Nghi lễ Phathi của người chăm
Không hoành tráng, cầu kỳ và nhiều nghi lễ như những người Chăm Bà Ni vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, nhưng nghi thức Phathi (tiễn biệt người quá cố) của người Chăm ở Tây Ninh cũng khá đặc sắc.
Ông Chàm Hêm (71 tuổi, ở ấp Tân Trung B, xã Tân Hưng, Tân Châu, Tây Ninh) kể về những nét độc đáo và ý nghĩa lễ Phathi của dân tộc mình: Khác với những dân tộc khác, tục lệ mai táng của người Chăm cổ rất cầu kỳ và đặc biệt, thường diễn ra trong 3 ngày liền. Theo đó, khi trong cộng đồng mình có một người chết đi, người Chăm sẽ tiến hành an táng, thường là trong những khu đất trống, cách xa nơi dân cư sinh sống.
Mặc dù lễ an táng diễn ra rất cầu kỳ nhưng nấm mộ của người đã khuất lại rất… đơn sơ. Thậm chí, chỉ những người Chăm mới biết đó là mộ phần của người thân mình bởi họ thường không đắp mộ. Việc này cũng thể hiện một điều, với cộng đồng người Chăm, tất cả những người không may nằm xuống đều được người sống tưởng nhớ như nhau.
Làm lễ bên nấm mộ người đã khuất
Hằng năm, vào các ngày lễ, tết của dân tộc mình, tất cả mọi người cùng ra nghĩa trang thăm người đã chết, không quan trọng người đó khi sống có phải là thân nhân của mình không!
Hiện nay, do nhiều điều kiện, lễ Phathi của người Chăm ở Tây Ninh không còn cầu kỳ như xưa. Theo đó, Phathi thường chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 1 ngày nhưng cũng đầy đủ nghi thức, vẫn thể hiện đầy đủ những tình cảm thiêng liêng của người sống và người đã ra đi.
Theo 24h
Video đang HOT
Cha mẹ chờ hiến mắt cứu con thủ khoa ĐH
Nguyễn Đình Chung từ khi ba ngày tuổi đã phải vào bệnh viện vì đôi mắt lúc thì mở được, lúc lại dính chặt vào nhau, không thể hé ra. 18 năm khó nhọc đã trôi qua cho đến khi Chung vào đại học, đối diện với thử thách còn chông gai hơn khi phải xa bố mẹ. Thương con quặn lòng, bố mẹ Chung quyết định mỗi người sẽ hiến một bên mắt để cho con đôi mắt lành lặn...
3 ngày tuổi, cậu bé Nguyễn Đình Chung (thôn Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã phải cùng bố ra viện vì đôi mắt lúc thì mở được, lúc lại dính chặt vào nhau, không thể hé ra. 4 ngày tuổi, gia đình đôn đáo đưa Chung lên bệnh viện tỉnh. 5 ngày tuổi, người bố Nguyễn Đình Dũng đã phải đạp xe đến 30 cây số để đưa con ra Viện mắt Trung ương khám. 6 ngày tuổi cậu bé sơ sinh đã phải nhịn bú mẹ để bác sĩ ở viện mắt có thể tiến hành các xét nghiệm... Nhận được kết quả "Một bên mắt bị viêm màng bồ đào phôi thai, hòa dịch kinh không chữa trị được, bên mắt còn lại chỉ có thị lực 1/10", đất trời như sụp đổ dưới chân anh Nguyễn Đình Dũng... Thoáng chống, 18 năm đã trôi qua...
Chung và bố. Ảnh: T.G
Trường học đi tìm sinh viên
Ngày học sinh lớp 12 trên cả nước náo nức chuẩn bị nộp đăng ký dự thi đại học, đại diện trường Đại học Kinh Bắc đã về tận trường PTTH Tiên Du 1 làm việc, bày tỏ nguyện vọng mong muốn một số học sinh tiêu biểu của trường thi vào Đại học Kinh Bắc. Chung là học sinh đầu tiên được nhà trường gọi lên để nói chuyện với phía đại diện Kinh Bắc. Chỉ sau một thời gian ngắn, Chung nộp đăng ký dự thi vào trường, Đại học Kinh Bắc đã đưa Chung lên Hà Nội khám mắt. Kết quả cũng không có gì khả quan. Mẹ Chung, chị Nguyễn Thị Khánh cho biết: "Các bác sĩ bảo căn bệnh bẩm sinh này không thể chữa được. Nếu để nguyên thì cháu còn có thể nhìn thấy được, nếu động dao kéo vào, nguy cơ cháu bị mù luôn là rất cao". Chị Khánh tâm sự: "Tôi cứ đứng trân người nghe kết luận bác sĩ như thế không biết bao lâu. Cũng may, ông bà chủ đầu tư của trường Đại học Kinh Bắc rất tốt, họ bảo với tôi cứ yên tâm, họ sẽ "còn nước còn tát", cố gắng tìm mọi cách mang lại cho Chung nguồn ánh sáng để Chung có thể thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình".
