Nghỉ lễ 30/4 ở Mai Châu với một triệu đồng
Chuyến đi 3 ngày đến bản Lác, Hang Kia với 1,1 triệu đồng là gợi ý cho du khách muốn khám phá thiên nhiên với chi phí tiết kiệm.
Thị trấn Mai Châu cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km. Điểm đến nổi tiếng với những bản làng của người Thái và khung cảnh thiên nhiên, thích hợp để du khách nghỉ ngơi, khám phá thiên nhiên trong dịp nghỉ lễ. Dưới đây là lịch trình gợi ý.
Ngày 1: Hà Nội – Bản Lác, Mai Châu
Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng xe khách với giá 80.000 – 140.000 đồng/ người. Nếu đi bằng xe máy, bạn mất khoảng 3 – 3,5 tiếng.
Đường đi qua đèo Đá Trắng, tại đây có nhiều lán trại để nghỉ chân, ăn ngô và trứng nướng. Thời tiết tháng 3 – 4 thường biến động, đường đèo đôi khi có sương mù dày. Bạn nên chuẩn bị áo mưa, áo rét, đèn chiếu sương mù… và lái xe an toàn vì có nhiều phương tiện đi lại.
Đến Km70 tính từ Hà Nội là TP Hòa Bình, bạn có thể ghé thành phố, thăm đập thủy điện cách trung tâm hành chính 7 km. Dừng chân ăn trưa với các đặc sản như thịt gà nấu măng chua, gỏi cá sông Đà, thịt trâu lá lồm, canh loóng, cơm lam… Từ đây còn cách Bản Lác, Mai Châu khoảng 70km.
Bữa ăn ở homestay tại Bản Lác, Mai Châu.
Bản Lác có nhiều homestay để du khách lựa chọn, trong đó có Little Mai Chau nằm tách khỏi khu du lịch, không gian yên bình. Giá phòng là 80.000 đồng/ giường đơn, 160.000 đồng/ giường đôi. Nghỉ ở đây, mỗi ngày từ cửa sổ có thể ngắm nhìn cánh đồng xanh trong làn gió mát lành.
Buổi tối bạn có thể đặt suất ăn tại homestay giá 100.000 đồng/ người gồm cá suối, gà chiên mắm, rau thơm… Ở thị trấn có nhiều lựa chọn nhà hàng, quán ăn với cơm, phở, món bình dân.
Ngày 2: Bản Lác – Hang Kia – chợ phiên Pà Cò
Bạn nên dậy sớm, di chuyển bằng xe máy khoảng 30 km từ Bản Lác sẽ đến chợ phiên. Cũng như chợ Đồng Văn – Hà Giang, chợ Pà Cò họp vào mỗi chủ nhật cuối tuần. Phiên chợ Mai Châu họp từ 5h đến 9h sẽ tan. Chợ bán các sản vật địa phương, thổ cẩm,… của người H’Mông, Thái, Mường…
Sau khi đi chợ ăn sáng và mua sắm bạn đi thêm 8 km để tới Hang Kia – một điểm check-in mới nổi ở Mai Châu được giới trẻ ưa thích. Đoạn đường tới đây không khó đi, chỉ cần men theo đường đèo là sẽ tới. Khu vực này thường xuyên có mây, thích hợp cho bạn chụp những bức ảnh “sống ảo” như bồng lai tiên cảnh. Địa điểm săn mây tại Hang Kia còn thô sơ, miễn phí tham quan, nhưng chú ý mặc quần áo ấm vì thời tiết trên cao vẫn lạnh. Còn thời gian buổi sáng bạn có thể từ Hang Kia di chuyển sang chợ Phiên Pà Cò cách đó không xa, để trải nghiệm khu chợ lớn nhất Mai Châu.
Video đang HOT
Trở về Bản Lác vào buổi trưa, bạn có cả buổi chiều để đạp xe tham quan quanh bản. Giá thuê xe đạp là 30.000 – 40.000 đồng/ buổi, các homestay vẫn có dịch vụ xe đạp kèm giá phòng. Sát cạnh Bản Lác là bản Pom Coọng, một điểm đạp xe rất yên bình. Ngoài đạp xe, du khách còn có thể đi xe điện quanh các bản với giá 70.000 -150.000 đồng/ chuyến.
Du khách ngồi xe điện thăm bản làng. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Ở Bản Lác dịch vụ homestay phát triển đã nhiều năm nay, thu hút lượng lớn khách trong và ngoài nước. Các homestay đồng đều về kiến trúc, quy mô nên không khó để chọn. Khu vực Hòa Bình nói chung và Mai Châu nói riêng tập trung người Thái, người Mường đa số. Dịch vụ homestay cũng là cơ hội cho du khách thử một hình thức lưu trú kết hợp khám phá nét văn hóa của người bản địa.
