Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Nhiều gia đình chọn “nghỉ dưỡng” tại nhà
Lo ngại dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại, nhiều gia đình ở Đà Nẵng chọn “nghỉ dưỡng” tại nhà trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Những năm trước, vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, người dân thường cùng nhau tụ tập về thăm gia đình hoặc đi du lịch, tổ chức liên hoan. Năm nay, mặc dù một số địa điểm du lịch tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận đã mở cửa trở lại, giao thông liên tỉnh đã hoạt động tuy nhiên nhiều người vẫn lựa chọn ở nhà trong kỳ nghỉ vì lo ngại dịch Covid-19.
Ghi nhận của PV Dân Việt trên địa bàn thành phố, lượng người ra đường thưa thớt, tại các khu vui chơi rất vắng vẻ, các hàng quán cũng rơi vào tình trạng ế khách. Theo chị Đặng Mai, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Linh, lượng khách đến quán trong sáng hôm nay lác đác, chưa bằng một nửa những năm trước.
“Mặc dù quán đã trang bị nước rửa tay, đảm bảo khoảng cách bàn ghế an toàn cho khách nhưng vẫn không khá khẩm hơn. Bây giờ, người dân chọn ăn lễ tại nhà”, chọ Mai nói.
Các điểm vui chơi thưa người đến.
Video đang HOT
Anh Huỳnh Văn Đông (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho hay, thay vì đặt tour, đặt vé đi chơi ở các khu du lịch như mọi năm thì kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, cả nhà anh quyết định ở nhà vì e ngại dịch còn nhiều diễn biến phức tạp.
“Gia đình tôi chọn “nghỉ dưỡng” tại nhà. Dịch bệnh, nhà lại có con nhỏ nên tôi không yên tâm khi ra đường. Cộng thêm, tình hình kinh tế gia đình không được dư giả như mọi năm vì dịch Covid-19 nên việc đi chơi, du lịch lúc này là không cần thiết”, anh Đông chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm này, anh Nguyễn Thanh Hải (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho hay, anh và bạn bè sẽ tổ chức làm tiệc tại gia. “Tôi cũng không muốn ra đường nhiều vào thời điểm này, lúc nào hết dịch tính sau”, anh Hải nói.
Bên cạnh phương án chọn ở nhà cho kỳ nghỉ lễ, người dân Đà Nẵng còn lựa chọn về thăm quê. Chị Lệ Phương (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho hay, gia đình chị sẽ về thăm ông bà tại Quảng Nam trong suốt kỳ nghỉ vì đã hơn 2 tháng nay gia đình không đi đâu xa, kể cả về thăm gia đình.
“Cách ly xã hội đã được nới lỏng, các cháu cũng chuẩn bị đi học lại nên tôi sẽ cho các con về chơi với ông bà vài ngày”, chị Phương nói.
Người dân e dè việc đi chơi lễ trong thời điểm dịch còn nhiều diễn biến phức tạp.
Về vấn đề du lịch, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhận định, dịch Covid-19 đã khiến tâm lý người dân còn e dè dù đã giãn cách ly xã hội, cộng với việc hoạt động kinh tế bị đình trệ, thu thập người dân giảm nên nhu cầu du lịch gần như vẫn không có.
Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng rất thận trọng vì mở cửa lại nhưng không có khách thì lỗ, đón khách khi dịch bệnh chưa được công bố hết hẳn cũng là mối đe doạ với doanh nghiệp.
Được quỹ Hội tiếp vốn, người làm nhang Hoà An lãi 30 triệu/tháng
Nhờ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội ND mà ông Nguyễn Đức Công (60 tuổi, ở tổ 25, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) đã đầu tư cơ sở làm hương (nhang) hiệu quả. Từ nghề làm nhang, gia đình ông đã vươn lên khá giả, mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng.
Tiếp vốn cho nghề làm nhang
Ông Nguyễn Đức Công là hội viên, nông dân luôn tích cực gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu tại địa phương với nghề sản xuất nhang.
"Nghề làm nhang gia đình tôi đã có từ những năm 2000, nhưng sản xuất nhỏ lẻ nên thu nhập không cao, đời sống khó khăn. Năm 2014, được Hội ND phường Hòa An hướng dẫn thủ tục vay vốn từ Quỹ HTND với số tiền 30 triệu đồng. Có vốn, tôi đã mạnh dạn mở rộng cơ sở sản xuất hương nhang với quy mô lớn hơn..."- ông Công chia sẻ.
