Nghỉ học tránh Covid-19: Giảng viên không dạy trực tuyến bị cắt thu nhập tăng thêm
Trong thời gian nghỉ học tránh dịch bệnh Covid-19, giảng viên cơ hữu không tham gia giảng dạy trực tuyến sẽ bị cắt thu nhập tăng thêm.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – Bảo Hân
Sau khi có thông báo nghỉ học tập trung để tránh Covid-19, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã chuyển sang hình thức học tập trực tuyến các môn lý thuyết.
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường này, việc dạy học trực tuyến này triển khai với tất cả các môn học và bắt buộc toàn bộ giảng viên cơ hữu của trường phải tham gia.
Đến này 9.2, đăng trên trang Facebook cá nhân của mình, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, cho biết thống kê trên 2 hệ thống dạy học trực tuyến của trường này sau 1 tuần triển khai (từ 31.1 đến 7.2), chỉ có hơn 50% giảng viên tham gia tương tác. Tại trang này, PGS-TS Dũng viết: “Đề nghị các trưởng khoa nhắc nhở giảng viên tích cực hơn nữa để từ ngày 10.2 có 100% giảng viên giảng dạy trực tuyến. Giảng viên nào không dạy trực tuyến sẽ bị cắt lao động tiên tiến”.
Trao đổi thêm với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, cho biết trường yêu cầu 100% giảng viên cơ hữu phải tham giảng dạy trực tuyến trong đợt nghỉ học tránh dịch. Dù sinh viên nghỉ học dài ngày nhưng cán bộ giảng viên trường vẫn nhận đủ 100% lương và thu nhập. Do đó, giảng viên cần có trách nhiệm làm việc trong điều kiện thực tế, trong đó có dạy trực tuyến.
“Giảng viên nào không dạy trực tuyến vẫn hưởng lương theo ngạch bậc nhà nước nhưng sẽ bị cắt lao động tiên tiến, cắt thu nhập tăng thêm”, ông Dũng cho hay.
Đến ngày 19.2, ông Dũng cho biết toàn bộ giảng viên cơ hữu của trường đã tham gia tương tác trên hệ thống này. Với giảng viên thỉnh giảng, trong đó có những giảng viên có tuổi và hạn chế kỹ năng tin học, trường giao cho các trưởng khoa tiến hành tập huấn.
Ông Dũng thông tin thêm: “Trường đã quyết định cho phép mỗi giảng viên được tuyển một sinh viên làm trợ lý giảng dạy để hỗ trợ việc đăng bài, sửa bài cho giảng viên trong hoạt động dạy học trực tuyến”.
Trước vấn đề này, theo thạc sĩ Lưu Đức Quang, Giảng viên khoa Luật Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), việc cắt giảm thu nhập tăng thêm cần căn cứ trên hợp đồng làm việc được ký giữa trường và người lao động và nội quy của trường đó. Tuy nhiên, về cơ bản thu nhập tăng thêm được tính dựa vào năng suất, chất lượng công việc. Nếu việc trực tuyến được triển khai như một hình thức dạy học bắt buộc tại trường thì có cơ sở áp dụng biện pháp trên.
Trước đó, để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã thông báo cho sinh viên học trực tuyến tại nhà từ ngày 10.2. Theo đó, sinh viên, học viên tham gia học trực tuyến từ ngày 10.2 với các môn lý thuyết. Các môn thực hành, thí nghiệm và giáo dục thể chất học tại trường vào thời điểm học tập trung trở lại.
Theo thanhnien
Nỗ lực dạy trực tuyến, thầy cô vừa làm vừa điều chỉnh
Để học sinh không bị sao nhãng việc học trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19, nhiều trường ở thành phố Đà Nẵng đã tổ chức dạy và học trực tuyến.
Từ khi virus corona bắt đầu lây lan, một số trường đã lên kế hoạch soạn giáo án để giảng dạy trực tuyến online. Do đã được chuẩn bị từ trước nên khi học sinh phải nghỉ học, các trường đã nhanh chóng áp dụng chương trình này vào việc giảng dạy. Nhờ vậy mà việc học tập của các em không bị sao nhãng.
Trong tư thế chủ động bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn ĐÌnh Chiểu (TP. Đà Nẵng), cho biết: "Giáo viên nhà trường soạn giáo án, bài vở, các câu hỏi để học sinh có thể tự học ở nhà nếu như UBND Thành phố tiếp tục cho nghỉ học".
Tuy nhiên, theo bà Huỳnh Thị Thanh Hòe, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Đà Nẵng), học tập và giảng dạy trực tuyến là chương trình hoàn toàn mới đối với nhà trường. Vì vậy, nhà trường gặp không ít khó khăn.
"Không có thiết bị để phục vụ cho việc dạy học, chương trình có nhiều biến động, trường phải vừa làm vừa điều chỉnh" - bà Hòe chia sẻ.
Mặc dù vậy, qua những lúng túng ban đầu, thì việc dạy học trực tuyến giờ đây cũng khá đơn giản, học sinh chỉ cần mở điện thoại hoặc máy tính là có thể xem được các bài giảng của giáo viên. Phương tiện giảng dạy cũng không cần phức tạp, giáo viên chỉ việc ngồi trước màn hình điện thoại là có thể giảng dạy.
Với hình thức dạy học này, nhiều phụ huynh bày tỏ sự đồng cảm với các thầy cô đang nỗ lực đưa kiến thức đến học sinh, khi các em không thể tới lớp.
"Đó là điều khiến chúng tôi bất ngờ, trước đây phụ huynh chúng tôi không nghĩ rằng vì tránh dịch bệnh mà các thầy cô lại phải bận tới mức này để đưa kịp kiến thức lên mạng cho các cháu có thể ôn tập tại nhà" - anh Nguyễn Ngọc Phước, phụ huynh học sinh tâm sự.
Tấn Phước
Theo vietnamnet
Thầy cô giáo giữa tâm dịch COVID-19 tự tin, lạc quan Ghi nhận tại tâm dịch Covid-19 (xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc), thầy cô giáo vẫn thầm lặng chống dịch với niềm tự tin và lạc quan chờ đón học sinh đến trường. GV Trường Tiểu học Sơn Lôi làm vệ sinh lớp học Trường Tiểu học Sơn Lôi A có 677 học sinh. Theo cô giáo Ngô Thị Như...