Nghị lực vươn lên của người đàn ông bị tai nạn mất 2 tay và 1 chân
Anh Nguyễn Đình Tuấn, sinh năm 1977, khu dân cư Cầu Rồng, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương bị tai nạn mất 2 tay và một chân nhưng đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên phát triển kinh tế gia đình.
Anh Nguyễn Đình Tuấn bên đàn gà đồi Chí Linh của gia đình.
Anh Nguyễn Đình Tuấn cho biết: Năm 12 tuổi khi chơi cùng bạn đã nhặt được một quả bom nhỏ, do không cẩn thận, quả bom nổ làm anh bị mất 2 bàn tay và một chân. Tai nạn đã làm cuộc sống của anh vô cùng khó khăn. Không lùi bước , anh đã vận động để có thể tự phục vụ nhiều sinh hoạt của bản thân.
Anh chia sẻ, thời gian đầu, cuộc sống của anh dường như bị “đóng lại”, từ việc đi lại, ăn uống đến những hoạt động bình thường của bản thân mình. Nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, anh tập dần đi lại bằng nạng, sử dụng phần cánh tay còn lại để có thể tự uống nước, pha chè và làm mọi việc đơn giản. Thời gian đầu rất khó khăn và vất vả, nhiều lần anh đã định bỏ cuộc, nhưng tập dần dần đến giờ đã quen, anh đi lại bình thường hơn và có thể tự chăm sóc bản thân.
Video đang HOT
Do không thể đi làm ở ngoài hay những công việc mà người bình thường có thể làm được, anh đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ mảnh vườn mà gia đình để lại. Anh cùng gia đình mua cây giống và trồng 4 ha cây keo trong vườn. Ngoài ra, anh cũng vay thêm 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để mua gà về chăn nuôi. Hiện giờ 4 ha cây keo anh chăm sóc được 7 năm đang phát triển tốt. Trong chuồng nhà anh thường xuyên có từ 2.000 đến 4.000 gà thịt thả đồi. Hiện nay, trung bình mỗi năm diện tích trồng keo và chăn nuôi gà đã cho anh thu lãi gần 100 triệu đồng. Những năm giá gà và giá cám ổn định, gia đình anh có thu nhập đảm bảo tốt cuộc sống.
Anh Nguyễn Đình Tuấn chăm sóc vườn cây của gia đình.
Anh Tuấn tâm sự, thời gian khó khăn nhất là lúc mới lấy vợ, vừa sinh con được hơn một năm thì vợ anh bỏ đi, để lại hai bố con anh tự xoay sở. Anh đã tự mình vừa nuôi con, vừa phát triển kinh tế gia đình. Thời gian khó khăn đó, anh chỉ biết cố gắng vươn lên và phấn đấu để có cuộc sống ổn định hơn. Anh được sự giúp đỡ của gia đình và các tổ chức đoàn thể trong phường. Đến nay, con của anh thường xuyên phụ giúp trong hoạt động kinh tế gia đình, chăn nuôi và chăm sóc cây keo. Anh đã mạnh dạn trồng thêm 40 gốc vải để thu hoạch ở những diện tích đất còn trống.
Ông Hoàng Công Hảo, Phó Chủ tịch UBND phường Cộng Hòa cho biết: Anh Nguyễn Đình Tuấn là một trong những người khuyết tật nặng, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi và có cơ chế chính sách hỗ trợ anh vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Hiện nay, anh đang tập trung nuôi gà mang đặc trưng của địa phương là gà đồi Chí Linh.
Không ỷ lại, luôn nỗ lực cố gắng trong cuộc sống cũng như trong phát triển sản xuất kinh tế là những điểm toát lên con người anh Tuấn. Bằng ý chí, nghị lực, anh đã xây dựng cho mình và gia đình cả một cơ ngơi ổn định mà người lành lặn cũng phải mơ ước. Anh mong muốn nhận được nhiều hơn sự giúp đỡ về cơ chế chính sách để phát triển kinh tế trang trại, ổn định cuộc sống gia đình.
Gương sáng trong đồng bào công giáo
Để vùng đồng bào có đạo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng các phong trào thi đua yêu nước, cán bộ mặt trận xã, trưởng ban công tác mặt trận thôn là "cầu nối" quan trọng giữa cấp ủy đảng, chính quyền và các chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo.
Cơ sở sản xuất nước mắm tạo việc làm cho 5 - 7 giáo dân của Trưởng Ban Đoàn kết công giáo thị xã Nghi Sơn Nguyễn Văn Chữ.
Từ sự ủng hộ của các chức sắc, chức việc và sự tham gia tích cực của bà con đồng bào công giáo, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo" đã mang lại hiệu quả thiết thực, lan tỏa sâu rộng, xuất hiện ngày càng nhiều gương sáng điển hình tiên tiến, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền vững tại địa phương.
