Nghỉ lễ, nhiều người trẻ đi tình nguyện để có những ngày đáng nhớ
Những ngày nghỉ lễ của năm nay, nhiều bạn trẻ quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện để những ngày lễ trở nên ý nghĩa hơn.
Với mong muốn mang yêu thương, san sẻ phần nào khó khăn với bà con đồng bào dân tộc thiểu số, các bạn trẻ nhóm “Thiện nguyện Hữu Duyên” đã thực hiện chuyến đi phượt tình nguyện trong hai ngày 29 và 30.4 từ TP.HCM đến thôn Núi Ngỗng, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Thanh Lan (bên phải) đang phát quà gồm một phần ăn, một chai nước mát và khẩu trang cho những người khó khăn
Chia sẻ về việc kết hợp giữa đi phượt và tham gia các hoạt động vì cộng đồng, Phạm Thúy Ngân (23 tuổi), trưởng nhóm Thiện nguyện Hữu Duyên, cho biết: “Đây là một trải nghiệm tuyệt vời cho chuyến đi của mình. Bởi vì tình nguyện viên của nhóm phần lớn là đang đi làm nên vào ngày thường họ không thể thỏa đam mê đi phượt của mình được. Nhân dịp lễ được nghỉ như thế này thì mọi người cũng muốn có những chuyến đi xa để được nghỉ dưỡng, khám phá các vùng đất mới. Và để các chuyến đi thêm phần ý nghĩa, nhóm đã tổ chức kết hợp giữa phượt và thiện nguyện. Tạo sân chơi cho những bạn trẻ vừa đam mê du lịch vừa có tấm lòng thiện nguyện”.
Tổ chức hoạt động trao quà cho bà con
Trong chuyến đi lần này, 20 bạn trẻ đã thực hiện nhiều hoạt động, như gửi tặng thực phẩm chay đến hai ngôi chùa trong thôn, trao tặng nhu yếu phẩm cho 33 hộ gia đình đồng bào Raglai và 72 phần quà là đồ dùng học tập và bánh kẹo cho học sinh có cha mẹ mất sớm, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thuộc Trường tiểu học Nhơn Sơn. Đồng thời, nhóm cũng tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh…
“Mình cảm thấy thương cho bà con rất nhiều. Phần quà tuy không nhiều, nhưng điều kiện kinh tế và sinh hoạt quá khó khăn nên bà con rất là vui và trân quý”, Thúy Ngân tâm sự.
Video đang HOT
Các bạn trẻ hỗ trợ công tác phát quà trước cổng cơ sở 2, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Cũng trong sáng 30.4, trước cổng cơ sở 2, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, rất đông bạn trẻ tham gia hỗ trợ tặng quà cho bệnh nhân và những người khó khăn. Chương trình thiện nguyện bữa ăn sáng cuối tuần 0 đồng này do chị Nguyễn Thị Hạnh (33 tuổi), ngụ tại 35/17 đường số 4, P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM, phụ trách duy trì suốt 13 tuần qua.
“Chủ nhật tuần này là ngày lễ, nên mình đã tăng số lượng phần ăn sáng lên 500 phần so với 300 phần như các ngày cuối tuần trước đó. Trong đó, 100 phần ăn được mình gửi tặng cho những người khó khăn trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Mình mong những người khó khăn sẽ luôn cảm thấy ấm lòng”, chị Hạnh chia sẻ.
Thu Thương (bên trái) hăng hái tham gia hoạt động tình nguyện vào dịp lễ
Nguyễn Thanh Lan (24 tuổi), ngụ Q.12, TP.HCM, cho biết bản thân dành những ngày nghỉ lễ để hỗ trợ đóng hộp thức ăn và phát quà cho mọi người. Thanh Lan bày tỏ: “Lễ này mình cũng có kế hoạch đi du lịch với bạn bè, tuy nhiên mình ưu tiên việc tham gia các hoạt động tình nguyện trước và sẽ đi chơi vào ngày sau. Mình thấy đây là hoạt động rất nhân văn, nó giúp cho kỳ nghỉ lễ của mình trở nên đáng nhớ và ý nghĩa hơn khi vừa có thể giúp đời giúp người, vừa có thêm cho mình những người bạn tử tế”.
Nhóm “Thiện nguyện Hữu Duyên” cùng nhau mang những giá trị tích cực đến vùng xa
Tương tự, Trần Thị Thu Thương, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho hay: “Hoạt động thiện nguyện lần này giúp mình thấu hiểu, biết yêu thương và biết chia sẻ nhiều hơn. Mình vui và cảm thấy rất hạnh phúc vì trong ngày vui của cả nước, mình cũng có thể góp một chút sức nhỏ để lan tỏa niềm vui ấy đi xa hơn, để cho ngày lễ trở nên ý nghĩa hơn với nhiều người”.
