Nghị định thư Bắc Ireland: Nỗi đau thêm dài của các doanh nghiệp?
5 tháng sau khi chính thức rời khỏi “mái nhà chung” châu Âu, thỏa thuận hậu Brexit liên quan đến vùng Bắc Ireland giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã vấp phải sự phàn nàn từ giới kinh doanh.
Robin Mercer, chủ sở hữu khu vườn lớn nhất Belfast là Hillmount Garden Centre, cho biết nếu trước kia quá trình vận chuyển một chiếc hộp đựng hạt giống từ Anh đến Bắc Ireland chỉ mất khoảng 4 ngày thì giờ đây mất đến 4 tuần, với mức giá vận chuyển là 140 bảng Anh (tương đương 200 USD) bất kể giá trị bên trong chiếc hộp là 400 bảng hay 600 bảng.
Xe tải xếp hàng dài trên tuyến quốc lộ A20, tuyến đường chính dẫn tới cảng Dover, phía Nam Anh. Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại chặng đường dài
Tháng 1/2020, Vương quốc Anh rời EU và bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Trong giai đoạn này, London tiếp tục tuân thủ các quy định của EU và tòa án châu Âu, các doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động bình thường và người dân muốn di chuyển trong khu vực EU cũng không bị ảnh hưởng bởi Brexit.
Đến ngày 1/1/2021, Anh chính thức cắt đứt mọi ràng buộc thành viên với EU, nhưng riêng vùng lãnh thổ Bắc Ireland vẫn tiếp tục tuân thủ các quy định của thị trường chung EU và liên minh thuế quan.
Video đang HOT
Sở dĩ có quyết định này là do vùng Bắc Ireland là một phần của Vương quốc Liên hiệp Anh nhưng lại có đường biên giới trên đất liền với Ireland – thành viên của EU. Anh và EU đều muốn duy trì một đường biên giới “mở” giữa vùng Bắc Ireland và Ireland (tức là không có các điểm kiểm soát vật lý), để bảo vệ Hiệp ước Ngày thứ Sáu tốt lành vốn giúp chấm dứt cuộc xung đột tại khu vực bắt đầu từ những năm 1960, khiến hàng ngàn người thiệt mạng.
Chính vì vậy, Anh và EU đã ký Nghị định thư Bắc Ireland, trong đó EU cử các nhân viên hải quan tới vùng Bắc Ireland để tiến hành kiểm tra hàng hóa đi qua cảng nhằm bảo đảm những hàng hóa này khi vào Bắc Ireland sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU.
Nhà vườn không phải nạn nhân duy nhất
Nghị định thư Bắc Ireland được thiết kế để duy trì “sự hòa bình mong manh” tại Bắc Ireland. Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson đã cam kết một cách dứt khoát rằng hoạt động thương mại giữa Anh với Bắc Ireland sẽ không bị cản trở.
Tuy nhiên, đối với ông Mercer – người điều hành ba khu vườn trung tâm ở phía Đông Belfast – Nghị định thư này đã khiến các hoạt động kinh doanh của ông đã sa sút. Thời gian qua, hoạt động giao thương giữa Anh và Bắc Ireland đã bị đình trệ do các bên chưa thực hiện nhuần nhuyễn thủ tục mới, khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian và tiền bạc, chưa kể những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tình trạng này cũng khiến nguồn cung hàng hóa cho vùng Bắc Ireland bị gián đoạn, càng làm dấy lên những ý kiến nhằm phản đối Nghị định thư.
Theo số liệu chính thức từ năm 2018, lượng hàng hoá được mua và nhập khẩu vào Bắc Ireland từ nước Anh là cao hơn nhiều so với Ireland và phần còn lại của EU, theo số liệu chính thức từ năm 2018. Tuy nhiên, theo ông Mercer, điều này có thể đang thay đổi.
Ông Mercer nói: “Không một đơn vị vận tải nào sẵn sàng với các các thủ tục giấy tờ mới phát sinh. Chúng tôi đã phải bắt đầu mua cây cối từ châu Âu”.
Các nhà vườn không phải là nạn nhân duy nhất ở Bắc Ireland. Trong những tuần đầu tiên của năm nay, một vài siêu thị ở Bắc Ireland đã chứng kiến tình trạng thiếu thực phẩm do các nhà cung cấp phải “vật lộn” với những quy tắc nhập khẩu mới.
Điều này khiến London đơn phương trì hoãn việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hải quan đầy đủ đối với hàng hóa đến Bắc Ireland từ Anh cho đến tháng 10.