Là phó ban công tác mặt trận, tổ trưởng tổ an ninh xã hội số 8 phố Tây Sơn 1, phường Phú Sơn, phó ban đoàn kết công giáo TP Thanh Hóa, ông Trần Mạnh Quán luôn nêu gương trong công tác và lối sống. Cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 7 - 9 lao động là con em giáo dân, với mức thu nhập bình quân từ 7 - 9 triệu đồng/người/tháng, ông luôn hăng hái, nhiệt tình tham gia công tác xã hội và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do thành phố và địa phương phát động. Ông cùng ban công tác mặt trận phố phối hợp với chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung tuyên truyền, chuyển tải những nội dung của việc xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu, phường văn minh đô thị đến từng ngõ phố, từng hộ gia đình để mọi người dân được biết và thực hiện; vận động, quyên góp tiền thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, giúp đỡ hộ nghèo, động viên học sinh khó khăn; tích cực tham gia công tác thanh tra, giám sát cộng đồng. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của phố Tây Sơn 1 đạt 63 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,9%. Phố đạt danh hiệu phố văn hóa. Năm 2020, phố Tây Sơn 1 đã xóa hết hộ nghèo, tiến tới xây dựng phố kiểu mẫu.
Trên cương vị là Trưởng Ban Đoàn kết công giáo thị xã Nghi Sơn, ông Nguyễn Văn Chữ luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chủ động sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng, tìm thị trường để phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương có mức thu nhập ổn định. Ông cùng các vị linh mục, tu sĩ, hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ vận động bà con giáo dân đóng góp trên 14,5 tỷ đồng, hàng trăm ngàn ngày công, nguyên vật liệu, hiến đất... bê tông hóa đường giao thông nông thôn, trục chính nội đồng; xây dựng các công trình phúc lợi; tham gia ủng hộ bà con các vùng bị thiên tai Quan Sơn gần 1 tỷ đồng; quyên góp, ủng hộ quỹ vì người nghèo với số tiền 115 triệu đồng. Phối hợp vận động Nhân dân, gia đình, dòng họ và được sự hỗ trợ của MTTQ xã và thị xã xây mới được 21 nhà Đại đoàn kết, với số tiền 1.171 triệu đồng và sửa chữa 2 nhà trị giá 30 triệu đồng... Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, đồng bào công giáo thị xã Nghi Sơn đã và đang góp phần vào sự phát triển, tiến bộ và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" ngày càng vững mạnh.
Một tấm gương sáng tiêu biểu khác trong đồng bào công giáo là giáo dân Bùi Văn Thời ở xã Quảng Phú (Thọ Xuân). Chúng tôi đến thăm khu đồi Chè - một vùng đồi bạt ngàn cam của giáo dân Bùi Văn Thời đúng lúc anh đang tất bật với công việc hàng ngày. Tay nâng niu những quả cam căng tròn, vàng óng, anh Thời chia sẻ: "Năm 2017, tôi bắt đầu đưa cây cam V2, cam Đường Canh vào trồng ở khu đồi Chè. Trong tổng số hơn 1.500 cây cam, năm nay tôi chỉ cho ra bói khoảng 200 cây để khảo nghiệm năng suất. Hiện nay, mỗi cây cam cho năng suất từ 30 đến 40 kg. Phải từ năm thứ 5, cây cam mới cho năng suất cao, từ 80 đến 1 tạ/cây. Nếu giá cam ổn định khoảng 20.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi năm, đồi cam này cho thu nhập trên 1 tỷ đồng".
Đây là 3 trong số rất nhiều tấm gương tiêu biểu trong đồng bào công giáo trên địa bàn tỉnh đã và đang từng ngày nỗ lực trong các phong trào thi đua yêu nước, sáng tạo trong những cách làm hay, xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo, thực hiện đường hướng "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc", góp phần làm "đẹp đạo" theo đúng tinh thần "yêu thương" của người công giáo. Ngoài ra, còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác như: Giáo dân Lê Minh Tâm, ở thôn 8, xã Thọ Xương (Thọ Xuân) với mô hình khôi phục bưởi Luận Văn nức tiếng; hay các giáo dân Nguyễn Văn Lại, Lê Văn Hoạt, Trịnh Đình Mạnh, Lê Trọng Thường ở huyện Yên Định là những điển hình trong phát triển kinh tế trang trại, với thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm; giáo dân Nguyễn Văn Thiên ở huyện Nông Cống, chủ cơ sở sản xuất chiếu cói, mỗi năm thu nhập khoảng 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương;...
Với tinh thần đoàn kết, đồng hành, gắn bó, đồng bào giáo dân trong tỉnh ngày càng phát huy tinh thần yêu nước, cùng với các tầng lớp Nhân dân chăm lo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nhờ vai trò "cầu nối" của cán bộ mặt trận xã, thôn. Qua đó đã tạo niềm tin của đồng bào công giáo đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chuyên gia đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong không gian Đại Á-Âu Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ "Ý tưởng Á-Âu" khẳng định Việt Nam đã chứng minh cho toàn thế giới thấy thương mại tự do sẽ vượt qua mọi rào cản và hạn chế giả tạo. Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, báo điện tử Infox.ru vừa đăng...