Trên đường đạp xe khám phá bạn sẽ qua chợ chính của Bản Lác, tìm thấy những gian hàng bán đồ lưu niệm bày bán các sản phẩm may mặc từ vải lanh, khăn Thái, cung nỏ, mõ trâu,…
Đi dạo bản vào buổi chiều có thể quan sát được nhiều khung cảnh đậm chất bản địa. Cảnh người Thái dệt vải bên khung cửi, “tằng cẩu” (búi tóc) quấn gọn trên đỉnh đầu. Nhiều em nhỏ đạp xe đạp trên con đường làng, và những du khách khác đang đi xe điện ngược chiều lại, tình cờ vẫy tay chào nhau thân mật. Nếu thích chụp ảnh check-in, đồng hoa Thai Flower Garden là một điểm dừng chân lý tưởng với rất nhiều loại hoa cải, tam giác mạch, cánh bướm…
Đồng hoa Thai Flower Garden.
Ngày 3: Bản Lác, Mai Châu – Hà Nội
Buổi sáng ngày cuối, bạn dậy sớm nhấm nháp ly cà phê, ăn sáng ở ngay homestay, dành thời gian thư giãn trước khi trở về Hà Nội, hoặc đi dạo chợ bản mua vải thổ cẩm, đồ thủ công, đặc sản ở bản để làm quà.
Xe khách Mai Châu – Hà Nội có nhiều chuyến tập trung vào buổi sáng- chuyến sớm nhất là 5h30′ và muộn nhất là 15h. Từ bản Lác ra bến xe thị trấn khoảng 1,6 km. Nếu đi xe máy, bạn chủ động về thời gian hơn, nhưng cũng nên đi sớm, đề phòng thời tiết phức tạp.
Chi phí cho chuyến đi trên vào khoảng hơn 1 triệu đồng/ người (di chuyển bằng xe máy):
Đổ xăng, sửa xe: 200.000 đồng
Thuê giường homestay: 160.000 đồng/ người/ ngày
Suất ăn tại homestay: 200.000 đồng/ người/ ngày
Đồ ăn, nước uống mang theo: 100.000 đồng
Chi phí ăn, chơi, trải nghiệm: 150.000 đồng
Phiên chợ bò ở cao nguyên đá
Cứ vào Chủ nhật hàng tuần tại chợ phiên nằm giữa trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, người dân ở xung quanh huyện dắt bò lên bán và người miền xuôi đánh xe lên mua.
Không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, chợ bò Mèo Vạc còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của những người bạn.
Hà Giang, tỉnh vùng cao cực bắc của Tổ quốc không chỉ hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên đá tai mèo, mà còn hấp dẫn du khách bởi nét đẹp văn hóa với những buổi chợ phiên của bà con các dân tộc. Trong những phiên chợ bán các sản vật địa phương thì chợ bò của huyện Mèo Vạc họp vào chủ nhật hàng tuần là nét độc đáo của đồng bào Mông, Dao, Lô Lô, Tày.
Hoạt động mua, bán tại chợ bò huyện Mèo vạc chủ yếu là đồng bào người Mông.
5h sáng, chợ bò đã bắt đầu họp, từ xa người đi chợ đã nghe thấy những âm thanh vui tai của lục lặc đeo ở cổ những con bò.
Trung bình mỗi phiên chợ có khoảng từ 300-400 con bò.
Giá trung bình mỗi con bò dao động từ 25 đến 27 triệu đồng.
Chị Thò Thị Già ở xã Lũng Phìn bán bò mẹ và bê con với giá 30 triệu đồng.
Nếu tại phiên chợ này, người dân không bán được bò thì đợi đến phiên chợ sau họ lại mang bò đến bán.
Con bò của nhà anh Vàng Mí Dính đã nuôi được 5 năm, anh chia sẻ: Nó là con bò đắt nhất tại phiên chợ này với trọng lượng khoảng 460 kg với giá 70 triệu đồng. Thế nhưng anh không bán, mà chỉ đem bò của mình đến chợ để khoe và học hỏi cách chăm, nuôi bò với mọi người thôi.
Ở chợ bò không có cảnh người chèo kéo mua và bán, người dân dắt bò ra chợ nếu được giá thì bán không được giá thì vui vẻ dắt về để phiên chợ sau.
Với đồng bào dân tộc, con bò là cả một gia sản, vì thế khi bán xong họ soi tiền, đếm tiền rất tự hào.
Người dân dắt bò về nhà sau khi đã chọn mua được con bò ưng ý.
Nhộn nhịp chợ phiên Hà Lâu Đa dạng các loại hàng hoá, đặc sản địa phương và đa sắc màu trang phục của bà con các dân tộc. Đó là hình ảnh phiên chợ vùng cao Hà Lâu (Tiên Yên) - phiên chợ gần 60 năm tuổi được khôi phục và duy trì hoạt động cho tới ngày nay. Đến chợ phiên Hà Lâu những ngày này, người tham...