Nhờ vay vốn từ Qũy HTND, ông Nguyễn Đức Công đã đầu tư cơ sở làm hương (nhang) hiệu quả. Ảnh: Đăng Bình
Sau khi có vốn từ Quỹ HTND, ông Công đã bàn bạc cùng với gia đình mở rộng và đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, tận dụng mặt bằng hiện có để làm cơ sở sản xuất nhang, đặt mua thêm máy sàng, máy trộn nguyên liệu để bắt đầu vào sản xuất... Ông còn lắp ráp thêm 3 máy làm nhang và vận động thêm 10 hội viên, nông dân trong phường tham gia cùng sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Lan, công nhân cơ sở sản xuất nhang của gia đình ông Nguyễn Đức Công, cho biết: "Tôi làm ở cơ sở sản xuất nhang của anh Công vài năm nay. Nói chung công việc cũng nhẹ nhàng, bình quân mỗi tháng tôi thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng tiền công. Hiện nay cơ sở sản xuất nhang của anh Công đã tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con nông dân với mức thu nhập ổn định, bà con yên tâm làm việc...".
Thu lãi trên 250 triệu đồng/năm
Theo ông Nguyễn Đức Công, nhờ chủ động được nguyên liệu đầu vào là bột gỗ, tăm hương, máy móc sản xuất tiên tiến, với thương hiệu nhãn mác mang tên nhang Thiên Hương, chất lượng sản phẩm hương nhang đã có uy tín trên thị trường. Nhất là sản phẩm hương nhang do cơ sở sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Sản xuất và kinh doanh nhang thơm hiệu quả, bình quân mỗi tháng sau khi trừ chi phí, gia đình ông Công lãi gần 30 triệu đồng và mỗi năm "đút túi" trên 250 triệu đồng...
Theo Chủ tịch Hội ND phường Hòa An Nguyễn Văn Đông, mô hình sản xuất nhang của ông Nguyễn Đức Công thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quan trọng, cơ sở sản xuất nhang của ông Công giải quyết được việc làm và tham gia đảm bảo an sinh xã hội cho hội viên, nông dân. Hiện nay, tại Hòa An, cũng nhờ vốn của Quỹ HTND mà nhiều gia đình đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đem lại hiệu quả thiết thực. Các mô hình sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn Quỹ HTND đều phát huy được hiệu quả, ý nghĩa của nguồn vốn từ Hội ND...
Bà Hứa Thị Thùy Phương - Chủ tịch Hội ND quận Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cho hay, trên địa bàn quận Cẩm Lệ, hàng trăm nông dân đã tiếp cận và vay vốn từ nguồn Quỹ HTND của Hội ND thành phố và Hội ND quận Cẩm Lệ để trồng hoa, trồng cây cảnh, kinh doanh dịch vụ...
Tiêu biểu như: Mô hình trồng hoa lan Mokara của anh Lê Thành Trung; mô hình trồng hoa lan thương phẩm của chị Nguyễn Thị Diệu Hiền; mô hình trồng hoa ly của Nguyễn Quang Trí; trồng hoa cúc của anh Nguyễn Thành Lâm ở phường Hòa Xuân... Nhiều hộ sau khi trừ các khoản chi phí đã thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng/năm...
"Nguồn vốn Quỹ HTND không chỉ là công cụ thiết thực để các cấp Hội lồng ghép việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Hội mà còn là phương tiện góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hội; góp phần giúp cán bộ hội gần dân hơn, sát dân hơn, nắm bắt tốt hơn tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông qua Quỹ HTND, uy tín, vai trò của Hội ND các cấp cũng tăng lên rõ rệt..."- bà Hứa Thị Thùy Phương khẳng định.
Đà Nẵng: Nông dân điêu đứng, rau xanh chết khát cạnh con sông quê Nhiều vùng rau tại Đà Nẵng đang dần chết khát và chết mặn bên cạnh vùng sông nước của chính mình. Là nơi cung cấp đủ các loại rau như: Mùng tơi, rau muống, cải, bí đao, khổ qua... cho các chợ, siêu thị trên địa bàn TP. Đà Nẵng và một số vùng lân cận của tỉnh Quảng Nam, vùng rau La...