dõi nên đã thay toàn bộ hệ thống khóa của ngôi nhà.
Những hành vi đáng ngờ
Người thứ hai nằm trong danh sách nghi phạm là Stewart Honeck. Không lâu sau khi ly hôn, Christine qua lại với Honeck.
Tối hôm xảy ra án mạng, Christine có mời Honeck tới nhà dùng bữa tối cùng cô và các con. Stewart Honek là người cuối cùng có mặt tại nhà Christine vào đêm hôm đó. Honek đã kết hôn hai lần, có dấu hiệu nghiện rượu.
Sau khi bọn trẻ vào phòng đi ngủ, Christine và Honeck ngồi ngoài phòng khách xem tivi khoảng một tiếng trước khi Honeck rời khỏi đó. Honek cho biết, tối hôm đó mình và Chritine đã bàn bạc về chuyện kết hôn nhưng Chritine còn đang lưỡng lự.
Honeck cho biết, khi anh về tới nhà, hai người tiếp tục nói chuyện điện thoại đến khoảng 23h30 và sáng sớm hôm đó thì nhận được tin bạn gái bị giết hại tại phòng ngủ.
Nghi phạm tiếp theo là Laurie Bembenek, vợ thứ hai của Elfred Schultz. Judy Zess, bạn thân và trước đây ở cùng nhà với Bembenek đã khai với cảnh sát rằng, đã có lần Bembenek nói rằng sẽ thuê người giết Christine vì cảm thấy bực mình khi Christine có những yêu cầu quá đáng trong việc trợ cấp tiền hằng tháng cho hai cậu con trai.
Laurie Bembenk là một sĩ quan cảnh sát xinh đẹp. Cô có dáng vẻ cao to của một người đàn ông. Có một vài nhân chứng xác nhận, Bembenek có một bộ trang phục màu xanh như miêu tả về hung thủ. Một người giữ trẻ nhà Christine cho biết, Bembenek đã vài lần đến nhà Christine và cô biết rõ bố trí các căn phòng ở đây.
Nghi phạm thứ tư là Judy Zess, là bạn thân của Bembenek. Judy và bạn trai có đã nhiều lần bị cáo buộc liên quan đến việc sử dụng và tàng trữ vũ khí giết người. Judy không có quan hệ trực tiếp với Christine, tuy nhiên, mâu thuẫn với vợ chồng Elfred và Bembenek có thể là lí dó khiến cô ra tay với nạn nhân. Judy có một bộ tóc giả màu đỏ giống màu tóc của hung thủ.
Cảnh sát xác định những nghi phạm này đều có khả năng đột nhập gây án. Và không lâu sau, họ đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy một trong số đó chính là hung thủ gây án.
Theo danviet.vn
Thủ tướng gửi điện thăm hỏi Thái Lan sau vụ xả súng Ngày 9/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Điện thăm hỏi đến Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Được tin vụ xả súng tại trung tâm thương mại thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima, Thái Lan ngày 8/2/2020 khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, ngày 9/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Điện...