Nghỉ lễ 30.4-1.5: Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm nếu vi phạm trật tự ATGT
Thủ tướng chỉ đạo bộ Công an tăng cường lực lượng bảo đảm trật tự ATGT, trong đó, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu cơ quan, đơn vị liên quan, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, ATGT trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 (từ 27.4 đến hết ngày 1.5.2019).
Thủ tướng yêu tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao trong dịp nghỉ lễ, nhất là trên các tuyến kết nối Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí và đầu mối giao thông lớn.
Nghỉ lễ 30.4-1.5: Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự ATGT.
Các đơn vị vận tải phải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn đường đèo dốc, đường ngang đường sắt; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là vi phạm về tốc độ, chở quá số người quy định, lấn chiếm hành lang ATGT đường thủy, tăng giá vé trái quy định.
Đồng thời, tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cảng hàng không, nhà ga, bến xe và các điểm du lịch, lễ hội lớn; tăng cường khai thác, sử dụng dữ liệu thu được từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát, bổ sung hệ thống biển báo hiệu giao thông, đặc biệt là các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế; tăng cường lực lượng tổ chức, bảo đảm giao thông, phân luồng hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt, bảo đảm an ninh, trật tự tại các trạm thu phí, nhất là các trạm thu phí BOT trên QL1.
Video đang HOT
Cùng với đó, cần có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao, các khu du lịch, khu vui chơi giải trí.
Tiếp tục vận động các tổ chức đoàn thể tại địa phương tham gia cảnh giới để bảo đảm ATGT tại điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; các nút giao giữa đường phụ ra đường chính; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với phương tiện thuỷ chở khách.
Thủ tướng chỉ đạo bộ Công an tăng cường lực lượng bảo đảm trật tự ATGT, trong đó, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Chú ý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, như: chạy quá tốc độ quy định, vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, đi không đúng phần đường, làn đường, đi ngược chiều, tránh, vượt không đúng quy định; ngăn chặn các vụ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng; vi phạm khi qua đường ngang đường sắt; chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo an toàn kỹ thuật; không trang bị dụng cụ cứu sinh, cứu đắm; không có giấy phép lái xe, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các loại phương tiện chở quá số người quy định.
Theo đó, lực lượng công an cần phối hợp với ngành GTVT có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông; sẵn sàng lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông; nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các bến xe, bến tàu, nhà ga, các trạm thu phí BOT, các điểm đang thi công thường xảy ra ùn tắc, bảo đảm tuyệt đối an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, giao thông thông suốt.
Theo Danviet
Bình Phước: DN mất hơn 1 tỉ đồng/năm phí BOT cho 60km đường
Nhiều doanh nghiệp mỗi năm phải mất hơn 1 tỉ đồng để trả phí khi đi qua các trạm thu phí BOT tại Bình Phước khiến họ gặp nhiều khó khăn.
Ngày 4-4, tỉnh Bình Phước đã tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo một số sở ngành, các tổ chức, doanh nghiệp với nội dung liên quan đến thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh này.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh tuyến đường tỉnh lộ 741 qua tỉnh Bình Phước có quá nhiều trạm thu phí. Ảnh: M.N
Oằn mình cõng thêm nhiều khoản phí
Tại buổi đối thoại, ông Võ Quang Thuận, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ khẳng định các trạm thu phí BOT từ địa bàn tỉnh Bình Phước đi TPHCM và ngược lại tồn tại nhiều bất cập. Các phương tiện vận tải nói chung và các doanh nghiệp có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa đang phải oằn mình cõng thêm nhiều khoản phí. Với quãng đường trên dưới 60km nhưng có đến 3 trạm thu phí. Trong khi quy định khoảng cách giữa các trạm là 70km. Không chỉ vậy, tuyến đường đặt trạm thu phí tỉnh lộ 741 còn bị hư hỏng trầm trọng, đường có nhiều ổ voi, ổ gà.
Doanh nghiệp của ông, mỗi năm phải mất hơn 1 tỉ đồng để trả phí khi đi qua các trạm thu phí khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Ông Thuận kiến nghị cần có giải pháp làm sao để giảm các trạm BOT, thực tế nếu giảm thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên, chỉ số cạnh tranh của tỉnh tăng lên. "Nếu tỉnh không chủ trương giảm nhẹ chi phí đầu ra cũng như đầu vào cho doanh nghiệp tới Bình Phước để đầu tư, tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kêu gọi đầu tư", ông nhấn mạnh.
Đại diện các công ty BOT cho rằng, không phải ngẫu nhiên các công ty thu phí đưa ra mức giá và thời gian thu, điều này đã được tính toán trên cơ sở kỹ càng để công ty thu hồi vốn trong quá trình đầu tư. Nếu dự án đã có lời và thu vượt dự toán ban đầu, các công ty đều có phương án mở rộng dự án.
Có 6 trạm BOT trên 1 tuyến đường là chưa đúng thực tế?
Trả lời tại buổi đối thoại, đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước cho biết, việc Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ phản ánh tuyến đường tỉnh lộ 741 có 6 trạm thu phí là chưa đúng thực tế khai thác, sử dụng.
Cũng theo đại diện Sở này, quy định trạm trên tuyến đường tỉnh dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, đảm bảo tính khả thi, tính thực tế của dự án và UBND tỉnh cũng đã báo cáo HĐND tỉnh thông qua theo quy định. Sản phẩm dịch vụ đường bộ cũng được lãnh đạo và nhà đầu tư hết sức quan tâm, thường xuyên kiểm tra, xử lý đảm bảo êm thuận và phục vụ tốt nhu cầu vận tải, lưu thông của các phương tiện.
Đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước cũng khẳng định, hiện nay, việc triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cấp đường xá đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội, hạn chế ô nhiễm, ùn tắc giao thông. Các dự án BOT đầu tư, xây dựng, mở rộng đường khi đưa vào khai thác đã giúp tiết kiệm chi phí vận hành khai thác, tiết kiệm thời gian đi lại.
Đại bộ phận người dân tham gia giao thông bằng phương xe mô tô và xe thô sơ được sử dụng công trình chất lương tốt mà không mất phí. Giảm thiểu tối đa tình hình mất an toàn giao thông, khắc phục hiệu quả trong công tác xử lý điểm đen mà đây cũng chính là nỗi lo, vấn đề băn khoăn của toàn xã hội.
Trước đó, đã có nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp về hiện tượng mật độ trạm thu phí BOT dày đặc trên 2 tuyến đường huyết mạch ngang qua tỉnh Bình Phước là quốc lộ 13 và tỉnh lộ 741. Đặc biệt, trên tuyến tỉnh lộ 741 từ thị xã Phước Long về TPHCM, dài khoảng 150km, nhưng có tới... 6 trạm thu phí.
Cụ thể: Bù Nho - Đồng Xoài (48km), Đồng Xoài - Tân Lập (29km), Tân Lập - Bố Lá (30km), Bố Lá - Suối Giữa (58km) và Suối Giữa - Lái Thiêu (17,2km).
Theo TBKTSG Online
Cảnh sát quăng phao cứu sống nam thanh niên nhảy cầu Cần Thơ tự tử Phát hiện nam thanh niên có biểu hiện đuối sức và sắp bị chìm, tổ công tác đã quăng phao cứu sinh kéo người bị nạn lên canô, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Chiều 26/3, thông tin từ Phòng CSGT đường thủy, Công an TP Cần Thơ, cho biết trên đường tuần tra kiểm soát, tổ công tác đã phát hiện và...