Nghị định mới về PPP phải lên bàn Chính phủ ngay trong tháng 11 này
Cơ quan soạn thảo phải tiếp thu ý kiến của các bộ ngành về các vấn đề pháp lý có liên quan đến ủy quyền, phân cấp; áp dụng pháp luật nước ngoài đối với PPP …
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định liên quan đến đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu sớm trình Chính phủ nghị định thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 11/2017.
Cùng với đó phải hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là việc làm cần thiết. Đây là vấn đề được toàn xã hội quan tâm; Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo cần sớm hoàn thiện để khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức này.
Theo Văn phòng Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm nghiên cứu xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ cho hình thức đầu tư PPP.
Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, việc sửa đổi, hoàn thiện Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư là rất cần thiết.
Video đang HOT
Về cơ bản, Phó thủ tướng thống nhất các nội dung sửa đổi như dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với các nội dung còn ý kiến khác nhau, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm việc với các Bộ có liên quan để giải trình, tiếp thu, bảo đảm thống nhất trước khi trình Chính phủ, trong đó lưu ý chỉ kiến nghị một phương án, đặc biệt là ý kiến của Bộ Tư pháp về các vấn đề pháp lý có liên quan đến ủy quyền, phân cấp; áp dụng pháp luật nước ngoài; nhắc lại nội dung của luật…
Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các nghị định thay thế hai nghị định trên ngay trong tháng 11 này.
Theo Bảo Quyên
Sẽ có gói tín dụng của ngân hàng cho cao tốc 118 nghìn tỷ?
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết có thể sẽ thành lập một quỹ, hoặc một gói tín dụng để các ngân hàng có điều kiện cùng tham gia, điều đó sẽ tạo ra sự đồng bộ giữa các khoản vay của các ngân hàng vì hiện tại có ngân hàng cho vay cao, có ngân hàng cho vay thấp dẫn đến sự không công bằng giữa các dự án.
Chiều ngày 14/11, Quốc hội tiến hành thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoan 2017-2020 đã được Chính phủ trình lên.
Sau phần đóng góp ý kiến của các đại biểu, trong những phút cuối của ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã đăng đàn giải trình bổ sung.
Bộ trưởng Giao thông cho biết, dự án này không chỉ Quốc hội mà cả xã hội quan tâm. Các ý kiến của đại biểu đều đồng tình rất cao về sự cần thiết của việc đầu tư dự án đường cao tốc này.
Về nguồn vốn đầu tư, theo Bộ trưởng, do kinh phí hạn hẹp nên cơ quan soạn thảo chọn lựa một số đoạn đường có lưu lượng cao, nếu làm chậm thì sau 2020 sẽ ách tắc nghiêm trọng. Do đó những đoạn đường đã trình với Quốc hội ở đây là đã tính toán rất kỹ lưỡng về lưu lượng, do đó Bộ trưởng đề nghị các đại biểu ủng hộ.
"Chúng tôi xin chia sẻ với nhiều đại biểu của nhiều tỉnh có đề xuất kéo dài đoạn đường giai đoạn 1 đến địa phương của mình. Trong giai đoạn sắp tới chúng tôi sẽ tham mưu chặt chẽ với Quốc hội và Chính phủ, nếu kinh phí cho phép thì sẽ triển khai các đoạn đường mà đại biểu đề xuất bởi đó cũng là các đoạn nối tiếp của cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1", ông Thể nói.
Về quy mô đầu tư, theo Bộ trưởng, do kinh phí có hạn nên phải lựa chọn các đoạn và phân kỳ đầu tư bằng cách căn cứ vào các khu vực để xác định bề rộng của mặt đường. Hiện nay cơ bản là thực hiện cao tốc có giải phân cách ở giữa, mỗi bên hai làn xe. Tốc độ hiện nay chỉ khoảng 50 - 60km do cư dân đông đúc và đường còn hẹp, nếu hình thành cao tốc vận tốc trung bình 90km/h thì rất tốt. Trong dự án, các đường giao cắt đều đã tính hết mức và có hàng rào bảo vệ để đảm bảo được tốc độ thiết kế cho xe cộ thấp nhất ở mức 80km/h.