Chung và đội tuyển học sinh giỏi Lý của trường
Chị Nguyễn Thị Khánh bày tỏ: "Chúng tôi ít học nên không hiểu biết gì về căn bệnh của cháu, chỉ biết cố gắng khám xét, chạy chữa cho con từ thưở còn đỏ hỏn. Ngày ấy, các bác sĩ chỉ bảo chờ đợi cho y học tiến bộ hơn...". Chị ngừng kể, lấy tay quệt dòng nước mắt đang chực chảy ra trên khuôn mặt khắc khổ của mình. Chờ cho cơn xúc động qua đi, chị Khánh, tâm sự tiếp: "Từ bé, Chung đã được các bạn cùng lớp quý mến, không rủ được Chung đi chơi, ngày nào bạn bè cũng đến nhà chơi, khi thì đá bóng, lúc thì cầu lông nhưng Chung cũng không tham gia được trò nào. Thấy con ngồi trên thềm nhà nhìn các bạn chơi đùa, gương mặt đăm chiêu mà tôi thấy như có muối xát vào lòng...".
Bố Chung, anh Nguyễn Đình Dũng cũng chia sẻ: "Thấy con thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa, chúng tôi cũng đau lắm, chỉ còn biết động viên con cố gắng hòa đồng với các bạn rồi mọi người sẽ yêu quý, con sẽ không bị lạc lõng trong cuộc sống này. Chung có vẻ cũng hiểu nhưng vì luôn tự ti nên nó cũng không thực sự cởi mở, rất ít nói. Bây giờ thành chàng trai 18 tuổi rồi, nếu cứ tự ti như thế, tôi sợ cuộc sống của Chung sẽ rất khó khăn...", anh Dũng ngập ngừng. 18 năm khó nhọc đã trôi qua, nhưng bây giờ, sẽ là một thời kỳ khó khăn hơn nữa với con trai anh, đứa con chưa bao giờ phải ra khỏi nhà một mình. Bây giờ mới là lúc, Chung thực sự bước vào một thử thách lớn: Đi học đại học xa nhà, bạn bè từ khắp mọi nơi rồi chuyện bạn trai, bạn gái tất yếu sẽ đến như dòng chảy của cuộc sống vốn vậy...
Mong mỏi được hiến mắt cho con
Cách đây 8 tháng, trong một lần ngồi nói chuyện với con ngoài hiên nhà, chị Khánh buột miệng: "Ước gì mẹ có thể cho Chung đôi mắt sáng của mình". Nói là làm, chị bàn với anh Dũng chuyện hiến mắt cho con. Lúc này, anh Dũng cũng mới giật mình tại sao không nghĩ đến giải pháp này sớm hơn. Hai vợ chồng quyết định, mỗi người sẽ hiến một bên mắt để cho con đôi mắt lành lặn.
Họ mang câu chuyện nói với Chung, ban đầu Chung giãy nảy lên bảo: "Sao bố mẹ lại có ý định ấy (?). Những người hiến những bộ phận cơ thể như thế thường là những người không còn khả năng giữ được mạng sống. Bố mẹ còn trẻ, còn khỏe, còn phải nuôi em con nữa mà (Chung còn một cô em gái mới 4 tuổi - PV). Con không đồng ý đâu". Phản ứng mạnh như vậy rồi Chung đứng dậy lên phòng mình nằm, bố mẹ gọi thế nào cũng không xuống.
Chị Khánh kể: "Tôi lên phòng, lẳng lặng ngồi xuống giường nó và bảo với con rằng bố mẹ mất một mắt vẫn còn có thể đi làm, vẫn có thể nuôi em con, vẫn ra đường đi chơi cùng mọi người được. Tương lai con còn dài, bố mẹ không thể đi mãi cùng con được, con phải có đôi mắt sáng, sau này còn chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già chứ. Nghe tôi nói thế, nó im lặng một hồi rồi mới rụt rè bảo: "Con sợ làm khổ bố mẹ. Con sống 18 năm nay quen rồi, bố mẹ chưa biết cuộc sống không có ánh sáng khổ như thế nào đâu".