Mặc dù vậy, ông Mercer lo ngại điều tồi tệ hơn sẽ xảy đến, bởi “đây là giai đoạn thư giãn trước khi họ bắt đầu thực thi các điều lệ một cách nghiêm túc hơn”.
Các vùng của Anh nới lỏng hạn chế phòng dịch COVID-19
Ngày 2/3, Bắc Ireland trở thành vùng cuối cùng ở Anh nhất trí nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 trong khi Scotland đang cân nhắc dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa do số ca nhiễm có chiều hướng giảm.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Dublin, Ireland. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quan chức vùng Bắc Ireland, bà Michelle O'Neill, chính quyền vùng sẽ cẩn thận, cảnh giác song cảnh báo tình hình dịch bệnh vẫn chưa lắng dịu. Bà O'Neill cho biết các hoạt động giải trí, thể thao, đi lại, cầu nguyện sẽ được nối lại theo giai đoạn, từ phong tỏa đến thực hiện một cách thận trọng, dần nới lỏng theo các mức và chuẩn bị cho tương lai.
Bà O'Neill nêu rõ kế hoạch nới lỏng hạn chế sẽ được triển khai dựa trên tình hình dịch bệnh thực tế, chứ không đặt ra thời gian cụ thể như các vùng England, xứ Wales và Scotland đang làm. Quan chức này khẳng định sẽ làm mọi cách để đây là lần cuối cùng vùng Bắc Ireland phải áp đặt lệnh phong tỏa.
Trong 4 vùng của Anh, England là vùng duy nhất hiện ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm hơn 100 người trên mỗi 100.000 người dân. Cho tới nay, nước Anh đã ghi nhận 4.188.400 ca mắc COVID-19, trong đó có 123.296 ca tử vong, trở thành một trong những ổ dịch tồi tệ nhất thế giới. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa và chương trình tiêm chủng đại trà đã giúp số ca mắc mới giảm, nhờ đó các nhà chức trách cân nhắc nới lỏng các biện pháp kiểm dịch.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết đang cân nhắc đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng trong bối cảnh trường học dự kiến mở cửa trở lại từ ngày 15/3 tới, tức là 1 tuần sau khi vùng England mở cửa trường học trở lại.
* Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel dự kiến nhất trí với chính quyền các khu vực về kế hoạch nới lỏng từng phần các biện pháp phòng dịch. Chính phủ Thủ tướng Merkel đang đối mặt với nhiều áp lực về việc xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm khôi phục hoạt động sau nhiều tháng thực hiện lệnh phong tỏa, dù rằng số ca mắc trong ngày đang tăng trở lại và tiến độ tiêm vaccine có dấu hiệu chậm lại.
Theo một dự thảo kế hoạch, nhiều khả năng, từ ngày 8/3, chính phủ sẽ cho phép tụ tập hai hộ gia đình với tối đa là 5 người, không bao gồm trẻ em dưới 14 tuổi. Cửa hàng bán hoa, hiệu sách, cửa hàng cây cảnh, tiệm làm móng hay massage cũng được phép mở cửa trở lại.
Theo thống kê ngày 3/3, nước Đức đã ghi nhận thêm 9.091 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này cho tới nay lên 2.460.030 ca, tăng hơn 1.000 ca so với tuần trước. Trong khi đó, số ca tử vong trong 24 giờ qua là 418 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 70.881 ca. Tuy nhiên, dự thảo kế hoạch cũng nêu rõ chính phủ sẽ tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nếu tỷ lệ lây nhiễm vượt mức 100 ca trên mỗi 100.000 người.
Chính phủ Đức đặt tỷ lệ nhiễm ở mức 50 ca trên mỗi 100.000 người là điều kiện để thực hiện nới lỏng lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, Berlin đang đối mặt nhiều sức ép yêu cầu nới lỏng phong tỏa, trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm hiện nay duy trì ở mức hơn 60 ca trên mỗi 100.000 người, số ca tử vong và bệnh nhân điều trị tích cực giảm.
Anh ra khỏi EU: Chặng đường cuối EU và Chính phủ Anh còn thời gian đúng một tháng để kết thúc thành công quá trình đàm phán về khuôn khổ quan hệ hợp tác sau khi Anh ra khỏi EU (Brexit) và phê chuẩn thỏa thuận đạt được. Ảnh minh họa Để hoàn tất những công việc này trước ngày cuối cùng của năm 2020 như đã thoả thuận, cả...