Nghị định 168: Tăng nặng mức xử phạt để răn đe từ sớm những người có ý định vi phạm
Từ 1/1/2025, Nghị định 168 sẽ chính thức có hiệu lực, nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt rất nặng với mục tiêu tạo sự răn đe từ sớm đối với tất cả các đối tượng thiếu ý thức, cố tình vi phạm, qua đó thay đổi bộ mặt giao thông Việt Nam theo hướng văn minh, hiện đại.
Trao đổi với PV Báo CAND, Đại tá Phạm Quang Huy (Phó Cục trưởng Cục CSGT) cho biết, từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123) sẽ chính thức có hiệu lực. Nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ tăng mức phạt gấp nhiều lần so với trước, trong đó ô tô vượt đèn đỏ bị phạt tới 20 triệu. Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây ta.i nạ.n sẽ tăng gấp gấp 36-50 lần.
Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, chỉ huy giao thông tại ngã tư Trần Duy Hưng – Hoàng Minh Giám (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Để chuẩn bị một cách chu đáo, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Nghị định, Cục CSGT đã tham khảo nhiều nước trên thế giới đồng thời có đán.h giá cụ thể tình hình giao thông tại Việt Nam để từ đó tìm ra phương án phù hợp nhất, tạo được sự răn đe, phòng ngừa, tuyên truyền đến từng người dân nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.
Việc nâng cao mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm, cơ quan chức năng không nhằm vào xử phạt người dân mà cốt lõi ở đây là để tạo ra sự răn đe từ sớm đến những người có ý định vi phạm phải nhớ rằng các hành vi như vậy sẽ bị xử lý rất nặng để từ đó thay đổi suy nghĩ, có ý thức tuân thủ luật giao thông.
Trên thực tế, ý thức tham gia giao thông của người dân đã nâng cao rất nhiều nhưng vẫn tồn tại một bộ phận có hành vi lệch chuẩn khi tham gia giao thông, cố tình vi phạm gây nguy hiểm không cho chính mình mà còn cả những người xung quanh.
CSGT xử lý người điều khiển ô tô, xe máy vi phạm giao thông.
Đại tá Phạm Quang Huy cũng chỉ ra nhóm hành vi vi phạm về quy tắc giao thông: không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông; chạy quá tốc độ, quay đầu, lùi xe, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, khu vực cấm, lùi xe, đi ngược chiều trên cao tốc; chạy lạng lách, đán.h võng; rải vật sắc nhọn…
Video đang HOT
Đây là những hành vi lỗi cố ý và là nguyên nhân của rất nhiều vụ ta.i nạ.n giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua.
Nhóm hành vi vi phạm về điều kiện của phương tiện tham gia giao thông, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước như: xe không gắn biển số, gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp, che dán biển số; cơi nới kích thước thành thùng xe…
Với tinh thần trên, Cục CSGT tin rằng khi văn hóa giao thông, trật tự đô thị được nâng cao song hành cùng ý thức của từng người dân sẽ giúp mang lại tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư từ các quốc gia khác đến với Việt Nam.
CSGT kiểm tra camera hành trình của phương tiện vận tải hành khách.
Hiện Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, các tuyến phức tạp về an toàn giao thông để tập trung xử lý nghiêm vi phạm.
Trong đó, lực lượng chức năng sẽ ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của cán bộ chiến sĩ để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông, góp phần dần hình thành thói quen tốt khi tham gia giao thông, xây dựng nền giao thông văn minh, an toàn. Cán bộ, chiến sĩ trong quá trình thực thi nhiệm vụ phải chấp hành nghiêm quy định, xử lý nghiêm người vi phạm với phương châm: “Không vùng cấm, không ngoại lệ”.
Từ 1/1/2025, tài xế ô tô hoặc các loại xe tương tự sẽ bị phạt 18 – 20 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi như: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”.
Mức phạt này cao gấp 3 – 4 lần so với quy định hiện hành. Hiện nay, người điều khiển ô tô thực hiện các hành vi trên sẽ bị phạt 4 – 6 triệu đồng.
Đồng thời, các quy định về quay đầu xe trên đường cao tốc, đi ngược chiều hoặc lùi xe trên đường cao tốc… cũng được cụ thể hóa với mức phạt tăng 2 – 3 lần so với hiện hành. Cụ thể, tài xế ô tô thực hiện hành vi trên sẽ bị phạt tiề.n 30 – 40 triệu đồng.
Lái xe ô tô không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau cũng sẽ bị xử phạt 4 – 6 triệu đồng, gấp 5 – 6 lần so với hiện hành.
Đối với xe máy, hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông cũng bị xử phạt 4 – 6 triệu đồng thay vì 800.000 đến 1 triệu đồng như hiện nay. Mức tiề.n phạt tương đương tăng gấp 5 – 6 lần.
Ngoài ra, tài xế xe máy đi vào đường cao tốc cũng sẽ bị xử phạt 4 – 6 triệu đồng (tăng gấp 2 lần); đi ngược chiều của đường một chiều sẽ bị phạt 4 – 6 triệu đồng (gấp 3 – 4 lần)…
Kiến nghị không tước bằng lái người vi phạm nồng độ cồn
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT không tước giấy phép lái xe (GPLX - bằng lái) của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai về kiến nghị nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không tước giấy phép lái xe (GPLX) người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Theo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Nghị định 100/2019 quy định phạt người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn ngoài việc phạt tiề.n còn bị tước GPLX.
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị không tước bằng lái của người vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu
Tuy nhiên, quy định tước GPLX của người vi phạm là chưa phù hợp, gây thiệt hại cho người dân.
"Cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không nên tước GPLX người vi phạm, như thế sẽ phù hợp hơn", cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị.
Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, tước quyền sử dụng GPLX (tước bằng lái xe) là hình thức xử phạt bổ sung dành cho cá nhân điều khiển phương tiện vi phạm các lỗi giao thông nghiêm trọng. Khi điều khiển phương tiện mà trong má.u hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm được đán.h giá có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến an toàn của người điều khiển phương tiện cũng như an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông khác, cũng như vi phạm các quy định, yêu cầu đối với người sử dụng GPLX.
Bộ GTVT khẳng định, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng GPLX đã được áp dụng thực hiện từ nhiều năm. Việc xử lý nghiêm minh của lực lượng chức năng, trong đó có tăng nặng chế tài xử phạt kết hợp với hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX đã tác động trực tiếp đến người tham gia giao thông, nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật về ATGT. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để hạn chế ta.i nạ.n giao thông, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tại Điểm h, khoản 11, Điều 5; Điể.m g, Khoản 10, Điều 6 và Điểm e, Khoản 10, Điều 7, Nghị định 100/2019 quy định tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng với trường hợp:
Người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn như điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà nồng độ cồn trong má.u hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít má.u hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở;
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc liên quan đến việc sử dụng các chất m.a tú.y.
Ngoài bị tước quyền sử dụng GPLX, người lái ô tô vi phạm các lỗi trên sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng; Người lái mô tô, xe máy vi phạm các lỗi trên cũng bị phạt tiề.n từ 6-8 triệu đồng.
Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt? Cơ quan công an tại Đắk Nông đã làm việc với người phụ nữ lái ô tô một tay, tay còn lại cầm micro hát karaoke; tuy nhiên vẫn chưa xử phạt do phải thực hiện các thủ tục pháp lý. Sáng 24/12, Công an huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã làm việc với bà N.T.L. (32 tuổ.i, trú tại xã Hòa An,...