Kể đến đây, chị quay ra hỏi: "Cô có biết nghe con nói vậy, tôi đau lòng đến thế nào không? 18 năm qua là chừng ấy thời gian cả nhà cùng phải gồng lên để sống và chăm sóc Chung, không có lúc nào rỗi rãi mà ngồi tâm sự với nhau. Chung ít nói nên nó cũng chưa bao giờ tỏ ra than thân trách phận, thế mà hôm đó, lần đầu tiên nó nói đến sự khổ sở của người không thấy ánh sáng. Nước mắt tôi cứ tuôn ra như chưa bao giờ được khóc...". Chị phải trấn an Chung rằng: "Bố mẹ còn một mắt để nhìn, vẫn thấy cuộc sống như bây giờ chứ có phải không nhìn thấy gì đâu. Con đừng suy nghĩ gì, cứ vui vẻ đón nhận, sau này hiếu thảo với bố mẹ là được rồi". Nghe mẹ nói vậy, Chung im lặng. Một lúc sau, cậu mới nói, giọng rất nhỏ: "Nếu được sáng mắt thì tốt quá. Con hứa sẽ thật ngoan, học thật giỏi, làm thật tốt...".
Lá đơn tình nguyện hiến mắt của bố mẹ Chung
Chuẩn bị xong tâm lý cho Chung, chị Khánh và chồng bắt tay vào viết lá đơn xin tình nguyện hiến mắt cho con. Nhưng ở chốn quê mùa, không biết phải đưa lá đơn đi đâu, trình bày với cơ quan, tổ chức nào nên bây giờ, nguyện vọng ấy vẫn chỉ là nguyện vọng... Chị Khánh tâm sự: "Cuộc sống gia đình khó khăn nên cả hai vợ chồng tôi đều mải miết mưu sinh nhưng trong suy nghĩ mỗi ngày, chúng tôi luôn mong muốn có thể san sẻ một phần ánh sáng của mình sang cho con".
Chị Khánh bày tỏ tha thiết: "Vợ chồng chúng tôi đã đồng lòng và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho con một con mắt của mình. Thậm chí, nhiều lần cả hai đã thử tự bịt một mắt của mình lại để xem có bất tiện gì không... Bây giờ, tâm nguyện lớn nhất của tôi là mong có một tổ chức nào đấy tư vấn cho chúng tôi phải làm thế nào, phải bắt đầu từ đâu để chúng tôi có thể mang lại nguồn ánh sáng cho con trai mình". Anh Nguyễn Đình Dũng, người đàn ông hiền lành ngồi bên bàn nước thi thoảng lại nhìn sang Chung đầy trìu mến. Có lẽ, người đàn ông luôn rất khó để thể hiện cảm xúc của mình, dù rất thương con. Anh tâm sự: "Vợ chồng tôi cũng đã lường hết mọi khó khăn khi quyết định cho con nguồn ánh sáng của mình. Bây giờ chỉ chờ mong một đoàn chuyên gia nào đấy biết đến câu chuyện này"...
Rời ngôi nhà giữa buổi trưa nóng nực, câu chuyện về Chung và tình yêu thương bao la của bố mẹ cậu cứ ám ảnh chúng tôi không ngừng. Người viết bài này cứ nhớ mãi mong muốn của anh chị Dũng - Khánh. Hy vọng, cơ hội sẽ đến để hai người thực hiện ước mơ hiến tặng ý nghĩa này, như một cách mở cách cửa tương lai cho chàng trai học giỏi, đầy nghị lực nhưng 18 năm đã phải chịu quá nhiều đau khổ, bất hạnh.
Ước mơ thành kỹ sư máy tính
Cậu bé khát sữa khóc ngặt trên tay bố ở Viện mắt ngày nào đã thành một chàng trai to cao, học giỏi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Nguyễn Đình Chung đã đạt Thủ khoa khối A Trường Đại học Kinh Bắc với 24 điểm; được 26 điểm (khối B) Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội... Trước đấy, Chung là thành viên đội tuyển học sinh giỏi lý của trường đạt giải khuyến khích cấp Quốc gia. Với điều kiện sinh hoạt cá nhân hạn chế và gặp nhiều khó khăn nên Chung đã quyết định chọn Đại học Kinh Bắc để tiếp tục theo đuổi mơ ước trở thành một kỹ sư máy tính. Chung chia sẻ: "Em chọn trường này còn vì họ thực sự rất có lòng với em. Mọi người ở trường đều dành cho em những điều kiện tốt nhất. Mới đây, trường còn hứa sẽ thưởng cho em một bộ máy tính cho thủ khoa và em sẽ nhận được sau khi làm thủ tục nhập học".
Theo Bảo Phúc (Gia đình & Xã hội)
Gần 100% HS của cô giáo chuyển giới đỗ ĐH Dựa vào điểm chuẩn dự kiến và kinh nghiệm của mình, cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm khẳng định gần 80 học trò của lớp luyện thi của mình sẽ đậu đại học. Lớp luyện thi đại học của cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm mở từ tháng 10/2012 với 78 học sinh theo học. Sau khi biết điểm thi đại học, tất...