Người vô gia cư co ro trong đêm lạnh, Tết về lo nhiều hơn là mừng
Trong khi nhà nhà sum vầy đón năm mới thì cũng không ít hoàn cảnh khó khăn đến bữa cơm còn sợ chưa đủ.
Họ phải lang thang ngoài vỉa hè, dưới gầm cầu và trông chờ vào sự hỗ trợ của các mạnh thường quân.
Người vô gia cư ngủ tạm bợ ở mái hiên, vỉa hè trong đêm lạnh cận Tết. (Ảnh: Thanh Niên)
Tết đến, ở Sài Gòn nhiệt độ cũng giảm hơn hẳn nhất là về đêm. Nhiều người phải co ro vì lạnh khi nằm ngủ dưới gầm cầu hay trên vỉa hè. Vì nghèo khổ, chiếc áo lành còn chẳng có nên họ không dám mơ tới chăn ấm nệm êm. Nhiều người sống bằng nghề bán vé số hay lượm ve chai. Số tiền đó chỉ đủ để họ trang trải ăn qua ngày nên dù Tết về cũng chẳng dám sắm sửa gì.
Mọi người vẫn tranh thủ mưu sinh trong những ngày cuối năm. (Ảnh: Thanh Niên)
Thương người vô gia cư, nhiều bạn trẻ, nhóm thiện nguyện, các mạnh thường quân đã tổ chức phát tiền, quà, quần áo mong đưa Tết ấm về cho người khó khăn. Phần quà được gói lại cẩn thận trong từng bịch ni lông gồm bánh chưng, bánh tét, bao lì xì... Mặc dù giá trị chẳng quá nhiều nhưng đó là tấm lòng, phần nào giúp người vô gia cư có một cái Tết ấm hơn giữa trời lạnh giá.
Có người mệt quá, trải luôn túi bóng ở vìa hè để ngủ. (Ảnh: Dân Trí)
Cụ ông vui mừng khi được mọi người tặng quà. (Ảnh: Dân Trí)
Nhiều bạn trẻ gửi món quà Tết tới hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Dân Trí)
Thậm chí, nhiều người lao động nghèo chẳng mong Tết về. Bởi họ lo sợ khi lượng người ngoài đường giảm xuống, bà con về quê hết thì biết mưu sinh như thế nào. Nguồn thu nhập giảm, giá cả tăng cao, người lao động nghèo chỉ biết thở dài, trông chờ những ngày Tết qua đi. Thế mới thấy rằng, năm mới với nhiều người là niềm háo hức nhưng đâu đó là ánh mắt trăn trở, sự lo lắng tới nhói lòng.
Món quà tuy nhỏ nhưng góp phần nào mang đến niềm vui cho người khó khăn. (Ảnh: Dân Trí)
Cụ bà nhặt ve chai được tặng ít quà Tết. (Ảnh: Vietnamnet)
Những món quà Tết tuy không có giá trị cao nhưng được gửi đi khắp mọi nơi. (Ảnh: Vietnamnet)
Nhiều người lo khi Tết về, mọi người ít đi lại tụ tập thì kiếm sống sẽ khó khăn hơn. (Ảnh: Vietnamnet)
Vất vả, khổ sở là thế nên khi nhận phần quà từ mạnh thường quân, ai cũng phấn khởi. Những nụ cười hiếm hoi đã nở trên đôi môi của người vô gia cư, lao động nghèo. Hơn hết, giữa đường phố vắng và không khí đìu hiu khi năm mới về, họ vẫn nhận được sự yêu thương, quan tâm.
Món quà không chỉ là bánh kẹo, tiền lì xì mà cả những chiếc chăn mong giữ ấm cho bà con. (Ảnh: Vietnamnet)
Những sư thầy cũng đi khắp vỉa hè để phát quà cho người có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Vietnamnet)
Cuộc sống còn rất nhiều người khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng. (Ảnh: Vietnamnet)
Chỉ mong rằng, cuộc sống sẽ ngày càng phát triển, khấm khá hơn. Theo đó, người vô gia cư, lao động nghèo sẽ được hỗ trợ, giúp đỡ thoát khỏi cảnh phải ở gầm cầu, vỉa hè. Như vậy, Tết trên khắp đất nước mới thật sự trọn vẹn khi ai cũng được ấm no, hạnh phúc.
Rớt nước mắt trước hoàn cảnh khó khăn của 3 mẹ con ngủ ngoài đường Bất cứ ai cũng mong muốn các con của mình có gia đình thật đầy đủ, một mái ấm nhỏ để về, được nhận tình yêu thương của cả cha và mẹ, cuộc sống dù không giàu sang nhưng vẫn thật hạnh phúc. Thế nhưng đâu đó ngoài kia vẫn còn có rất nhiều những em nhỏ không may mắn như vậy, các...