Về giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng cho biết đã thực hiện theo quy hoạch có giá trị hiện nay. Trong giai đoạn sắp tới cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề về lưu lượng, nhất là trong bối cảnh xe mới, xe giá rẻ đang bùng phát. Thời gian tới chắc chắn sẽ tính toán đến điều chỉnh quy hoạch, nhưng nếu bây giờ mà chờ đợi để điều chỉnh 8 - 10 làn xe như đại biểu đề xuất chờ thêm thì quá chậm.
Về vấn đề tại sao có 3 dự án (trong tổng 11 dự án thành phần được tách từ dự án lớn) phải dùng đến ngân sách, theo Bộ trưởng, đó là các dự án đó nếu đầu tư sẽ đẩy nhanh tốc độ cho các dự án khác, ví dụ dự án cao tốc Trung Lương Cần Thơ. Các dự án xác định đầu tư công là có tính toán cẩn trọng chứ không phải có thể dùng BOT mà lại đầu tư công.
Với 8 dự án thành phần còn lại dùng phương thức BOT, Bộ trưởng cho biết sẽ tiến hành đấu thầu, "nếu đấu thầu lần 1 không thành công, chúng tôi sẽ báo cáo để đấu tiếp lần 2, nếu vẫn thành công thì sẽ trình để xin ý kiến Quốc hội cho sử dụng ngân sách còn lại".
Về việc thu phí, Bộ trưởng Giao thông cho biết sẽ tiến hành thu phí kín (vào ra bao nhiêu sẽ thu bấy nhiêu) và thu phí tự động để tạo thuận lợi đi lại cho người dân và công khai, minh bạch. "Nếu người dân chấp nhận trả phí thì đi đường cao tốc, còn không thì có thể lựa chọn đi con đường đã có" - Bộ trưởng nói thêm.
Về vấn đề vì sao có những dự án ngắn, dự án dài, theo Bộ trưởng, việc phân chia các dự án là phụ thuộc vào những đoạn giao cắt có ý nghĩa với kinh tế xã hội. "Dựa vào các quốc lộ, tỉnh lộ hiện nay, để nếu nó dừng thì người dân có thể đi sang các đường khác, đường kết nối khác. Rồi chẳng hạn các dự án đấu thầu thành công, triển khai được, nếu gặp đoạn dự án chưa tìm được nhà đầu tư cũng vẫn hợp lý, đường sá không bị giao cắt" - Bộ trưởng giải thích thêm.
Có những dự án lớn tiền, dự án nhỏ tiền là bởi nên làm như vậy sẽ đa dạng hóa được nhà đầu tư, nhà đầu tư lớn tham gia dự án lớn, dự án nhỏ mời gọi nhà đầu tư nhỏ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình tài chính của ngân hàng và nhà đầu tư để tìm kiếm nhà đầu tư lành mạnh, thực sự có năng lực tài chính để cùng ngân hàng thực hiện.
Bên cạnh đó, tư lệnh ngành Giao thông cho biết, điều mà Bộ đang lo lắng là vốn, vì việc đấu thầu hiện nay cũng phụ thuộc lớn vào vốn ngân hàng, nếu ngân hàng không cho vay thì cũng không giải quyết được. "Do đó chúng tôi sẽ có các cuộc gặp gỡ làm việc với Ngân hàng Nhà nước, với Chính phủ để tìm giải pháp, có cơ chế phù hợp. Có thể chúng ta sẽ thành lập một quỹ, hoặc một gói tín dụng để các ngân hàng có điều kiện cùng tham gia gói cho vay đó. Điều này sẽ tạo ra sự đồng bộ giữa các khoản vay của các ngân hàng vì hiện tại có ngân hàng cho vay cao, có ngân hàng cho vay thấp dẫn đến sự không công bằng giữa các dự án. Chúng tôi sẽ nghiên cứu nhiều biện pháp để huy động được nguồn vốn và giúp dự án thực hiện được", bộ trưởng Thể nói.
Theo Trí thức trẻ
Tổng số nợ VAMC thu hồi từ đầu năm đến nay khoảng 16.000 tỷ đồng Theo ông Đoàn Văn Thắng - Tổng Giám đốc VAMC, sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, việc thu giữ tài sản của VAMC tốt hơn rất nhiều. Ngày 21/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42). Cùng với đó, ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính...