Nghi ngờ chiến binh đất nung chứa bí mật của Tần Thủy Hoàng, chuyên gia không dám mở: Vết nứt kỳ lạ hé lộ sự thật
Vết nứt nhỏ nhưng đã mở ra khám phá lớn trong giới khảo cổ học.
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có hơn 400 vị vua nhưng chỉ có một vị vua duy nhất xứng đáng với danh hiệu “Thiên cổ nhất đế”, đó chính là Tần Thuỷ Hoàng. Khi nói đến các chiến binh và ngựa đất nung, người ta thường nghĩ đến các chiến binh và ngựa đất nung trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Mối nghi ngờ suốt hàng chục năm
Đội quân đất nung thần kỳ này được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1974, khi một vài nông dân ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc tình cờ đào được các bức tượng bằng đất có kích thước tương đương với người thật.
Khi vừa mới được khai quật, những chiến binh và ngựa bằng đất nung có thân hình sơn màu rực rỡ. Trang phục, làn da và vũ khí của các chiến binh đều được tô màu cho giống với thực tế nhất.
Các chiến binh và ngựa đất nung là sản phẩm của văn hóa cổ đại. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng là dù số lượng lên đến hàng nghìn nhưng chúng không hề có khuôn mặt giống nhau. Vì vậy, người ta đưa ra nhiều quan điểm trái chiều về cách tạo ra những pho tượng này.
Nhìn đội quân đất nung sống động như vậy, có không ít người hoài nghi trong đất nung có bí mật của Tần Thủy Hoàng.
Ảnh: Sohu
Vậy đâu mới là sự thật?
Một chiến binh đất nung bị hỏng đã tiết lộ bí ẩn cho thế giới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, năm 1974, đội quân đất nung đã tự đưa ra đáp án cho mọi người. Nhân viên công tác đi đến, cẩn thận bảo vệ tượng bị nứt. Du khách thông qua khe hở bị nứt ra, nhìn thấy bên trong tượng đất nung là trống rỗng. Nói cách khác, đội quân đất nung hoàn toàn là đồ gốm, bên trong cơ bản không xuất hiện điều gì đặc biệt. Có lẽ các chiến binh đất nung khác cũng giống như vậy.
Hóa ra chúng không được nung từ người thật mà làm bằng đất sét, và những người thợ thủ công đã tạo nên.
Về phần tại sao những bức tượng này sống động như thật, đó cũng là do tay nghề tuyệt vời của những người thợ thủ công thời xưa. Họ tự tay chạm khắc các chiến binh đất nung theo ngoại hình của những người lính, vì vậy việc có những ngoại hình khác nhau là điều bình thường.
Để giải đáp bí ẩn, các chuyên gia đã sử dụng thiết bị CT để quét cấu trúc bên trong của các chiến binh và ngựa đất nung. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bên trong những bức tượng này thực ra đều trống rỗng.
Điều này chứng tỏ các bức tượng nhìn như người thật này chỉ là sản phẩm được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công cách đây hàng nghìn năm chứ không có “bí thuật” cao siêu như lời đồn.
Nhưng điều này cũng phản ánh kỹ thuật đỉnh cao của những người thợ thủ công thời nhà Tần. Hàng nghìn bức tượng, hàng nghìn khuôn mặt cũng chứng minh một điều, việc xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng hẳn đã tuyển dụng một lượng lớn công nhân và binh lính.
Ảnh: QQ
Những bức tượng này được tạo ra như thế nào?
Năm 1989 tại thành phố Tây An, Trung Quốc, một nhóm nhà khảo cổ học phát hiện 21 lò gốm chế tác tượng đất với quy mô lớn. Theo thẩm định của giới chuyên môn, di tích này có niên đại cách đây khoảng 2.100 năm. Đồng thời, họ cũng khai quật được hàng nghìn bức tượng nhỏ bằng đất nung trong đó. Các bằng chứng đã chỉ ra đây là lò nung sản xuất để phục vụ cho Tần Thủy Hoàng.
Các lò nung này có quy mô lớn, sản lượng cao, trong đó có tới 2 lò vẫn lưu trữ rất nhiều phôi tượng. Mỗi lò có thể chứa tới 350 đến 400 phôi tượng đất nung. Như vậy, 21 lò gốm này có thể trong 1 lần sản xuất ra từ 7.000 cho tới hơn 8.000 bức tượng đất nung. Với quy mô lớn, các nhà khảo cổ cho rằng, không có gì ngạc nhiên khi số lượng binh sĩ đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lại lớn như vậy.
Từ những thông tin thu thập được, giới khảo cổ kết luận về quy trình chế tác như sau: Các bức tượng trước khi đưa vào lò nung đều phải trải qua quá trình điêu khắc tạo hình, hơn 8.000 bức tượng tại lăng mộ tuyệt nhiên không có bức nào giống nhau.
Mỗi một nét biểu cảm trên khuôn mặt, cách ăn vận quần áo, tư thế đứng đều khác nhau giống như có hàng nghìn người đứng làm mẫu cho các thợ điêu khắc vậy. Các bức tượng binh sĩ sau khi được điêu khắc sẽ được đưa vào nung trong các lò.
Để thuận lợi hoàn thành và giúp các bức tượng không bị biến dạng, thợ thủ công chia tượng ra thành 6 bộ phận bao gồm tứ chi, đầu và thân rỗng. Họ nung từng bộ phận riêng lẻ sau đó mới tiến hành ghép lại thành tượng hoàn chỉnh. Điều này đã cho thấy người xưa từ hơn 2.000 năm trước đã biết cách áp dụng trọng lực vào sản xuất.
Áo giáp đi ngược xu hướng của binh lính Trung Quốc xưa: Làm bằng giấy nhưng cứng hơn thép, cản được kiếm, tên và cả đạn
Thật khó để tưởng tượng rằng áo giáp giấy lại có sức mạnh đáng gờm tới mức đao kiếm, mũi tên hay đạn súng hỏa mai đều không thể xuyên thủng.
Người Trung Quốc xưa rất chuộng dùng áo giáp giấy thay vì sắt hoặc thép. (Ảnh: Sohu)
Bất cứ một quốc gia nào từng tham chiến chắc chắn việc chế tạo áo giáp rất quan trọng. Trong các cuộc chiến, áo giáp chính là phần không thể thiếu để bảo vệ các binh sĩ khi giao chiến trước khả năng sát thương của vũ khí. Chúng được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ đều phụ thuộc vào mức độ phát triển kỹ thuật, công nghệ của các nền văn minh. Nhiều người cho rằng, những bộ áo giáp làm từ sắt hoặc thép mới đảm bảo an toàn. Nhưng, người Trung Quốc thời xưa lại không nghĩ vậy, họ cho rằng áo giáp giấy mới là lựa chọn tốt nhất.
Theo Ancient Origins, người phát minh ra nghề làm giấy là thái giám Thái Luân. Sách "Hậu Hán thư - Thái Luân truyện" ghi: "Từ xa xưa, chữ viết đa phần được viết trên thẻ tre, có người viết trên lụa nên gọi là chỉ (giấy). Lụa thì đắt tiền còn thẻ tre thì nặng, không thuận tiện cho con người. Thái Luân liền nảy ra ý tưởng sử dụng vỏ cây, cây gai dầu, vải cũ và lưới đánh cá để làm giấy". Nhờ công lao của Thái Luân, kỹ thuật và nguyên liệu làm giấy đã không ngừng phát triển qua các triều đại, trong đó, đặc biệt nhất phải kể tới việc tận dụng giấy làm thành áo giáp.
Áo giáp giấy được đề cập nhiều trong sử sách cũ của người Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Đáng ngạc nhiên là, những bộ áo giáp bằng giấy và lụa cũng được nhắc tới trong nhiều ghi chép cổ đại. Trong cuốn sử ký Tề Kỉ Hạ - Đông Đôn Hầu từng đề cập, áo giáp giấy được sử dụng vào thời Đường Huyền Tông. Vào thời đó, ngoài áo giáp sắt, các loại khác được làm từ vải, lụa, gỗ. Ở thời nhà Đường, áo giáp của binh lính không chỉ mạnh mẽ, vững chắc mà còn phải đảm bảo yếu tố lộng lẫy và đẹp đẽ. Thậm chí, nhiều bộ áo giáp còn được vẽ hoa văn và sơn son thếp vàng.
Áo giáp giấy bắt đầu được sử dụng với quy mô lớn vào thời nhà Đường và Tống. Sau đó, nó còn trở thành một trong những loại áo giáp tiêu chuẩn của quân đội nhà Tống và nhà Minh với hơn 30.000 bộ được dùng mỗi lần ra trận. Trong tài liệu lịch sử có ghi chép về việc nhiều vị quan lại địa phương đã viết sớ xin đổi 100 bộ giáp sắt lấy 50 bộ áo giáp giấy cao cấp. Vậy ưu điểm của áo giáp giấy là gì?
Áo giáp giấy của quân đội nhà Minh lại được làm bằng giấy cực mềm dẻo, dày ba tấc, mỗi miếng vuông đóng bốn đinh, tên hay súng đạn khó xuyên thủng. (Ảnh: Sohu)
Người phát minh ra áo giáp giấy là Từ Thương, một tiết độ sứ nhà Đường. Đáng tiếc, không có nhiều thông tin chi tiết về cách chế tạo áo giáp giấy của Từ Thương. Duy nhất chỉ có "Tân đường thư" ghi: "Mũi tên không thể xuyên thủng áo giáp giấy." Trong ghi chép của sổ tay quân sự thời nhà Minh, áo giáp giấy có tay và mũ bằng bông, giấy và mây. Hay trong "Võ Bị Chí" và"Luận về sự chuẩn bị sẵn sàng của quân đội" năm 1621, chỉ huy hải quân Mao Nguyên Nghi giải thích rằng đối với những người lính ở miền nam "lựa chọn tốt nhất cho bộ binh là áo giáp giấy, trộn với nhiều loại lụa và vải". Các ghi chép thời nhà Thanh lại dành sự ưu ái cho giấy Hàn Quốc vì độ dẻo dai.
Trong ghi chép của quân lính ở tỉnh An Huy, nơi nổi tiếng về sản xuất giấy, áo giáp giấy được xếp từ những miếng vảy hình tam giác. Chúng được làm từ 10 - 15 lớp giấy được làm từ vỏ cây dâu tằm. Ngoài ra, chúng còn được tẩm thêm nhựa thông và một số loại nhựa cây khác. Áo giáp giấy của quân đội nhà Minh lại được làm bằng giấy cực mềm dẻo, nhẹ được xử lý và đập cho đến khi mềm ra, dày ba tấc, mỗi miếng vuông đóng bốn đinh, tên hay súng đạn khó xuyên thủng.
Kênh Discovery's MythBusters đã thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm để kiểm tra khả năng bảo vệ của áo giáp giấy. (Ảnh: Discovery's MythBusters)
Từ những thông tin đó, kênh Discovery's MythBusters đã thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm để kiểm tra khả năng bảo vệ của áo giáp giấy. Trong quá trình thử nghiệm, nhóm thực hiện chương trình đã tạo ra hai loại áo giáp bằng giấy. Một loại được tẩm nhựa thông, một loại không. Giấy được sử dụng để làm nên áo giáp dày khoảng 13mm. Sau đó, các chuyên gia đã thử sử dụng nhiều loại vũ khí để thực hành trên chiếc áo giáp, bao gồm gươm, súng lục của thế kỷ 18 và loại súng côn xoay của thế kỷ 19. Họ đã rất bất ngờ bởi áo giáp giấy có thể chống lại tên và kiếm hiệu quả hơn áo giáp bằng thép và sắt.
00:04:10
Cuộc thí nghiệm kiểm tra khả năng bảo vệ của áo giáp giấy.
Pho tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Có một bức tượng đất nung với tư thế rất kỳ lạ đã được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, thu hút sự quan tâm rộng rãi. Đội quân đất nung là một phần của quần thể lăng mộ hoàng gia cổ đại lớn nhất thế giới - lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Khoảng 8000 bức tượng, được phát hiện ngày...